Chiến lược là gì? Những vấn đề cốt yếu về chiến lược – FMIT
“Chiến lược là gì?” – Một định nghĩa quen thuộc tại các doanh nghiệp. Dù bạn hoạt động, kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có chiến lược thực hiện để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngược lại, nếu không có chiến lược thì mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp sẽ bị rời rạc khó đạt được kết quả cao.
Qua đó, ta cũng nhận thấy vai trò quan trọng của chiến lược trong kinh doanh. Vậy chiến lược là gì? Làm thế nào để xây dựng một chiến lược thành công? Cùng Viện FMIT tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Chiến lược là gì?
Khái niệm chiến lược là gì được hiểu là tập hợp các quyết định của ban lãnh đạo cấp cao, nhà quản lý về các mục tiêu dài hạn. Đồng thời, đưa ra các biện pháp, cách thức, con đường thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thành mục tiêu đó với hiệu quả cao nhất.
Tìm hiểu về khái niệm chiến lược là gì?
Khi tìm hiểu về định nghĩa chiến lược là gì, nhiều người nhầm lẫn giữa chiến lược và chiến thuật. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng: chiến thuật là những việc cần làm để hoàn thành tốt nhất một công việc cụ thể trong một kế hoạch lớn, còn chiến lược là đề ra phương án, phối hợp tất cả các chiến thuật để đạt được mục tiêu cuối cùng.
Mục tiêu chiến lược là gì?
Một chiến lược kinh doanh hoàn hảo phải cần đáp ứng 4 yếu tố: Mục tiêu, phạm vi, lợi thế cạnh tranh và các hoạt động chiến lược, năng lực cốt lõi.
Trước khi bắt đầu một chiến lược, cần xác định mục tiêu mong muốn đạt được. Đây cũng được xem là “kim chỉ nam” định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Vậy, mục tiêu chiến lược là gì? Là những cột mốc, trạng thái, tiêu thực cụ thể nào đó mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, mục tiêu đề ra phải phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp, đồng thời mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường, có tính khả thi, phù hợp với sự nguồn lực của doanh nghiệp.
Có hai loại mục tiêu chiến lược chính:
– Mục tiêu dài hạn:
Là những mục tiêu hơn 1 năm, có ý nghĩa lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp, đóng vai trò hoạch định chiến lược. Mục tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra phương hướng, hỗ trợ đánh giá, phối hợp hoạt động nhằm đưa ra kế hoạch tốt nhất. Mục tiêu dài hạn phải mang đến lợi ích lớn cho doanh nghiệp và cần được lập cho toàn bộ doanh nghiệp và cho từng bộ phận.
– Mục tiêu ngắn hạn:
Là những mục tiêu thường niên, các mục tiêu nhỏ cần thực hiện trong một năm. Để hoàn thành xuất xắc mục tiêu dài hạn, ta cần hoàn thành mục tiêu tốt các mục tiêu ngắn hạn. Các mục tiêu này là cơ sở để phân bổ nguồn lực hợp lý.
Tùy vào nội dung của chiến lược mà ta cũng có thể chia mục tiêu thành 3 loại: mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu ổn định, mục tiêu thu hẹp.
Đặt mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp
>> Các bạn cũng có thể tham khảo thêm 10 mô hình quản trị chiến lược phổ biến để lựa chọn được phương án quản trị chiến lược hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.
Đặc tính cơ bản của chiến lược là gì?
Chiến lược trong kinh doanh là vô cùng quan trọng, nó phản ánh tầm nhìn của nhà lãnh đạo về định hướng phát triển trong tương lai, cũng như nắm bắt xu hướng thị trường nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Đặc tính của chiến lược là:
Tính hệ thống
Tính hệ thống của chiến lược sẽ đề cập đến các vấn đề tổng quát, mang ý nghĩa cốt lõi đối với sự phát triển doanh nghiệp. Tính hệ thống này phải đi đôi với tính ổn định tương đối.
Tính bao quát
Chiến lược phải vừa bao quát được các vấn đề dài hạn vừa đáp ứng tốt các vấn đề ngắn hạn, đồng thời cũng vừa khuếch trương quy mô lớn vừa chú trọng quy mô vừa và nhỏ. Điều này tạo nên sức mạnh liên kết bên trong nội bộ vô cùng to lớn, giúp doanh nghiệp có nền tảng phát triển vững chắc hơn trong tương lai.
Tính chọn lựa
Đối với các chiến lược dài hạn 5 hay 10 năm, doanh nghiệp cần lựa chọn những chiến lược then chốt để triển khai. Bởi vì, nguồn lực của doanh nghiệp có hạn và luôn bị biến đổi, nếu phân bổ tràn lan sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của doanh nghiệp.
Tính linh hoạt và mềm dẻo
Đặc tình này là cần thiết đối với cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Sự thích ứng linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh khi có vấn để xảy ra sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro không đáng có.
Mục tiêu phải dễ điều chỉnh theo sự biến động của thị trường
Tính dài hạn
Đặc tính này chỉ mang tính tương đối vì sẽ có những chiến lược được hoàn thành trong thời gian ngắn, nhưng cũng có những chiến lược thực hiện trong thời gian dài. Tuy nhiên, với những vấn đề lớn, phức tạp, đòi hỏi đầu tư nhiều nguồn lực thì cần có chiến lược dài hạn để thực hiện.
Tính thời đại
Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, tăng cường hội nhập như hiện nay, thì việc đưa ra các chiến lược không chỉ còn bị gò bó trong một quốc gia mà cần mở rộng ra các nước trên thế giới. Điều sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp học tập những điều mới mẻ và rút kinh nghiệm cho những thiếu sót.
Tính cụ thể và tính lượng hóa
Đặc tính này có nghĩa là chiến lược phải cụ thể và đo lường được. Các bức thực hiện càng cụ thể, chi tiết thì khả năng đo lường càng chính xác. Tính lượng hóa của chiến lược là việc làm rõ mục tiêu tổng quát, cần tính toán dự báo các chỉ tiêu cụ thể.
Vì sao doanh nghiệp cần hiểu về chiến lược và quản trị chiến lược hiệu quả?
Trong kinh doanh, chiến lược là đường lối dẫn dắt doanh nghiệp phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Đồng thời, chiến lược cũng thể hiện tầm nhìn của nhà lãnh đạo về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc đề ra chiến lược và có phương pháp quản trị khéo léo chính là một thách thức lớn để nhà lãnh đạo cân bằng được nguồn lực thực tế của doanh nghiệp với những tiềm lực phát triển trong tương lai.
Chiến lược và quản lý chiến lược đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp
Nhắc đến chiến lược là ta đang nhắc đến chiến lược kinh doanh mang tính tổng quan nhằm định hướng phát triển cho toàn bộ tổ chức. Quản trị chiến lược theo quan điểm ngày nay thường chú trọng đến công tác hoạch định chiến lược tổ chức. Nhà lãnh đạo sẽ tối ưu hóa các mục tiêu và triển khai công việc cho từng bộ phận, phân bổ nguồn lực phù hợp để đảm bảo hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch đề ra.
Nếu nhà lãnh đạo thiếu kiến thức về chiến lược và quản trị chiến lược, đây là lỗ hổng rất lớn gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp. Điều này khiến cho năng lực cạnh tranh bị hạn chế, khả năng phát triển dậm chân tại chỗ và không thể trụ vững trên thị trường trong thời gian dài.
Chính vì điều này, việc nhà lãnh đạo chủ động cập nhật, bổ sung các kiến thức chuyên sâu về chiến lược là gì và quản trị chiến lược chính là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp có thể mở rộng mô hình kinh doanh, đạt được những thành tựu đáng mơ ước. Một nhà quản trị chiến lược tài giỏi sẽ rất quyết đoán trong các vấn đề mang tính quyết định, tự tin dẫn dắt hướng dẫn chỉ đạo giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Chương trình Chiến lược & Quản trị hiện đại của Viện FMIT có gì đặc biệt?
Sự điều hành hiệu quả của nhà quản trị chính là cầu nối để giúp gắn kết sức mạnh nội bộ nhằm tạo nên một giá trị chung to lớn. Để làm được điều này, nhà lãnh đạo phải thực sự hiểu về chiến lược là gì cũng như biết cách quản trị thông minh. Vậy làm thế nào để nhà lãnh đạo có thêm những kiến thức cốt lõi về quản trị chiến lược cũng như tích lũy thêm nhiều kỹ năng khác hữu ích cho việc đưa ra chiến lược phù hợp?
Hiểu được nỗi băn khoăn của nhiều nhà lãnh đạo, Viện FMIT đã triển khai chương trình Chiến lược và Quản trị hiện đại. Chương trình dành cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Quản lý cấp cao, Bộ phận chiến lược, Quản lý các bộ phận và các phòng ban,… Thông qua chương trình đào tạo chuẩn quốc tế này, nhà lãnh đạo sẽ được tiếp thu hệ thống kiến thức chuẩn quốc tế về chiến lược và quản trị hiện đại. Học viên cũng được khám phá nhiều mô hình hiện đại hỗ trợ trong việc xây dựng triển khai, đánh giá, cải tiến chiến lược,…
Học viên tham gia khóa đào tạo chương trình Chiến lược và Quản trị chiến lược tại viện FMIT
Chương trình học sử dụng công cụ, kỹ thuật hiện đại để giúp các nhà lãnh đạo có thêm nhiều cơ hội phát triển và đổi mới về chiến lược.
Như vậy, Viện FMIT đã giúp khách hàng hiểu rõ, chi tiết hơn về chiến lược là gì. Qua bài viết trên đây, bạn cũng đã phần nào nhận thấy tầm quan trọng của chiến lược và quản trị chiến lược trong doanh nghiệp. Khóa học của Viện FMIT sẽ là bước đệm vững chắc để giúp các nhà lãnh đạo có thể tự nhiên hơn nữa trong việc định dưỡng, dẫn dắt doanh nghiệp phát triển. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được tư vấn một cách nhanh chóng và kịp thời.