Chiến lược là gì – Làm thế nào để có một chiến lược hiệu quả?
Chiến lược là gì? Chiến lược là một thuật ngữ không còn xa lạ gì đối với các doanh nghiệp. Nhưng liệu các nhà lãnh đạo, quản lý đã hiểu rõ khái niệm này, đã biết các áp dụng nó một cách đúng đắn chưa? Nếu bạn cũng đang mông lung chưa rõ chiến lược là gì, bạn đang đau đầu để tìm cách xây dựng và áp dụng chiến lược hiệu quả, thì hãy đọc ngay bài viết này để giải đáp nhé.
I. Chiến lược là gì?
Chiến lược và chiến thuật là 2 khái niệm dễ gây nhầm lẫn. Để giúp bạn hiểu rõ chiến lược là gì, chúng tôi sẽ cùng bạn định nghĩa cũng như phân biệt cả 2 khái niệm trên.
1. Định nghĩa chiến lược là gì?
Chiến lược (Strategy)là tổ hợp những quyết định, hành động, cách thức, các mục tiêu dài hạn… được lên kế hoạch để đạt được mục tiêu hướng đến. Từ này vốn có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, chiến lược khi đó được hiểu là phương án để có thể chiến thắng đối thủ trong cuộc chiến.
Chiến lược là một kế hoạch tổng thể, được xem là một kế hoạch công việc toàn diện. Việc sở hữu một chiến lược rõ ràng, chi tiết thì cho dù chưa thể nắm chắc phần thắng cũng tăng xác suất thành công.
2. Chiến lược và chiến thuật có gì khác nhau?
“Chiến lược” và “Chiến thuật” là hai khái niệm rất hay bị nhầm lẫn, vậy chiến thuật là gì? Chiến thuật được giải thích đơn giản là phương pháp hành động để đạt được một mục tiêu cụ thể.
Chiến thuật khác với chiến lược ở những điểm sau:
-
Chiến thuật được coi là hành động để đạt được một mục tiêu cụ thể, còn chiến lược mang tính tích hợp đảm bảo được mục tiêu dài hạn.
-
Chiến thuật có thể được hiểu là một tập hợp con của chiến lược. Bởi vậy không có chiến lược thì chiến thuật cũng cũng không thể làm được gì.
-
Chiến thuật có rủi ro ít hơn chiến lược.
-
Chiến thuật có thể thay đổi theo điều kiện thị trường như thời tiết, nhiệt độ…
II. Mục tiêu chiến lược là gì?
Mục tiêu chiến lược là điều tiên quyết cần phải thực hiện, nhờ việc xác định và đặt được mục tiêu nên có thể xác định được phương hướng hoạt động, kế hoạch kinh doanh, chiến thuật cụ thể trong từng giai đoạn.
Có nhiều loại mục tiêu khác nhau như: Mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu thương hiệu,.. tùy thuộc vào mỗi loại mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ tập trung những hoạt động chính nhằm đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Xác định mục tiêu chiến lược cần được xây dựng trên tình hình thực tiễn về phát triển, giai đoạn tăng trưởng và những đánh giá liên quan đến trong lĩnh vực kinh doanh, có như vậy thì chiến lược mới có thể hiệu quả, ổn định.
Bạn đang khó khăn trong việc quản lý
HÃY THAM KHẢO NGAY PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC MISA AMIS
III. 5 Yếu tố giúp chiến lược thành công?
Chiến lược nắm giữ vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực, để có được một chiến lược thành công, nó phải đáp ứng được nhiều yếu tố, vậy những yếu tố đó là gì?
1. Mục Đích
Hãy xác định mục đích của bạn khi tạo ra một chiến lược là gì. Việc xác định mục tiêu chiến lược sẽ giúp bạn
- Chỉ ra con đường cho chính
- Tập trung các lực lượng để đạt được mục tiêu
- Doanh nghiệp của mình có thể nhận thức rõ hơn
- Đem lại định hướng rõ ràng cho nhân viên
2. Phạm vi chiến lược
Khi xác định được phạm vi chiến lược, doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp về đối tượng khách hàng cũng như phân khúc thị trường. Việc lựa chọn này cần phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình
Những vấn đề trong phạm vi chiến lược cần được làm sáng tỏ là thị trường, khách hàng mục tiêu, sản phẩm, giá trị, vị trí chiến lược…
3. Yếu tố giá trị khách hàng
Yếu tố giá trị khách hàng ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận, để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần xác định được chính xác nhu cầu của khách hàng, giá trị mà các khách hàng mong muốn nhận được từ sản phẩm, dịch vụ của mình.
Từ việc xác định được giá trị khách hàng, bạn có thể vạch ra những hoạch định chiến lược là gì? nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, nhờ đó mà thu hút và ghi điểm trong mắt khách hàng về thương hiệu cũng như sản phẩm, dịch vụ của mình.
4. Yếu tố hệ thống hoạt động
Trong nội dung chiến lược, ngoài yếu tố giá trị khách hàng, việc truyền tải về giá trị và lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy doanh thu.
Thông qua hệ thống hoạt động phối hợp giữa các bộ phận như Marketing, chăm sóc khách hàng… dưới các hình thức tiếp cận khách hàng tinh tế, chuyên nghiệp có thể giúp doanh nghiệp tạo ra các chuỗi giá trị vượt bậc, gây dấu ấn đối với khách hàng. Độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ cũng được tăng lên đáng kể.
5. Yếu tố năng lực
Mỗi dơn vị đều có một giá trị cốt lõi riêng. Khi xây dựng chiến lược, việc xác định được điểm mạnh mà doanh nghiệp sở hữu sẽ tạo tiền đề thuận lợi hơn khi tìm con đường phát triển. Đồng thời nâng cao vị thế của mình trên thị trường, định hướng mục tiêu phát triển bền vững cho sau này.
IV. Lợi ích của việc xây dựng chiến lược là gì?
Để xây dựng chiến lược mang lại lợi ích thì cần xác định rõ xem mục tiêu chiến lược là gì? để xác định được bạn cần thực hiện các bước sau
1. Xây dựng định hướng phát triển của doanh nghiệp
Sở hữu một chiến lược rõ ràng, cụ thể sẽ giúp cho bạn có một cái nhìn tổng quan với nhiều góc nhìn mới. Nó góp phần điều chỉnh hoạt động kịp thời theo đúng định hướng và mục tiêu đặt ra. Nó cũng giúp các nhân viên, bộ phận hiểu rõ lý do mà doanh nghiệp tồn tại cũng như sứ mệnh của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận là gì, từ đó có những đóng góp, xây dựng phù hợp để phát triển.
2. Nắm bắt vị trí trên thị trường
Với bất cứ một doanh nghiệp hay tổ chức nào, việc xác địnhđược vị trí trên thị trường là rất quan trọng trong việc định hướng. Không chỉ thế, biết rõ mình đang ở đâu và đối chiếu với mục tiêu đã đề ra trước đó còn đem lại. Những chiến thuật, những biện pháp mới phù hợp với tình hình.
3. Nâng cao hiệu suất kinh doanh
Dù đích đến của một chiến lược là ngắn hay dài thì việc có mục tiêu cụ thể cũng giúp cho bạn có một hướng đi tối ưu. Nó cũng xác nhận các hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Mỗi bộ phận sẽ ý thức được vai trò của mình trong chiến lược này và tìm cách đẩy mạnh năng suất công việc để đạt được các dấu mốc thành tựu, mang về, hiệu suất kinh doanh tốt.
Bên cạnh đó, chiến lược còn giúp kiểm soát được sự phát triển. Đội ngũ quản lý sẽ biết được đâu là hoạt động cần tập trung cải thiện và phát triển, lược bớt một số hoạt động không cần thiết để tránh gây mất thời gian, công sức.
4. Tạo sự phối hợp linh hoạt giữa các bộ phận
Một chiến lược thành công đòi hỏi mọi nhân viên giữa các bộ phận phải biết cách phối hợp linh hoạt, hiệu quả với nhau. Đây cũng là cơ hội để các phòng ban trong doanh nghiệp làm việc và có sự trao đổi chuyên môn, nâng cao các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ… Điều này là tiền đề để các nhân viên trong doanh nghiệp có thể cùng nhau phát triển, nâng cao năng lực.
Ngày ngay để tạo ra sự liên kết giữa các phòng ban, các doanh nghiệp thường dùng đến phần mềm quản lý công việc, giúp tối ưu năng suất lao đông, tiết kiệm thời gian quản lý,..
5. Đưa ra quyết định đúng đắn
Thay vì đưa ra quyết định dựa vào những đánh giá chủ quan từ phía doanh nghiệp, chiến lược sẽ đem đến cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện để có thể xem xét và ra quyết định đúng đắn nhất.
V. 5 bước xây dựng một chiến lược ấn tượng, đột phá
Để có một chiến lược đột phá bạn cần làm các bước sau:
Bước 1. Thiết lập mục tiêu
Bước đầu xây dựng chiến lược, doanh nghiệp cần phải xác định được mục tiêu hoặc mục đích dài hạn trong tương lai. Tất nhiên, những mục tiêu hay mục đích này cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá khách quan từ thực tiễn để có những phương pháp, hướng đi phù hợp để đạt được mục tiêu.
Trong việc thiết lập mục tiêu cho chiến lược, các mục tiêu thường là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư…
Nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ, vừa mới thành lập, bởi các doanh nghiệp này thường chưa biết phải tập trung vào điều gì. Mục tiêu chiến lược còn là thước đo cho sự phát triển của mình, nó được sử dụng như một tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý đến những yếu tố khi xác định mục tiêu là: cơ hội, nguyện vọng của cổ đông, khả năng tài chính…
Với AMIS công việc, Phần mềm thông minh giao việc đầy đủ gồm người giao việc, người nhận việc, người liên quan, các hạng mục thành phần, tài liệu liên quan, thời hạn hoàn thành,… giúp quá trình lên mục tiêu hiệu quả.
Bước 2: Đánh giá tình hình
Để đánh giá khách quan tình hình, xây dựng chiến lược hiệu quả, lãnh đạo cần đánh giá dựa trên 2 lĩnh vực:
Đánh giá môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công ty, để xác định được yếu tố nào là cơ hội, yếu tố nào là nguy cơ thì đòi hỏi bạn phải nghiên cứu môi trường kinh doanh. Một số yếu tố quan trọng để đánh giá là: kinh tế, công nghệ, các sự kiện chính trị, quan hệ xã hội, áp lực thị trường…
Đánh giá nội lực: Doanh nghiệp cần có những nghiên cứu sâu về thế mạnh cũng như điểm yếu của các mặt như quản lý, marketing, hoạt động nghiên cứu, khả năng tài chính…
Bước 3: Xây dựng chiến lược
Sau khi đã xác định mục tiêu và đánh giá tình hình, sẽ chuyển sang giai đoạn lựa chọn chiến lược. Trong quá trình này, doanh nghiệp dựa vào những thông tin thu thập được từ việc nghiên cứu, đánh giá để cân nhắc. Có thể xem xét nó dựa trên các tiêu chí như nguồn lực, chi phí, thời gian – tiến độ…
Một chiến lược tốt đòi hỏi phải giải quyết 3 vấn đề sau:
-
Mục tiêu cần đạt là gì?
-
Đối thủ cạnh tranh gồm có những ai? Thế mạnh của họ là gì?
-
Lợi thế cạnh tranh của mình là gì và nên cạnh tranh như thế nào?
Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện chiến lược
Trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện chiến lược gồm 2 giai đoạn liên quan mật thiết đến nhau:
-
Giai đoạn tổ chức: Tổ chức nguồn lực và ngoài doanh nghiệp để củng cố
-
Giai đoạn chính sách Phát triển chính sách chi tiết hơn
chiến lược
đã đề ra.
Tải ngay mẫu quy trình phối hợp giữa các phòng ban
Bước 5: Đánh giá kết quả và kiểm soát
Ở giai đoạn này, bạn cần xác định xem chiến lược có phù hợp với các tiêu chí cũng như mục tiêu mà công ty đề ra ban đầu hay không. Điều này vừa giúp bạn biết được tiến độ, hiệu quả mà chiến lược mang lại, vừa kiểm soát được chiến lược đi theo đúng hướng mong muốn.
VI. 3 cấp chiến lược ở trong doanh nghiệp
Thông thường trong doanh nghiệp sẽ có 3 cấp chiến lược chính là
- Chiến lược cấp công ty: Tại chiến lược này bạn cần trả lời các câu hỏi như: Ngành gì, công ty nên tập trung đầu tư vào đâu, tại sao lại như vậy. Hoặc Quốc Gia, lãnh thổ nào mà mình nên tập trung đầu tư.
- Chiến lược cấp đơn vị: Tại đây bạn cần làm rõ cách thức để kinh doanh hiệu quả, làm thế nào để cạnh tranh với các đối thủ khác
- Chiến lược cấp chức năng: Đây là chiến lược ở các cấp bộ phận, chức năng. Tại cấp này các nhà quản lý cần xác định rõ vấn đề, để vận hành doanh nghiệp hiệu quả, tiết kiệm thì sẽ làm như thế nào.
VII. Tạm kết
Trên đây là các thông tin cơ bản và quan trọng về chiến lược là gì? cũng như cách xây dựng chiến lược hiệu quả trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tháo gỡ phần nào những thắc mắc về chiến lược!
3,203
Đánh giá bài viết
[Tổng số:
2
Trung bình:
5
]