Chiến lược sản phẩm: Doanh nghiệp + Người tiêu dùng = Ý tưởng lớn
Tương tác và đối thoại với người tiêu dùng là một bước đi thông minh của doanh nghiệp để tạo nên giá trị cho thương hiệu của mình. Chiến lược sản phẩm được tạo nên bằng cách đưa người tiêu dùng trở thành một phần của sản phẩm được làm ra là một hình thức rất tinh tế. Những điều này đang là xu thế, muốn trở thành thương hiệu tốt đầu tiên bạn “phải biết lắng nghe”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về chiến lược sản phẩm là gì cũng như cách xây dựng chiến lược sản phẩm tốt nhất cho doanh nghiệp bạn.
Mục Lục
Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm ( Product strategy) là các quyết định về sản phẩm cửa dự án do cấp quản lý cao nhất đưa ra, chiến lược sản phẩm sẽ quyết định thành công trong việc thực hiện các mục tiêu của dự án và có tác động đến các quyết định khác.
Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch chi tiết, mô tả mục tiêu, định hướng phát triển mà một doanh nghiệp hy vọng sẽ đạt được với sản phẩm của mình và cũng là cách họ lên kế hoạch để thực hiện điều đó.
Theo John Fayerwaeher, 5 đặc điểm chủ yếu của sản phẩm là: chức năng chủ yếu, chức năng bổ sung, thời gian tồn tại và chất lượng, các điều kiện sử dụng, duy trì và bảo dưỡng sản phẩm.
Khi cần sản xuất sản phẩm, tính chất, đặc điểm, các thông số kỹ thuật và những thông tin cơ bản về sản phẩm cần phải nêu ra trong dự án đầu tư để xem xét. Sản phẩm là công cụ để cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để xây dựng chiến lược giá, phân phối và xúc tiến.
Nắm rõ mục tiêu và xác định đối tượng mong muốn, chính là cách giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược sản phẩm chắc chắn và mang lại hiệu quả cao.
Vai trò của chiến lược sản phẩm
Vai trò chi phối của thị trường đối với hoạt động của doanh nghiệp càng ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy, chiến lược sản phẩm có những vai trò chủ yếu sau:
- Marketing chính là biện pháp cụ thể hóa kế hoạch kinh doanh
- Marketing giúp khảo sát thị trường, hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng thiết thực nhất
- Giúp giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và xí nghiệp
- Marketing tạo nên sự dung hòa tốt các mục tiêu của xí nghiệp
- Kích thích sự nghiên cứu và cải tiến sản xuất
Cách xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả
Để có thể xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả thì bạn bạn nên thực hiện theo các bước dưới đây:
Xây dựng nhãn hiệu, bao bì
Nhãn hiệu, bao bì chính là yếu tố quyết định đến khả năng thu hút khách hàng. Vì vậy, bạn hãy tích cực đầu tư vào các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, bao bì.
Bởi nhãn hiệu, bao bì không chỉ là nơi cung cấp cho khách hàng thông tin về giá cả, chức năng, đặc tính mà còn là công cụ để bán hàng, tạo dựng uy tín thương hiệu.
Phát triển sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm mới là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong một chiến lược sản phẩm bất kỳ. Vì nhu cầu của người dùng là luôn thay đổi theo thời gian.
Nếu các marketer không nắm được tình hình để có hướng điều chỉnh phù hợp thì có thể sẽ bị bỏ xa lại trên thị trường. Khi các dòng sản phẩm mới xuất hiện, các dòng sản phẩm cũ sẽ nhanh đi vào quên lãng.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng là một trong những cách bạn cần lưu ý. Bởi kế hoạch sản phẩm không chỉ dừng lại ở điểm bán, khi khách hàng mua mà còn kéo dài đến lúc sử dụng. Việc doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trong suốt quá trình sẽ giúp gia tăng sự hài lòng và thúc đẩy họ tiếp tục chu kỳ mua hàng tiếp theo.
Đặc biệt, dịch vụ khách hàng sẽ mang tính quyết định nếu các sản phẩm trong thị trường đều có chất lượng tốt và được cung cấp bởi các doanh nghiệp uy tín.
>>>Xem thêm: 6 yếu tố quan trọng của một chiến lược marketing sản phẩm mà marketer cần biết
Các bước để xây dựng chiến lược sản phẩm cho doanh nghiệp
Bước 1: Xác định nhu cầu của người dùng
Trước tiên, bạn cần phải xác định được vị trí của người dùng trên chiến lược của bạn theo một quy trình chuyên nghiệp để đánh giá được khả năng tiếp cận thị trường cũng như giảm thiểu được mức độ rủi ro cho sản phẩm.
Sau đó, bạn cần phải nắm rõ được nhu cầu và mong muốn của người dùng đối với sản phẩm bằng cách lắng nghe cảm nhận hoặc thu thập thông tin khách hàng thông qua phương thức đưa ra câu hỏi trên fanpage của doanh nghiệp và thực hiện các cuộc khảo sát thực tế.
Bước 2: Xác định tầm nhìn sản phẩm
Tầm nhìn chính là yếu tố quan trọng có tác động lớn đến mức độ thành công của chiến lược sản phẩm. Vì vậy, bạn cần xác định tầm nhìn với các sản phẩm để nhận được các lợi ích:
Doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận được các phản hồi tích cực của khách hàng nếu đưa ả được tầm nhìn hấp dẫn cho sản phẩm
Khả năng truyền đạt tầm nhìn một cách ấn tượng sẽ giúp ứng dụng chuẩn xác sản phẩm trong thực tế.
Bước 3: Xác định mục tiêu sản phẩm
Sau khi đã thiết lập xong tầm nhìn sản phẩm, bạn cần xác định được mục tiêu sản phẩm dựa trên những nội dung đã đề ra trong kế hoạch
Một số mục tiêu như khả năng thu hút người dùng, tăng doanh thu, tăng tương tác hay tăng khả năng nhận diện thương hiệu
Bước 4: Xây dựng lộ trình phát triển
Ngay sau khi đã xác định được các mục tiêu sản phẩm thì bạn cần phải dựa trên các mục tiêu đó để xây dựng nên những ý tưởng tuyệt vời để đưa vào lộ trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xoay chuyển các mục tiêu đó trở thành các chi tiết về sản phẩm một cách cụ thể hơn.
Bước 5: Kiểm tra
Cuối cùng, bạn lên một danh sách các định hướng, hoạt động và công việc cụ thể trong chiến lược sản phẩm. Từ đó gặt hái được thành công như mong đợi với chiến lược hoàn chỉnh
Những cách để hợp tác cùng sáng tạo tạo ra chiến lược sản phẩm
- Liên tục đối thoại với khách hàng, thu thập phản hồi của họ
- Tạo cơ hội để khách hàng đưa ra nhận xét, đánh giá về sản phẩm của mình
- Sử dụng công nghệ để người dùng cùng hợp tác sáng tạo
- Kêu gọi khách hàng bước vào hoạt động thương hiệu tạo ra sự mình bạch giúp tạo dựng niềm tin
Phương thức “Cùng nhau sáng tạo” là ý tưởng độc đáo chiến lược sản phẩm
Trong một thời gian dài, các công ty đã dựa trên những bảng câu hỏi điều tra, đánh giá, khảo sát trực tuyến…Tuy nhiên, mọi ngừoi thường phản ứng một cách thờ ơ, không nhiệt tình lắm, hoặc họ chỉ làm theo cách đối phó cho có, đôi khi những kiến thức khảo sát nằm ngoài khả năng của người làm, điều này có thể làm lệch đi kết quả khảo sát của thương hiệu.
Ngược lại, nếu người khảo sát là một người đam mê về lĩnh vực bạn hỏi họ, thì có thể sẽ tạo ra một buổi tranh luận rất hăng say và nảy ra những ý tưởng tuyệt vời nhất. Đôi khu nhưng ý tưởng này còn tuyệt vời hơn những lực lượng chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông trên thị trường. Phương thức “cùng nhau sáng tạo’ giúp ích cho các marketer rất nhiều, đôi khi những người bình thường lại tạo nên những điều bạn không tưởng để tạo nên một chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh giúp công ty thu về lợi nhuận siêu khủng.
Social Media giúp các thương hiệu như thế nào với người dùng?
“Into the Gloss” sáng tạo mỹ phẩm mới thông qua Instagram
Khi Emily Weiss, nhà sáng lập của Website “Into the Gloss” quyết định sáng tạo dòng mỹ phẩm mới, cô đã tạo ra một tài khoản Instagram (@glossier) và kêu gọi mọi người cùng đóng góp ý tưởng. Emily nhanh chóng nhận ra sự thật rằng người tiêu dùng biết những gì họ muốn nhưng không thực sự doanh nghiệp nào cũng lắng nghe họ. Cô đã khai thác những nội dung mà hàng ngàn người yêu mỹ phẩm hết sức quan tâm để giúp cô xây dựng nên chiến lược sản phẩm và tạo ra một công ty mới.
Có thể nhận thấy rõ việc tuyển dụng người tiêu dùng đóng vai trò nhà thiết kế sản phẩm như trường hợp của Glossier là một hình thức đồng sáng tạo rất độc đáo. Hợp tác với người tiêu dùng hay cộng đùng cùng sáng tạo và nó đang phát triển trở thành một xu hướng.
Công ty giải trí Hàn Quốc không nằm ngoài cuộc chơi
Thị trường giải trí Hàn Quốc có đặc thù riêng và đóng vai trò tiên phong thị trường toàn Châu Á. Tuy nhiên các công ty không phải ai cũng lắng nghe khách hàng của mình (Fan của các thần tượng chiếm đa số). YMC là công ty chủ quản của nhóm Wanna One, công ty đã tham khảo ý kiến các fan về bài hát chủ đề của nhóm. Thành công từ bài hát đầu tiên đã giúp công ty thu về lượng đạt 1,4 triệu bản đặt Album, đây là thành tích trong mơ của các đối thủ cùng ngành khác. Việc tương tác trên các phương tiện mạng xã hội đã giúp nhóm thu về thành công ngoài mong đợi, lấy ý kiến người hâm mộ để tạo nên sản phẩm chất lượng.
Người dùng được tham gia chọn bài hát chủ đề cho nghệ sỹ (Nguồn: Facebook)
Những công ty Startup triển khai chiến lược truyền thông
Uber, TripAdvisor, Aiibnb cả ba thương hiệu này rất thành công trong việc triển khai chiến lược này. Cả ba thương hiệu này đều dựa trên ý tưởng “người tiêu dùng giúp người tiêu dùng” và đây là một động lực gắn kết rất mạnh mẽ. Với sự giúp sức của người tiêu dùng, TripAdvisor đã phát triển từ một mạng lưới thành sàn giao dịch chỉ trong một thời gian ngắn.
Lợi ích của doanh nghiệp tác động đến khả năng tiềm ẩn của người tiêu dùng
Quảng bá thương hiệu
Khi người dùng đã đạt đến “trình độ sành điệu”, họ sẽ muốn xây dựng quan hệ có ý nghĩa hơn và tạo ra câu chyện của riêng họ với thương hiệu mà họ yêu thích. Những buổi đối thoại chất lượng sẽ điều giúp thúc đẩy tiềm năng trọng họ, những ý tưởng có thể sẽ “điên dồ” nhưng nó là mục tiệu doanh nghiệp cần và muốn có. Những thương hiệu thời trang cao cấp là người hiểu rõ nhất, năm ngoái thương hiệu Furla Italy đã mời các “fan” của Trung Quốc tham gia chụp ảnh và thể hiện bộ trang phục túi xách Furla của họ. Khách hàng đã trở thành những “Model” chuyên nghiệp, những bộ ảnh tạo ra giúp quảng bá thương hiệu gây phủ sóng nhất định tại thị trường tỷ dân này.
Furla Italy tại Thượng Hải -Trung Quốc (Nguồn: Internet)
Tạo niềm tin về sản phẩm
Với một thệ hệ người tiêu dùng ngày càng hiểu biết, công nghệ luôn sẵn sàng để kết nối họ với thương hiệu bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu họ muốn. Những thương hiệu đối xử với khách hàng như đồng nghiệp hay cộng sự sẽ chiếm được lòng tin yêu của họ. Sự kết nối trong cộng đồng người tiêu dùng rất mạnh, họ có xu hướng hoài nghi hơn về sản phẩm. Chính vì vậy từ sự hoài nghi các thương hiệu có thể sử dụng chính khách hàng của mình để tạo nên điều mà họ muốn. Vì vậy sự chân thật, tính minh bạch là những yếu tố quan trọng giúp chinh phục khách hàng một cách nhanh nhất.
Chiếm trọn tình cảm trong lòng khách hàng
Cảm tình của khách hàng là điều rất quan trọng dẫn đến sự bền vững trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Những sự quan tâm và phương thức hợp tác đồng sáng tạo với khách hàng là cách trực tiếp nhất để hiện thức hoá những điều người tiêu dùng muốn. Ikea đã tạo nên “hiệu ứng Ikea” làm bùng nổ trào lưu DIY (tự tay làm lấy), đây là một sáng kiến muốn mời gọi đến cả thế giới để cùng nhau sáng tạo cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhiều người. Chính điều này là bài học để doanh nghiệp thấy rõ tạo ra cảm tình cho khách hàng không phải muốn là được, đó phụ thuộc lớn vào chiến lược của công ty.
Chiến lược “DIY” của Ikea (Nguồn: Ikea.com)
Kết luận:
Như vậy, bạn đã hiểu rõ được những kiến thức có liên quan đến chiến lược sản phẩm là gì , cách xây dựng và các bước xây dựng chiến lược hiệu quả. Trong thế giới kết nối ngày nay, cách duy nhất để xây dựng những thương hiệu mạnh là biết lắng nghe và giỏi lắng nghe. Công thức “Doanh nghiệp + Khách hàng = Ý tưởng lớn” là đối trọng để giúp doanh nghiệp có được chiến lược sản phẩm tốt nhất cho mình. Vì vậy, hãy tìm cách tạo cảm hứng cho họ và mời họ tham gia vào “cuộc chơi” của mình.
Thắng Nguyễn – Marketing AI
Đánh giá post