Chiến lược là gì? 4 bước lập chiến lược kinh doanh thành công

chiến lược là gì

Nếu như mục tiêu được ví như kim chỉ nam của doanh nghiệp, thì chiến lược chính là phương hướng để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu. Vậy cụ thể chiến lược là gì? Chiến lược khác chiến thuật và kế hoạch ở đâu và làm thế nào để lập được chiến lược đúng đắn? Hãy cùng Blog TopCV tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm chiến lược là gì?

Khá nhiều người chưa hiểu rõ chiến lược là gì. Khái niệm chiến lược được hiểu là một tập hợp tổng thể các quyết định được sắp xếp theo hệ thống, có tính nhất quán trong dài hạn nhằm theo đuổi một mục tiêu xác định. Có thể coi chiến lược như chiếc xương sống cho một dự án, một tổ chức hay doanh nghiệp, là phương hướng để tổ chức phát triển vững mạnh. 

Vai trò của chiến lược đối với doanh nghiệp, tổ chức

Với bất cứ doanh nghiệp nào, việc xác định chiến lược đúng đắn sẽ là yếu tố then chốt quyết định nên thành công. Nếu chiến lược sai lầm, doanh nghiệp sẽ không thể phát triển được và có thể đối diện với nguy cơ thua lỗ, mất thị phần vào tay đối thủ thậm chí có thể biến mất khỏi thị trường kinh doanh. 

chiến lược là gì

Những yếu tố làm nên một chiến lược kinh doanh là gì?

Để có thể xây dựng chiến lược kinh doanh thành công giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu cần có những yếu tố quan trọng dưới đây:

Đánh giá chính xác thông tin về nguồn lực, thị trường và đối thủ

Để có thể xây dựng được một chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường kỹ càng, tìm ra insight của khách hàng, phân tích nguồn lực, vị thế của doanh nghiệp và các đối thủ trên thị trường có cùng phân khúc. Khi nắm chắc được những thông tin này, doanh nghiệp mới có thể xác định đúng chiến lược cho ngành hàng, sản phẩm, tránh những ảo tưởng, sai lầm về thị trường cũng như định vị thương hiệu. 

chiến lược là gìNghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược

>>> Xem thêm: Doanh thu là gì? Chi tiết cách tính từng loại doanh thu của doanh nghiệp

Chiến lược phải có mục tiêu lớn (big goal) rõ ràng

Hãy xác định mục tiêu lớn cho chiến lược một cách rõ ràng, chính xác, tránh tham lam quá nhiều mục tiêu lớn cho một chiến lược, hay lập mục tiêu không phù hợp với tình hình nguồn lực và thị trường đã nghiên cứu. Mục tiêu rõ ràng là mục tiêu có căn cứ để đánh giá bằng số liệu (định lượng), không nên sử dụng những mục tiêu chung chung, cảm tính.

Chiến lược cần có sự nhất quán xuyên suốt

Khi đã xác định được mục tiêu, chiến lược cần tập trung vào mục tiêu đó một cách thống nhất trong suốt thời gian thực hiện chiến lược. 

4 bước quản trị chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp

Dưới đây là 4 bước xây dựng và quản trị chiến lược giúp nhà hoạch định chiến lược có thể lập được một kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Bước 1: Phân tích chiến lược

Một số công cụ để phân tích chiến lược có thể kể đến như:

Phân tích SWOT: Đây là mô hình phân tích căn bản được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Mô hình phân tích SWOT gồm 4 yếu tố: Strength – Weakness – Opportunity – Threaten (Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức)

Market Segmentation: Đây là công cụ giúp doanh nghiệp so sánh được điểm giống, khác nhau giữa các nhóm khách hàng trên thị trường, từ đó đưa ra được thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp cần tập trung trong chiến lược kinh doanh.

Ngoài ra còn nhiều công cụ khác như PEST, Mô hình 5 áp lực của M.Porter, Phân tích chuỗi giá trị,… mà các nhà chiến lược có thể tham khảo.

chiến lược là gìMô hình SWOT

>>> Tham khảo: Ngành quản trị kinh doanh nên học trường nào tốt nhất?

Bước 2: Lập chiến lược kinh doanh

Để lập chiến lược, nhà quản trị cần nắm chắc 4 trụ cột: Tài chính, khách hàng, quy trình và cuối cùng là nhân sự. Dựa trên 4 trụ cột này, người lập chiến lược vẽ nên bản đồ chiến lược bao gồm mục tiêu chính xuyên suốt và các mục tiêu nhỏ dựa trên mục tiêu lớn tương ứng với từng giai đoạn của dự án. Từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục đích từng giai đoạn, nhằm đạt được mục tiêu lớn cuối cùng.

Bước 3: Thực thi chiến lược

Để thực hiện chiến lược đã đề ra, cần xây dựng được kế hoạch tương ứng với từng giai đoạn của chiến lược, tận dụng mọi nguồn lực, nhân sự, vốn,… mà doanh nghiệp có. Trong mỗi giai đoạn cần linh hoạt giữa các chiến thuật kinh doanh khác nhau nhằm mamg tới hiệu quả tốt nhất cho dự án.

Bước 4: Theo dõi và đánh giá chiến lược

Các bộ chỉ số như KPI hay OKR cần được áp dụng để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của dự án tương ứng với mỗi đội nhóm hay mỗi cá nhân. Từ những chỉ số này, nhà quản trị có thể nhận biết được mức độ thành công của chiến dịch để có phương án điều chỉnh, gia tăng hoặc giảm bớt các biện pháp hoặc thay đổi chiến thuật linh hoạt nhất.

>>> Tham khảo: Kỹ năng lập kế hoạch là gì? Phương pháp lập kế hoạch công việc 5W – H – 2C – 5M

Mong rằng, thông qua những chia sẻ, tìm hiểu nói trên đã giúp bạn nắm rõ hơn chiến lược là gì và cách lập một bản chiến lược kinh doanh hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm HOT thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm