Chính sách Tài khóa là gì? Vai trò của Chính sách trong kinh tế – YSedu
Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế.
Mục Lục
Chính sách tài khóa là gì ? Chính sách tiền tệ là gì ?
Định nghĩa Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ là quá trình mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia kiểm soát việc cung cấp tiền, thường nhắm mục tiêu một tỷ lệ quan tâm để đạt được một tập hợp các mục tiêu hướng tới sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế.
Nguyên tắc Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế để đạt được mục tiêu kinh tế ổn định giá cả, việc làm đầy đủ và tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tiền tệ ảnh hưởng cung tiền để ảnh hưởng đến kết quả như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái với các đồng tiền khác và tỷ lệ thất nghiệp.
Người tạo chính sách tài khóa
Đối với chính sách tài khóa, chính phủ tạo chính sách (ví dụ: Quốc hội Hoa Kỳ, Thư ký ngân hàng)
Đối với chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương (ví dụ: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ hoặc Ngân hàng trung ương châu Âu)
Công cụ thực hiện Chính sách tài khóa
Đối với chính sách tài khóa đó là thuế và số tiền chi tiêu của chính phủ
Đối với chính sách tiền tệ đó là lãi suất; dự trữ bắt buộc; chính sách tỷ giá hối đoái; nới lỏng định lượng; nghiệp vụ thị trường mở…
Tác dụng Chính sách tài khóa là gì ?
Chính sách tài khóa: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài khóa mở rộng.
Xem thêm >> Đầu tư công là gì ? Đầu tư công ảnh hưởng gì đến nền kinh tế tài chính và thị trường chứng khoán.
Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt.
Tranh luận về hiệu quả
Hiệu quả trong nền kinh tế mở
Trong nền kinh tế mở, hiệu quả của chính sách phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái. Nếu là chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tài chính sẽ phát huy hiệu quả. Còn nếu là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tài chính(chính sách tài khóa) sẽ không có hiệu lực do những thay đổi tỷ giá gây ra bởi chính sách tài chính sẽ triệt tiêu hiệu quả của chính sách.
Sự trở ngại về tình hình ổn định chính trị ở mỗi quốc gia
Ở nhiều nước, chính phủ muốn tiến hành đầu tư (chi tiêu chính phủ) thường phải xin quốc hội phê duyệt. Khả năng bị quốc hội bác bỏ không phải là không có. Vì thế, không phải cứ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua tăng chi tiêu chính phủ là luôn có thể làm được. Mặt khác khi đã chi và tiến hành đầu tư rồi, mà lại muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt lại cũng khó khăn vì không thể bỏ dở các công trình đầu tư đang triển khai được.
Thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua giảm thuế thì dễ. Nhưng khi muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thông qua tăng thuế lại rất dễ bị người dân phản đối.
Độ trễ trong phát huy hiệu quả của chính sách tài chính
Chính phủ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Giả sử được quốc hội thông qua thì cũng đã mất thời gian chờ đợi quốc hội xem xét thảo luận. Sau đó, để triển khai còn phải tiến hành các hoạt động như lập kế hoạch dự án, khảo sát-thiết kế để triển khai đầu tư. Những việc này cũng mất không ít thời gian. Chính vì vậy, có một độ trễ để chính sách tài chính nới lỏng bắt đầu phát huy tác dụng.
Vai trò của chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong kinh tế vĩ mô
-
Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế
-
Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế
-
Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu),
chính sách tài khóa
lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
-
-
Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường.
-
Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả.
-
-
Những hạn chế của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô:
-
Chính sách tài khóa được ban hành và áp dụng trễ hơn so với diễn biến của thị trường tài chính, chính phủ cần thu thập dữ liệu báo cáo trong 1 khoảng thời gian nhất định, sau đó mới thống kê làm căn cứ đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, quyết định ban hành chính sách.
-
Sau khi chính sách được ban hành: cần 1 khoản thời gian để đến được người dân, người thụ hưởng.
-
-
Khi áp dụng chính sách tài khóa, thường gặp phải những hạn chế sau:
-
Khó đo lường được quy mô chịu ảnh hưởng của chính sách tài khóa
-
Trường hợp ước lượng được quy mô tác động của chính sách tài khóa, thì giá trị số liệu này cũng lỗi thời so với tình hình tài chính hiện tại của quốc gia đó. Từ đó dẫn đến những kết quả sai lệch so với mong muốn, mục đích sứ mệnh ban đầu của chính sách tài khóa.
-
-
Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, nghĩa là sản phẩm được sản xuất ra từ nền kinh tế thấp hơn dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp tăng, ngân sách được chi ra để bù đắp cho các dịch vụ công tăng, tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Thâm hụt ngân sách gia tăng do nợ công (
Xem thêm >> Nợ công là gì ?…
), trả lương cho đội ngũ nhân viên, cán bộ nhà nước, cán bộ giáo dục, nhân viên y tế,… trong khi vẫn giữ nguyên chỉ tiêu ngân sách xã hội (dù thực tế nhu cầu xã hội ít hơn so với thực tế trong quá khứ).
-
Tăng chi tiêu hay giảm chi ngân sách luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách nhà nước.
-
Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư, người thụ hưởng, tầng lớp hưu trí, học sinh, sinh viên, và những tầng lớp dễ chịu ảnh hưởng khác.
So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Xem bảng >> So sánh ưu điểm và nhược điểm của chính sách tài khóa so với chính sách tiền tệ !
Chính sách tài khóa của Bộ Tài chính nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế
Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch COVID-19 những sự suy giảm của kinh tế toàn cầu, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn gây tác động tiêu cực mạnh mẽ đến các hoạt động của nền kinh tế
Tạo dư địa tài khóa để chống đỡ các “cú sốc” kinh tế.
Cơ cấu lại nguồn thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước.
Những rắc rối thường gặp về tài khóa
Thâm hụt tài khóa là gì ?
Thâm hụt tài khóa (tiếng Anh là Fiscal Deficit) là sự thiếu hụt thu nhập của chính phủ so với chi tiêu của chính phủ đó. Chính phủ có thâm hụt tài khóa xảy ra khi chi tiêu vượt quá thu nhập.
Thâm hụt tài khóa được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc đơn giản là tổng số đô la chi tiêu vượt quá thu nhập. Trong cả hai trường hợp, con số thu nhập chỉ bao gồm thuế và các khoản thu khác và không bao gồm tiền đã vay để bù đắp sự thiếu hụt.
Lưu ý:
Thâm hụt tài khóa khác với nợ tài chính. Theo đó, nợ tài chính có thể hiểu là tổng số nợ tích lũy qua nhiều năm chi tiêu thâm hụt.
Chính sách tài khóa mở rộng là gì?
Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (Chi tiêu > Thuế) thông qua mở rộng chi tiêu và/hoặc giảm bớt nguồn thu thuế.
Chính sách tài khóa thu hẹp được hiểu như thế nào?
Chính sách tài khóa thu hẹp là chính sách giảm bớt chi tiêu hoặc/và tăng nguồn thu của chính phủ.
Kỷ luật tài khóa là gì ?
Kỷ luật tài khóa là tập hợp các quy tắc và quy định về việc dự thảo, phê duyệt, thực hiện ngân sách nhà nước. Hiểu một cách khác, kỷ luật tài khóa là các giới hạn về các chỉ tiêu tài khóa được chuẩn hóa trong pháp luật, tức là các mức về thu, chi tiêu công, cân bằng ngân sách và nợ công được đưa ra. Tuân thủ các chỉ tiêu này tức là đảm bảo kỷ luật về tài khóa.
Kỷ luật tài khóa được xây dựng trong bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế, có vai trò giúp chính quyền các cấp tránh được những tiêu cực do khó khăn về tài khóa và đóng góp tích cực đối với sự ổn định tài chính của quốc gia.
Chính sách tài khóa trong phát triển kinh tế
Việt Nam những năm gần đây được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế ổn định. Dù chịu nhiều sự tác động, tuy nhiên tình hình kinh tế của Việt Nam vẫn có nhiều chuyển biến nhất định, điều này đến từ sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của chính phủ và ngân hàng nhà nước.
Nới lỏng Chính sách tiền tệ
Liên quan đến các chính sách tài khóa và tiền tệ tại Việt Nam, năm 2020 trước những tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách tiền tệ nới lỏng và tài khóa mở rộng nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
-
Hạ lãi suất điều hành tạo định hướng lãi suất và giảm lãi suất cho các tổ chức tín dụng (qua kênh cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu) để các tổ chức tín dụng có thể hạ lãi suất cho vay.
-
Cung cấp gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ thanh khoản và trả lương
-
Cho phép giãn, hoãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới với lãi suất ưu đãi hơn
Gói hỗ trợ tài khóa chống Dịch COVID
Tại Việt Nam, Chính phủ đã có gói hỗ trợ với quy mô ở mức từ 1,5 – 6% GDP. Gói tài khóa của Việt Nam nhìn chung tập trung vào mục đích:
-
Cho phép giãn, hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, BHXH
-
Giảm
thuế thu nhập DN
và thuế thu nhập cá nhân: Việt Nam giảm thuế 30% đối với doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình và HTX trong năm 2020
Gói an sinh xã hội: Việt Nam có gói hỗ trợ tài khóa 62 nghìn tỷ VND
Theo YSedu
Được tài trợ bởi Chứng khoán Yuanta