Chiến lược sản phẩm – Minh Quang – Sản phẩm là bất kỳ thứ gì có thể cung ứng ra thị trường để đáp – StuDocu

Sản phẩm là bất kỳ thứ gì có thể cung ứng ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng., sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, sinh hoạt,…, của
con người. Chúng được chào bán trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Để sản
phẩm tiếp cận đến khách hàng, các doanh nghiệp phải nỗ lực tạo ra các chiến lược tiếp thị
phù hợp và tối ưu nhất.

Dòng sản phẩm (Product line) có thể được định nghĩa là “một nhóm các sản phẩm có liên
quan chặt chẽ với nhau vì chúng hoạt động theo cách tương tự và được bán cho cùng một
nhóm khách hàng, được tiếp thị thông qua các loại cửa hàng giống nhau, nằm trong phạm
vi mức giá nhất định.” Dòng sản phẩm là một chiến lược marketing mà các công ty áp
dụng thông qua việc cung cấp các sản phẩm có liên quan với nhau để bán riêng lẻ.

Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch cấp cao, mô tả tầm nhìn cuối cùng của sản phẩm,
mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được từ sản phẩm và cách họ thực hiện điều đó. Chiến
lược phải trả lời được câu hỏi: Sản phẩm phục vụ cho ai, nó sẽ mang lại lợi ích gì cho
người dùng và mục tiêu của công ty với sản phẩm trong suốt vòng đời của nó. Sản phẩm
là vũ khí cạnh tranh cốt lõi, có tác động bền vững và lâu dài nhất trong Marketing – Mix.

Vì vậy, chiến lược sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
thu và chi phí, các yếu tố cấu thành nên lợi nhuận của doanh nghiệp. Một sản phẩm độc
đáo, chất lượng tốt sẽ gia tăng khả năng thu hút khách hàng. Số lượng sản phẩm tiêu thụ
tăng sẽ giúp chi phí bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm có xu hướng giảm xuống góp
phần đẩy mạnh doanh thu. Thiết lập chiến lược sản phẩm là vạch ra cách sản phẩm sẽ
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nó mô tả vấn đề mà sản phẩm sẽ giải quyết và tác
động của nó đối với khách hàng và công ty.

  • Chiến lược sản phẩm rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc bắt đầu phát
    triển một sản phẩm mà không có chiến lược là một rủi ro rất lớn, ngay cả đối với các
    thương hiệu toàn cầu đang tạo ra hàng tỷ doanh thu.
  • Chiến lược sản phẩm đóng vai trò là đường cơ sở mà bạn sẽ đo lường thành công trước,
    trong và sau khi sản xuất.
  • Nó cung cấp định hướng mục tiêu cụ thể, giúp quyết định các bước chính xác cần thực
    hiện trong bất kỳ trường hợp nào để tạo nên thành công cho sản phẩm.

  • Nó chuẩn bị cho doanh nghiệp cách đối phó với các đối thủ cạnh tranh hoặc đối với các
    điều kiện thị trường thay đổi.

  • Nó giúp doanh nghiệp quyết định thị trường mục tiêu và thâm nhập thị trường.

  • Cho phép doanh nghiệp tập trung vào nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn.

  • Việc áp dụng chiến lược sản phẩm giúp nhóm của bạn nắm bắt rõ ràng về:
  • Sản phẩm là gì?

  • Sản phẩm phục vụ đối tượng nào?

  • Nó giải quyết nỗi đau nào?

  • Thông báo USP khi nào và ở đâu?

  • Tại sao nó phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Không chỉ thực hiện các chiến lược marketing ở điểm bán, mà sau khi khách quyết định
mua hàng. Chiến lược sản phẩm còn tiếp tục kéo dài đến khi khách hàng sử dụng sản
phẩm, doanh nghiệp hỗ trợ, người tiêu dùng hài lòng và bắt đầu chu kỳ mua hàng tiếp
theo. Đặc biệt với những sản phẩm mà thị trường gần như đã bão hòa, quá nhiều thương
hiệu uy tín, chất lượng sản phẩm tốt, thì lúc này cạnh tranh về dịch vụ sẽ là yếu tố quyết
định.

*** Chiến lược về dòng sản phẩm (Product Line)**

1/ Tăng thêm mặt hàng trong dòng sản phẩm.

Kéo dãn dòng sản phẩm

– Dãn xuống: Tập trung phát triển các sản phẩm nhắm vào phân khúc cao cấp trước, sau
đó dần bổ sung các sản phẩm cho các phân khúc thấp hơn của thị trường.

– Dãn lên: Ngược lại với chiến lược phía trên, đây là chiến lược phát triển các sản phẩm
chiếm lĩnh thị trường cấp thấp, có mức độ phát triển nhanh trước nhằm thâm nhập
hoặc cản trở đối thủ gia nhập thị trường. Sau đó doanh nghiệp sẽ bổ sung các sản phẩm
để tiến dần lên các phân khúc cao hơn nhằm phát triển và gia tăng lợi nhuận.

– Dãn cả hai phía: phát triển các sản phẩm trong dòng theo cả hai hướng lên và xuống
nhằm “đánh phủ” toàn bộ thị trường.

– Bổ sung dòng sản phẩm: Bổ sung thêm mặt hàng mới vào dòng sản phẩm hiện có
nhằm tăng lợi nhuận, tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng và cản trở sự phát triển
của đối thủ cạnh tranh.

tối ưu hơn (được rút kinh nghiệm từ các sản phẩm tiên phong, cải tiến các
nhược điểm, bổ sung thêm các đặc tính theo nhu cầu thị trường).

– Bắt chước sản phẩm: bắt chước các ưu điểm (chủ yếu bắt chước phần cụ
thể) của các sản phẩm thành công trên thị trường. Doanh nghiệp đợi cho sản
phẩm tiên phong thành công, được công chúng chấp nhận, nhờ đó khi bắt
chước sẽ giảm hẳn tính rủi ro. Doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên giá bằng
cách giảm chi phí, tăng năng suất để giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên,
nếu chiến lược này không được thực hiện nhanh chóng sẽ làm tăng sự ứ đọng
các sản phẩm “lỗi thời”.

– Thích ứng sản phẩm: tăng chất lượng sản phẩm đồng thời hạ giá bán
nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

– Tái định vị sản phẩm: tạo vị trí mới (điểm khác biệt mới có sự ấn tượng
mạnh mẽ hơn, rõ rệt hơn) trong tâm trí khách hàng, đáp ứng đúng mong
muốn thị trường mục tiêu khiến họ ra quyết định mua. Thường bắt đầu thay
đổi ở lợi ích cốt lõi, và sau đó có thể điều chỉnh các phần còn lại của sản
phẩm để “ăn khớp” với lợi.