Chiến lược sản phẩm là gì? tìm hiểu 5 loại chiến lược sản phẩm kinh điển – Vũ Digital
Chiến lược sản phẩm là một cẩm nang tài liệu định hướng thiết kế và phát triển các dòng sản phẩm/ sản phẩm của một thương hiệu trong dài hạn. Một chiến lược sản phẩm phải đảm bảo định hướng đúng mục tiêu và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm cung cấp một bức tranh toàn cảnh từ khi sản phẩm chỉ là ý tưởng tới lúc nó được khách hàng mục tiêu sử dụng. Chiến lược sản phẩm thường được các doanh nghiệp sử dụng làm nền tảng hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu và chiến lược phân phối.
Chiến lược sản phẩm là một tài liệu chứa nhiều giải pháp và nhiều quy trình thực hiện có tính logic nhằm thực hiện tầm nhìn của doanh nghiệp một cách rõ ràng và hiệu quả.
Mọi doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược sản phẩm để đảm bảo cho mọi kế hoạch và hoạt động kinh doanh của thương hiệu trong tương lai có những mục tiêu đúng và đủ.
Những thuật ngữ chính trong chiến lược sản phẩm
Products Vision (tầm nhìn sản phẩm): cung cấp định hướng dài hạn và những dự báo, mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng đến. Tầm nhìn sản phẩm là ngọn hải đăng dẫn lối toàn bộ sản phẩm.
Products strategy (chiến lược sản phẩm): tài liệu dưới dạng cẩm nang, chứa nội dung định hướng gồm: mục tiêu, phương pháp luận, mô tả, giải pháp, kế hoạch và các nền tảng thực hiện.
Big picture (toàn cảnh): cung cấp bản mô tả của các tính năng sản phẩm và lộ trình sản phẩm hỗ trợ các mục tiêu lớn hơn trong tương lai. Bao gồm những sản phẩm có các tính năng nhất định được chế tạo theo từng giai đoạn cụ thể.
Initiatives (Sáng kiến): những giải pháp mang tính thượng tầng của đội ngũ cấp cao nhằm đạt được những mục tiêu lớn. Ví dụ: tối ưu hoá quy trình sản xuất, khác biệt hoá sản phẩm, chiến lược định vị thương hiệu…
Quy trình thực hiện chiến lược sản phẩm
-
Giai đoạn 1: sử dụng mô hình phân tích SWOT
(Strengths – Điểm mạnh; Weaknesses (Điểm yếu); Opportunities (Cơ hội); Threats (Thách thức) nhằm thể hiện rõ sức mạnh của thương hiệu và các xu hướng thị trường nhằm phát hiện cơ hội và hạn chế rủi ro.
-
Giai đoạn 2: Đặt câu hỏi nhiều lần
Đặt câu hỏi nhiều lần cho những giả định hoặc những khái niệm đã cũ nhằm đưa ra sáng kiến.
-
Giai đoạn 3: Đưa ra sáng kiến
Đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề hoàn toàn mới bằng sự vận dụng của trí não cá nhân hoặc thực hiện nhóm.
-
Giai đoạn 4: Sàng lọc sáng kiến
Tạo ra một bộ lọc nhằm kiểm tra và sàng lọc bớt những sáng kiến tiêu cực hoặc không hiệu quả.
-
Giai đoạn 5: Thiết kế sản phẩm mẫu
Tập trung thiết kế những sản phẩm mẫu đã được sàng lọc và lựa chọn.
-
Giai đoạn 6: Thử nghiệm sản phẩm
Đưa sản phẩm mẫu tới một nhóm khách hàng phù hợp với chân dung khách hàng mục tiêu và yêu cầu họ trải nghiệm, thu thập các phản hồi và hiệu chỉnh để lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất.
-
Giai đoạn 7: Thương mại hoá sản phẩm
Sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường cùng với các chương trình quảng cáo, marketing, duy trì vòng đời sản phẩm và tốc độ tăng trưởng tối đa.
-
Giai đoạn 8: Đánh giá
Xem xét lại toàn bộ quá trình phát triển chiến lược sản phẩm, rút ra bài học nhằm cải tiến sản phẩm hoặc hỗ trợ phát triển sản phẩm mới trong tương lai.
Ưu điểm của chiến lược sản phẩm
Nền tảng vững chắc: chiến lược sản phẩm là nền tảng hoạch định vững chắc tới sự phát triển sản phẩm mà thương hiệu sở hữu. Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp tự tin và cho phép doanh nghiệp đo lường các chỉ số nhằm theo dõi mức độ thành công và làm giảm thiểu rủi ro. Chiến lược sản phẩm cũng cung cấp những mục tiêu rõ ràng và phù hợp.
Lợi nhuận: Chiến lược sản phẩm tập trung vào những thị trường mục tiêu rõ ràng và được nghiên cứu kỹ lưỡng, điều này thường đem tới kết quả là sản phẩm phù hợp và được chào đón bởi những khách hàng được ngắm đích trước.
Sản phẩm được tạo ra từ sự thấu hiểu tâm lý và hành vi, điều này giúp doanh nghiệp thành công và tạo ra lợi nhuận.
Đúng khách hàng: chiến lược phát triển sản phẩm lấy khách hàng làm trọng tâm nên doanh nghiệp thường sẽ tạo ra những sản phẩm đúng khách hàng, đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi mà khách hàng mong muốn.
Nhược điểm của chiến lược sản phẩm
Ngân sách đầu tư lớn: quy trình thực hiện nhiều bước và yêu cầu kiến thức, kỹ năng cũng như nhân sự lớn nên ngân sách đầu tư thường lớn.
Rủi ro từ khách hàng: nghiên cứu thị trường đôi khi không phản ánh chính xác những gì khách hàng muốn và những gì khách hàng nghĩ, nên sản phẩm đôi khi không được chào đón.
Sự thích nghi: doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực và thời gian dài để tạo ra một sản phẩm được nghiên cứu từ trước, nên nếu có sự thay đổi về hành vi, thị trường sẽ khó có thể điều chỉnh hoặc lãng phí.
5 loại chiến lược sản phẩm kinh điển
#1 Chiến lược sản phẩm bền vững
Xây dựng một sản phẩm chủ lực có tính bền vững rồi gặt hái thành công, lợi nhuận dài hạn mà chỉ tốn ngân sách đầu tư nghiên cứu một lần.
#2 Chiến lược sản phẩm chiến lược
Khi một sản phẩm đã bão hoà hoặc chiếm vị trí độc tôn trong nhận thức người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể tung ra một dòng sản phẩm nâng cấp sử dụng chung thương hiệu hướng tới nhóm khách hàng mới, thị trường mới.
#3 Chiến lược sản phẩm hỗ trợ
Sản phẩm này được tạo ra với mục đích tạo sự ảnh hưởng tích cực trong nhận thức khách hàng với sản phẩm chủ lực, sản phẩm hỗ trợ thường không đặt nặng mục tiêu doanh số mà đặt mục tiêu thương hiệu lên trên hết.
#4 Chiến lược sản phẩm chiến binh
Chiến lược này tạo ra thương hiệu sản phẩm với mục tiêu phòng thủ từ phía xa, bảo vệ các phân khúc thấp hoặc cao hơn với sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp nhằm giữ vững vị thế của sản phẩm chủ lực.
#5 Chiến lược sản phẩm giá thấp nhất
Sử dụng cùng nhãn hiệu tạo ra một dòng sản phẩm mới có định vị thấp hơn nhằm giành được vị trí giá bán thấp nhất.
Xin cảm ơn bạn đã theo dõi,
Mục Lục
Những câu hỏi thường gặp
Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm là một cẩm nang tài liệu định hướng thiết kế và phát triển các dòng sản phẩm/ sản phẩm của một thương hiệu trong dài hạn
Hai yếu tố cần đảm bảo của chiến lược sản phẩm?
Một chiến lược sản phẩm phải đảm bảo định hướng đúng mục tiêu và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.
Những khái niệm chính trong chiến lược sản phẩm?
Products Vision (tầm nhìn sản phẩm) / Products strategy (chiến lược sản phẩm) /. Big picture (toàn cảnh)/ Initiatives (Sáng kiến)
Quy trình thực hiện chiến lược sản phẩm?
Giai đoạn 1: sử dụng mô hình phân tích SWOT
Giai đoạn 2: Đặt câu hỏi nhiều lần
Giai đoạn 3: Đưa ra sáng kiến
Giai đoạn 4: Sàng lọc sáng kiến
Giai đoạn 5: Thiết kế sản phẩm mẫu
Giai đoạn 6: Thử nghiệm sản phẩm
Giai đoạn 7: Thương mại hoá sản phẩm
Giai đoạn 8: Đánh giá
5 loại chiến lược sản phẩm kinh điển?
1. Chiến lược sản phẩm bền vững
2. Chiến lược sản phẩm chiến lược
3. Chiến lược sản phẩm hỗ trợ
4. Chiến lược sản phẩm chiến binh
5. Chiến lược sản phẩm giá thấp nhất