Chiến lược sản phẩm là gì? Các bước xây dựng chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm chính là một trong những chiến lược đặc biệt quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải chú trọng đầu tư. Bởi nó là chiến lược có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển mạnh mẽ và khả năng tồn tại bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, trong bài viết được giới thiệu dưới đây, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu được chiến lược sản phẩm là gì đồng thời đưa ra các cách xây dựng chiến lược phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Mục Lục
Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm (Product Strategy) là một kế hoạch chi tiết tổng hợp và dài hạn cho việc phát triển, tiếp thị cũng như quản lý sản phẩm của một doanh nghiệp. Chiến lược này định hướng cho việc doanh nghiệp đưa ra quyết định về tính năng sản phẩm, vị trí thị trường, giá cả, phân phối và tiếp thị sản phẩm, quản lý vòng đời sản phẩm từ giai đoạn nghiên cứu sản phẩm, giới thiệu, bán hàng và hậu mãi.
Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch chi tiết và lâu dài cho sự phát triển của sản phẩm
Mục tiêu của chiến lược sản phẩm đó là đảm bảo cho việc phát triển và quản lý sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang lại doanh số và lợi nhuận cho công ty. Và để xây dựng ra được một chiến lược sản phẩm thành công thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đầu tư, nghiên cứu thị trường, đối thủ, xác định điểm mạnh và yếu của sản phẩm so với đối thủ, đưa ra quyết định về vị trí thị trường và chiến lược tiếp thị sản phẩm.
Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm có vai trò vô cùng lớn trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Sau đây là những lý do vì sao doanh nghiệp lại cần xây dựng một chiến lược sản phẩm tối ưu:
Đối với doanh nghiệp
- Xác định mục tiêu và định hướng phát triển: Giúp xác định mục tiêu cụ thể của sản phẩm và định hướng cho quá trình phát triển sản phẩm, từ thiết kế đến giới thiệu sản phẩm.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường bằng cách xác định các điểm mạnh và yếu của sản phẩm, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp.
- Tăng doanh số và lợi nhuận: Tăng doanh số và lợi nhuận của công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra giá trị cho khách hàng.
- Tối ưu hóa chi phí và nguồn lực: Tối ưu hóa chi phí và nguồn lực của công ty bằng cách định hướng đầu tư và phân bổ nguồn lực vào các sản phẩm có tiềm năng phát triển cao.
- Quản lý vòng đời sản phẩm: Quản lý vòng đời sản phẩm của công ty một cách hiệu quả, từ nghiên cứu và phát triển đến giới thiệu sản phẩm, tiếp thị, bán hàng và hậu mãi.
Tóm lại, chiến lược sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một công ty, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa chi phí và nguồn lực, tăng doanh số và lợi nhuận, và quản lý vòng đời sản phẩm.
Chiến lược sản phẩm có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức
Đối với khách hàng
Việc doanh nghiệp xây dựng lên được một sản phẩm chất lượng chính là phương pháp tốt nhất để giải quyết được các vấn đề mà họ phải đối mặt với khách hàng của mình. Những sản phẩm chất lượng thấp sẽ không được khách hàng lựa chọn cho dù nó có giá thành rẻ, nhiều khuyến mãi hay tiện lợi trong việc phân phối.
Với khách hàng, một chiến lược sản phẩm mang đến nhiều giá trị như sau:
- Sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng: Đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng về tính năng, chất lượng, giá cả và tiện ích của sản phẩm.
- Sản phẩm tạo ra giá trị cho khách hàng: Tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách cung cấp các tính năng, dịch vụ và lợi ích độc đáo và hấp dẫn, giúp khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm và công ty.
- Sản phẩm dễ dàng sử dụng và tiện lợi: Sản phẩm được thiết kế để dễ dàng sử dụng và tiện lợi cho khách hàng. Điều này giúp tăng khả năng sử dụng đồng thời giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc sử dụng sản phẩm.
- Sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn: Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cao nhất, giúp đảm bảo an toàn và sức khỏe của khách hàng
- Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và xã hội: Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và xã hội cao nhất, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng sản phẩm mà không gây hại cho môi trường và xã hội.
Các bước xây dựng một chiến lược sản phẩm cho doanh nghiệp
Có thể thấy được rằng việc xây dựng chiến lược sản phẩm là điều vô cùng quan trọng và bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần triển khai. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp mới tham gi vào thị trường thì rất khó để họ có thể đưa ra được một chiến lược sản phẩm hiệu quả. Vậy làm thế nào để xây dựng được chiến lược sản phẩm tối ưu?
Sau đây là quy trình các bước để doanh nghiệp tạo ra được chiến lược cho sản phẩm phù hợp nhất.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Để tạo ra được sản phẩm phù hợp thì bước đầu tiên mọi người sẽ cần phải nghiên cứu thị trường để đánh giá về nhu cầu của khách hàng, sản phẩm hiện có, đối thủ cạnh tranh cũng như xu hướng thị trường. Ở bước nghiên cứu thị trường này, doanh nghiệp cần thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và xác định mục tiêu khách hàng từ đó đưa ra kế hoạch triển khai chiến lược phù hợp với thị trường, khách hàng hơn.
Để xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường
Bước 2: Xác định mục tiêu
Bước tiếp theo doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu mà sản phẩm sẽ cần phải đạt được trong tương lai. Thông thường các mục tiêu này sẽ liên quan đến lợi nhuận, thị phần, doanh số hoặc đổi mới sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng cường thương hiệu…Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp triển khai kế hoạch theo đúng hướng hơn.
Trong quá trình xác định mục tiêu, mọi người sẽ cần phải cân nhắc đến một số vấn đề như đối tượng khách hàng, tầm nhìn dài hạn, giá cả, tính năng sản phẩm, mức độ cạnh tranh, tính khả thi…
Bước 3: Phân tích SWOT
Sau khi đã có mục tiêu về sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cần phải sử dụng mô hình SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của sản phẩm trong môi trường cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp có thể định hình được các chiến lược kinh doanh và tiếp thị cho sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình của thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Bước 4: Thiết kế sản phẩm
Đây cũng là bước vô cùng quan trọng khi xây dựng chiến lược sản phẩm bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp định hình ra được các thức sản xuất và phân phối sản phẩm. Khi thực hiện bước thiết kế sản phẩm này, mọi người sẽ cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Nghiên cứu và phân tích thị trường nhằm làm rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng để đưa ra những quyết định về xây dựng tính năng, kiểu dáng hay giá thành cho sản phẩm.
- Thiết kế sản phẩm đảm bảo cả về kỹ thuật và mô hình sản phẩm để đáp ứng khách hàng.
- Lựa chọn nguyên liệu phù hợp để sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
- Xây dựng mẫu sản phẩm để đánh giá và kiểm tra tính năng, kiểu dáng cũng như chất lượng sản phẩm.
- Trước khi tung sản phẩm ra ngoài thị trường cần kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo đáp ứng đúng tiêu chuẩn mà khách hàng đưa ra.
- Tất cả các sản phẩm phải được sản xuất và phân phối đúng cách.
Thiết kế sản phẩm phù hợp với tiêu chí mà khách hàng đưa ra
Bước 5: Tiếp thị và quảng bá sản phẩm
Sau khi đã thiết kế xong sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cần tập trung vào việc triển khai các chiến lược quảng bá sản phẩm để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Sau đây là một số hoạt động cần thực hiện để tiếp thị và quảng bá sản phẩm hiệu quả:
- Xác định khách hàng: Làm rõ đối tượng khách hàn tiềm năng của sản phẩm để đưa ra chiến lược marketing phù hợp.
- Lựa chọn kênh tiếp thị: Lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu. Một số kênh có thể cân nhắc sử dụng như truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến…
- Xây dựng thương hiệu: Doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bằng cách sử dụng slogan, logo và các hoạt động quảng cáo.
- Cung cấp thông tin sản phẩm: Cung cấp đầy đủ thông tin về tính năng, lợi ích của sản phẩm đến cho khách hàng.
- Xây dựng quan hệ với khách hàng: Nâng cao dịch vụ khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ tốt, giải đáp thắc mắc nhanh chóng đồng thời cung cấp ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng trung thành.
- Đo lường hiệu quả: Sau khi triển khai các chiến lược marketing thì doanh nghiệp cần đo lường tính hiệu quả của hoạt động quảng bá sản phẩm để đưa ra phương án điều chỉnh nếu có.
Bước 6: Giám sát và đánh giá
Bước cuối cùng, doanh nghiệp cần thực hiện việc giám sát và đánh giá về hoạt động triển khai chiến lược sản phẩm nhằm đảm bảo nó vẫn đang hoạt động tốt và đáp ứng được với các mục tiêu của doanh nghiệp. Trong trường hợp nếu chiến lược sản phẩm đang triển khai không hoạt động tốt thì cần thay đổi sao cho phù hợp hơn.
Các yếu tố quan trọng cấu thành chiến lược sản phẩm
Để cấu thành lên một chiến lược sản phẩm bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó phổ biến là những yếu tố dưới đây:
- Nhu cầu của khách hàng: Các công ty cần phải nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.
- Đối thủ cạnh tranh: Phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình để có thể tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường.
- Công nghệ: Sử dụng công nghệ mới để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đột phá, cải tiến sản phẩm hiện có hoặc tối ưu hóa quy trình sản xuất.
- Điều kiện kinh tế: Đưa ra chiến lược sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại, đồng thời có kế hoạch dự phòng cho các tình huống khó khăn.
- Văn hóa và giá trị của công ty: Đảm bảo rằng chiến lược sản phẩm của mình phù hợp với giá trị và văn hóa của công ty.
- Luật pháp và quy định: Sản phẩm phải tuân thủ các quy định liên quan đến an toàn và chất lượng sản phẩm.
Các yếu tố quan trọng của một chiến lược sản phẩm
Một số chiến lược sản phẩm được áp dụng phổ biến hiện nay
Tùy theo từng đặc tính sản phẩm cũng như lĩnh vực cụ thể mà từ đó chúng ta sẽ có những chiến lược sản phẩm khác nhau. Sau đây là một vài chiến lược sản phẩm cơ bản và phổ biến nhất hiện nay được nhiều doanh nghiệp sử dụng:
Chiến lược sản phẩm cạnh tranh
Chiến lược sản phẩm cạnh tranh là chiến lược tập trung vào tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các công ty sử dụng chiến lược này để đánh bại các đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao hơn, tính năng tốt hơn hoặc giá thành thấp hơn.
Cách thực hiện chiến lược này bao gồm nghiên cứu và phân tích thị trường, phân tích yếu tố cạnh tranh, cải tiến sản phẩm, tăng cường quảng cáo và tiếp cận khách hàng để tạo ra sự chú ý đến sản phẩm của mình.
Chiến lược sản phẩm đa dạng hóa
Chiến lược sản phẩm đa dạng hóa là chiến lược mà doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau để có thể đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trên thị trường. Chiến lược này cho phép doanh nghiệp đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng phạm vi khách hàng.
Nhược điểm của chiến lược này đó là mang đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nếu không quản lý tốt việc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, khiến cho công ty phải chịu áp lực tài chính và khó khăn trong việc quản lý sản phẩm hoặc dịch vụ.
Chiến lược sản phẩm giá rẻ
Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển những sản phẩm có giá thành thấp hơn đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường.
Chiến lược sản phẩm tập trung vào khách hàng
Qua quá trình phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ hiểu biết được nhu cầu cũng như mong muốn của họ về sản phẩm từ đó tạo ra chiến lược phát triển sản phẩm với tính năng, lợi ích mang lại cho khách hàng.
Chiến lược sản phẩm chất lượng cao
So với chiến lược sản phẩm giá rẻ thì chiến lược này doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh từ đó xây dựng thương hiệu và tạo ra giá trị cho sản phẩm của mình.
Chiến lược tập trung vào sản phẩm chất lượng cao
Chiến lược sản phẩm tập trung vào thương hiệu
Thương hiệu mạnh mẽ được xây dựng bằng cách tạo ra ấn tượng tích cực trong tâm trí khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Các công ty sử dụng chiến lược này để tạo ra sự khác biệt về thương hiệu và tạo ra giá trị cho sản phẩm của mình. Cách thực hiện chiến lược này có thể bao gồm xây dựng hình ảnh thương hiệu, phát triển thông điệp marketing, tạo ra các trải nghiệm khách hàng tích cực với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Chiến lược sản phẩm tập trung vào xu hướng
Các công ty sử dụng chiến lược này để tận dụng những cơ hội thị trường và đáp ứng nhu cầu khách hàng theo xu hướng. Cách thực hiện chiến lược này bao gồm việc nghiên cứu và phân tích thị trường, đoán trước xu hướng tiêu dùng, tìm kiếm các công nghệ mới để áp dụng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, tạo ra các chiến dịch marketing phù hợp với xu hướng đang thịnh hành.
Tuy nhiên, chiến lược này có thể có rủi ro nếu xu hướng thay đổi nhanh hoặc không còn phổ biến như trước đây, khiến sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty không còn phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Casestudy: Chiến lược sản phẩm của Vinamilk
Ví dụ về chiến lược sản phẩm nổi bật được kể đến chuỗi sản phẩm mới mà Vinamilk cung cấp tới người dùng. Trong suốt những năm thành lập, thương hiệu sữa này đã áp dụng nhiều chiến lược sản phẩm khác nhau, trong đó đa dạng hóa sản phẩm là một trong những chiến lược mang về nhiều thành tựu doanh số nổi bật.
Các dòng sản phẩm nổi bật của Vinamilk: Sữa tươi, sữa cho mẹ mang thai và bé, sữa chua, sữa chua uống, sữa đặc, sữa hạt. Trên mỗi dòng sản phẩm, hãng đều khai thác phát triển tối đa dựa trên các nhu cầu khác nhau từ phía người dùng.
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Vinamilk lấy người tiêu dùng làm trọng tâm phát triển. Có thể thấy người tiêu dùng Việt hoàn toàn có thể tìm được sản phẩm phù hợp khi tìm đến Vinamilk, điều này góp phần duy trì vị thế của thương hiệu trước thị trường đầy biến động. Bên cạnh đó, đây cũng là nền tảng vững chắc giúp các nghiên cứu, chiến lược cải tiến sản phẩm được tối ưu.
Qua bài viết Bizfly đã chia sẻ, bạn đã hiểu rõ được những kiến thức hữu ích có liên quan đến chiến lược sản phẩm bao gồm khái niệm, lợi ích, cách xây dựng và các bước xây dựng chiến lược hiệu quả, mang lại cho doanh nghiệp nhiều giá trị. Để xây dựng chiến lược sản phẩm tốt nhất bạn có thể liên hệ số hotline 1900 636465, chuyên gia Bizfly sẽ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp bạn.