Chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại Việt Nam hiện nay

Mục tiêu giảm nghèo trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo.

1. Khái niệm

Khái niệm nghèo:

Quan niệm về nghèo đói có sự thay đổi theo không gian, thời gian và dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.

Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người. Quan niệm này có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo. Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống.

Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm nghèo đói đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau:

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nghèo được xác định là nghèo theo thu nhập. “Người nghèo là người có thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia. ”

Các quốc gia tham gia hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993 đã thống nhất cao và cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ẩy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.”

Định nghĩa mới của Ngân hàng thể giới (WB) đề cập đến nghèo ở khía cạnh rộng hơn không chỉ là thiếu thốn điều kiện về vật chất mà còn là những vấn đề khác như giáo dục, sức khỏe hay khả năng dễ bị tổn thương. Theo tổ chức WB ‘‘Nghèo là khái niệm vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất; nghèo không chỉ gồm các chỉ sổ dựa trên thu nhập mà còn gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giảo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không cỏ quyền phát ngôn và không có quyền lực

Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:

  • Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
  • Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.

2. Tiêu chí xác đinh chuẩn nghèo ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, tiêu chí xác định chuẩn nghèo được điều chỉnh theo từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.

Tiêu chí xác định chuẩn nghèo hiện nay là tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

  • Thứ nhất, tiêu chí về thu nhập:

+ Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

+ Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

  • Thứ hai, tiêu chí về mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:

Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ); y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 được quy định theo khu vực, cụ thể như sau:

  • Khu vực nông thôn: hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

  • Khu vực thành thị: hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

3. Mục tiêu của chính sách giám nghèo

Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách tín dụng ưu đãi, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, khuyến nông – lâm – ngư, phát triển ngành nghề, xuất khẩu lao động.

Nâng cao vốn nhân lực của người nghèo thông qua tăng cường tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở và nước sinh hoạt.

Giảm bất bình đẳng giữa các vùng thông qua phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Vai trò của chính sách giảm nghèo

Hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo phát triển sản xuất, có việc làm ổn định, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Thực hiện chính sách giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thông và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.

Thực hiện chính sách giảm nghèo thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và Việt Nam đã cam kết.

5. Một số chính sách giảm nghèo

5.1. Nhóm chính sách giảm nghèo cơ bản

  • Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng cho người nghèo nhằm cung cấp tín dụng cho người nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tự thoát nghèo.

  • Chính sách hỗ trợ sản xuất, đất sản xuất và trồng rừng:

Chính sách khuyến nông – lâm- ngư kết hợp với hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật: Hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất họp lý, áp dụng tiến hộ khoa học kỹ thuật vào tổ chức sản xuấ và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập bền vững.

Chính sách hỗ trợ đất đai, tư liệu sản xuất, tạo điều kỉện cho người nghèo có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất, kết hợp với dạy nghề, tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề: Hỗ trợ hộ nghèo về đất sản xuất, tư liệu sản xuất để người nghèo ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững; Trợ giúp người nghèo có tay nghề cần thiết để tạo việc làm, tăng thu nhập thông qua các khóa dạy nghề ngắn hạn để họ có thể tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm,…

  • Chính sách dạy nghề và tạo việc làm:

Tổ chức thực hiện dạy nghề theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng; Ưu tiên lao động nông thôn, lao động thuộc diện hưởng chính sách người có công với cách mạng, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân có nguyện vọng, nhu cầu học nghề để được tham gia học nghề.

Đào tạo nghề cho người nghèo có nhu cầu học nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng thực hành; phát triển sản xuất, mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, xuất khẩu lao động bằng hình thức cho vay không phải thế chấp tài sản với lãi suất ưu đãi.

Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo gắn với tạo việc làm; Dạy nghề phù họp với cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề của địa phương, ưu tiên dạy các nghề có thể tự tạo việc làm tại chỗ, những nghề có nhu cầu cao, có khả năng tìm được việc làm trên thị trường và tham gia thị trường lao động quốc tế.

Nhà nước có chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp mở rộng hoạt động ở các xã khó khăn hoặc thu hút nhiều lao động là người nghèo bằng các chính sách thuế, tiền thuê đất,…; phát triển các nghề có thu nhập cao, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động nói chung, người nghèo nói riêng. Hỗ trợ, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, cơ sở dân doanh ổn định phát triển sản xuất, làm tiền đề duy trì ổn định việc làm và tạo thêm việc làm tại chỗ ở địa phương.

Chính sách hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo về chi phí học nghề, vay vốn đi xuất khẩu lao động; Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo tự tạo việc làm như hỗ trợ vốn vay qua các chương trình, dự án giải quyết việc làm.

Thực hiện các chính sách việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ “Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm” nhằm tạo việc làm cho lao động ngay tại địa phương, nhất là lao động thời vụ nông nhàn, lao động không có cơ hội tiếp cận với thị trường lao động khác thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Hỗ trợ học phí học nghề cho lao động thuộc hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

  • Chính sách hồ trợ nhà ở và nước sinh hoạt:

Chương trình 134 (Quyết định 134/2004); Quyết định 1672008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người nghèo; Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Quyết định 67/2010/QĐ-TTg ngày 29/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

  • Chính sách hỗ trợ giáo dục – đào tạo:

+ Chính sách miễn, giảm học phí:

Đối tượng được miễn học phí: Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Đối tượng được giảm 70% học phí: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Đối tượng được giảm 50%: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Được hỗ trợ chi phí học tập: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

  • Chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe:

Người nghèo thuộc nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí, bao gồm: Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ mức đóng khi tham gia BHYT.

– Chính sách trợ giúp pháp lý và hỗ trợ thông tin:

Người nghèo thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản, chính sách cũng như các dịch vụ hồ trợ pháp lý, chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo giúp người nghèo tiếp cận với các chính sách công của nhà nước, các dịch vụ trợ giúp về pháp lý để họ được thụ hưởng và phát huy vai trò của mình trong cộng đồng.

5.2. Nhóm chính sách giảm nghèo đặc thù

Nhóm chính sách giảm nghèo đặc thù được thực hiện thông qua Chưong trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và một số chương trình, chính sách riêng dành cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020:

Mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm righèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 – 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.

Mục tiêu cụ thể:

+ Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% – 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% – 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020;

+ Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần);

+ Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo;

+ Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

6. Đối tượng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước; ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, phụ nữ thuộc hộ nghèo;

+ Người dân và cộng đồng trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo;

+ Huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã an toàn khu, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;