Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple có gì đặc biệt?

Chiến lược khác biệt biệt hóa sản phẩm là làm cho sản phẩm hay dịch vụ của công ty mang lại sự độc đáo, khác biệt trong tâm trí khách hàng. Chiến lược này mang lại vị trí vững chắc cho thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. Một trong những thương hiệu đã và đang rất thành công với chiến lược khác biệt hóa sản phẩm chính là Apple. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu chiến lược marketing của Apple thông qua việc áp dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của họ trong bài viết dưới đây.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là gì?

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là định vị sản phẩm một cách độc đáo, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh mà sự khác biệt đó phải được khách hàng cảm nhận được và mang lại lợi ích cho họ. Sự khác biệt đó có thể thể hiện thông qua thiết kế hoặc danh tiếng sản phẩm, đặc tính của sản phẩm hay dịch vụ, các chính sách hỗ trợ sản phẩm,… Các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh, tiềm lực tài chính và sự sáng tạo của doanh nghiệp để lựa chọn những yếu tố quyết định sự khác biệt của sản phẩm.

Tại sao lại cần sự khác biệt hóa?

Sự cần thiết của chiến lược khác biệt hóa sản phẩmSự cần thiết của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm sẽ tạo nên một vị trí chắc chắn cho thương hiệu để cạnh tranh trong thị trường. Khác biệt hóa giúp doanh nghiệp có lợi thế hơn so với những đối thủ cạnh tranh vì có niềm tin của khách hàng vào sản phẩm, điều này sẽ dẫn đến khả năng ít biến động hơn của giá cả.

Trong dài hạn, sự khác biệt hóa sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận cao hơn do có được niềm tin của khách hàng và vị trí thuận lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh khi phải đương đầu với các loại hàng hóa thay thế.

>>>Xem thêm: 6 Chiến lược Marketing nổi tiếng đến từ những thương hiệu lớn

Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

Ưu điểm:

  • Đối với những đối thủ cạnh tranh khác

Khi sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, ta có thể thấy doanh nghiệp sẽ ít bị cạnh tranh hơn do các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sự khác biệt so với những sản phẩm khác trên thị trường và hầu như rất khó để giả. Đồng thời khách hàng cũng tin tưởng, lựa chọn sản phẩm khác biệt hơn.

Ngoài ra, đối với những đối thủ hiện tại hoặc mới gia nhập ngành muốn cạnh tranh được trong lĩnh vực thì phải tạo cho mình một thế mạnh, một sự khác biệt riêng. Điều này sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc để nghiên cứu và sản xuất.

  • Đối với khách hàng 

Việc sử dụng chiến lược khác biệt hóa sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp trở nên khác biệt, ấn tượng, và hữu ích hơn so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường. Điều đó sẽ mang đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Khi khách hàng đã quen với việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, thì họ sẽ rất ngại và khó khăn khi chuyển sang một sản phẩm khác mà không có những sự khác biệt hay lợi ích lớn hơn.

  • Đối với các nhà cung cấp

Trong chiến lược khác biệt hóa để có một sản phẩm đặc thù, khác biệt thì sản phẩm đầu vào cũng phải có chất lượng cao nhất định. Giá cả đầu vào cao cũng khiến cho chi phí sản xuất tăng lên. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ quan tâm là sản phẩm khác biệt này được khách hàng quan tâm với mức giá bao nhiêu hơn là chi phí sản xuất. Chính vì vậy với chiến lược này, các nhà cung cấp có thể bán các nguyên liệu sản xuất của mình với một mức giá cao hơn.

Nhược điểm:

  • Doanh nghiệp phải bỏ ra thời gian và số vốn đầu tư lớn
  • Đối với những sản phẩm có sự khác biệt từ thiết kế hay các đặc điểm vật lý thì việc bị bắt chước của các đối thủ cũng rất dễ dàng.
  • Khi theo đuổi chiến lược này thì doanh nghiệp rất dễ đưa ra những sản phẩm với những đặc tính cao quá mức cần thiết nhưng khách hàng lại không cần. Chính vì vậy dẫn đến việc tốn kém về chi phí mà lại không đạt được hiệu quả.
  • Chiến lược khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ, phần chênh lệch giá phải lớn hơn chi phí bổ xung để tạo ra được sự khác biệt cho sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp không thể xem nhẹ vẫn đề chi phí của mình. Cần phải giảm chi phí ở những phần nào không làm ảnh hưởng đến tính khác biệt của sản phẩm.

Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa sản phẩmƯu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Ví dụ về chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple

Kể từ những năm 1980, thương hiệu Apple đã sử dụng thành công sự chiến lược khác biệt sản phẩm để tách các sản phẩm của mình ra khỏi các sản phẩm của các nhà sản xuất thiết bị điện tử khác. Từ các máy tính Macbook đến các máy nghe nhạc iPod, các thiết bị di động iPhone và iPad, Apple đã sử dụng một chiến lược phân biệt để nhắm mục tiêu một phần của thị trường tiêu dùng và gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng các sản phẩm của hãng vượt trội hơn hẳn trên thị trường.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của AppleChiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple

1. Thiết kế sản phẩm

Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt. Các sản phẩm công nghệ iPod, iPhone, iPad của hãng không hề có những tính năng mới và nổi bật ngay từ những ngày đầu mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của sản phẩm. Ví dụ như chiếc iPod của Apple không phải chiếc máy nghe nhạc được phát minh ra đầu tiên được yêu thích bởi nó đẹp như một món trang sức cho người sử dụng hay chiếc Ipad với thiết kế sang trọng, mỏng, nhẹ là những thứ làm người ta nhớ đến Apple. Chiếc đồng hồ Apple Watch cũng có thể sẽ định nghĩa lại cái mà người ta vẫn gọi là đồng hồ để xem giờ như Senko hay Rado hay là trang sức thời trang cao cấp như Longin, Rolex hay Omega.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2000 với Tạp chí Fortune, Jobs giải thích về đổi mới mà Apple mang đến cho khách hàng:

“Đó không có nghĩa là chúng tôi không lắng nghe khách hàng, nhưng thật khó để họ có thể kể cho bạn những gì họ cần khi họ chưa từng thấy bất kì cái gì giống như thế”

Các sản phẩm của AppleCác sản phẩm của Apple

2. Khác biệt hóa nhờ sử dụng hệ điều hành chính hãng Apple

Thay vì sử dụng hệ điều hành Window như các hãng máy tính khác, Apple sử dụng hệ điều hành Mac cho các dòng máy tính cảu họ. hệ điều hành này được nhiều người sử dụng trở thành “fans” bởi sự tao nhã cùng với đó là tính bảo mật cao, dễ sử dụng và ổn định. Điều này cũng được Apple lặp lại ở chiếc điện thoại iPhone, iPad với hệ điều hành iOS. Hệ điều hành iOS với RAM dung lượng cao giúp điện thoại và máy tính bảng của Apple chạy mượt hơn so với các đối thủ cạnh tranh dùng Android.

Thành công từ chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của AppleThành công từ chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple

3. Chiến lược giá

Một yếu tố khác trong kế hoạch phân biệt sản phẩm bắt nguồn từ chiến lược giá của công ty. Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm với mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì mức lợi nhuận cao. Các sản phẩm Apple giá thấp nhất liên tục rơi vào tầm trung, nhưng khách hàng sẵn lòng trả giá đó cho chất lượng cao của trải nghiệm người dùng. Chiến lược định giá này ngược lại các nhà sản xuất máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại di động khác khi đưa ra các thiết bị có chi phí thấp hơn.

Giá sản phẩm iphone 13Giá sản phẩm iphone 13

4. Hình thức PR sản phẩm có 1-0-2

Thay vì quảng cáo rầm rộ cho sản phẩm hay chiến lược truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như những hãng khác thì Apple lại lựa chọn PR sản phẩm đơn giản chỉ với buổi ra mắt sản phẩm và “khoe” với giới truyền thông và các khách hàng của mình sự khác biệt và tính năng vượt trội mà sản phẩm của hãng mang lại. Cùng với đó, nhờ có sự trung thành của khách hàng và sự tò mò mỗi khi hãng cho ra mắt sản phẩm mới, các khách hàng và các kênh truyền thông tự nhắc đến Apple mà hãng không hè phải tốn kém chi phí cho hoạt động quảng cáo như các đối thử cạnh tranh. Hơn hết, hình thức marketing lan truyền chính là chìa khóa mang đến thành công cho thương hiệu một cách nhanh nhất và hiệu quả tuyệt vời.

Apple ra mắt sản phẩm Iphone 13Apple ra mắt sản phẩm Iphone 13

Kết luận

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm thực sự là giải pháp hiệu quả mang tính dài hạn cho doanh nghiệp trong tình hình cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay. Một trong những thương hiệu đã thành công với khác biệt hóa sản phẩm đáng học hỏi chính là thương hiệu Apple. Thành công mà Apple có được từ chiến lược khác biệt hóa sản phẩm chính là sự trung thành của các khách hàng của thương hiệu này.

Khánh Khiêm – MarketingAI

5/5 – (1 bình chọn)