Chiến lược khác biệt hóa là gì? Xây dựng chiến lược khác biệt hóa

Có lẽ bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có một mục tiêu hòa nhập với thị trường. Tuy nhiên để làm nổi bật thương hiệu, sản phẩm của mình so với những đối thủ cạnh tranh luôn là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp luôn xem đây là một trong những vấn đề quan trọng cần có giải pháp.  Đối với một doanh nghiệp, nếu muốn khác biệt với đối thủ trên thị trường cần phải có sự chuẩn bị và triển khai về nhiều mặt. Chiến lược khác biệt hoá sẽ là một phương pháp giúp cho những doanh nghiệp tạo nên sự bức phá trên thị trường. 

Đọc thêm: Chính Sách Khách Hàng Là Gì? Cách Xây Dựng CSKH Tối Ưu Cho DN

Nội dung chính

  • Chiến lược khác biệt hóa là gì?
  • Phân loại chiến lược khác biệt hóa 
  • Cách xây dựng chiến lược hóa cho doanh nghiệp
  • Phân tích ưu và nhược điểm của chiến dịch khác biệt hóa
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • Kết luận

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

chiến lược khác biệt hóa là gìchiến lược khác biệt hóa là gìchiến lược khác biệt hóa là gì

Phương pháp khác biệt hoá là một cách tiếp cận nhằm định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các công ty phát triển bằng cách cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn độc đáo. Những mặt hàng này sẽ thu hút hơn so với những sản phẩm đã và đang có trên thị trường từ đối thủ cạnh tranh.

Mục tiêu chính của chiến lược khác biệt hoá là giúp các doanh nghiệp thành công trong việc gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường kinh tế căng thẳng ngày nay. Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp cần phải phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu của người tiêu dùng và định vị giá trị thương hiệu trên thương trường. Đây chính là một giải pháp mà các công ty có thể chứng minh rằng họ có thể đáp ứng những yêu cầu từ khách hàng. 

Phân loại chiến lược khác biệt hóa 

Phân biệt chiến lược khác biệt hóaPhân biệt chiến lược khác biệt hóaPhân biệt chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hoá được chia thành hai loại phổ biến đối với các doanh nghiệp là: 

  • Chiến lược khác biệt hóa phổ quát 
  • Chiến lược khác biệt hoá hẹp
  • Chiến lược khác biệt hóa phổ quát

Chiến lược khác biệt hóa phổ quát sẽ bao gồm việc xây dựng thương hiệu theo một cách khác biệt cho nhiều đối tượng khách hàng. Việc này được các doanh nghiệp áp dụng với mục đích chính là làm nổi bật thương hiệu hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác và sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng.

Ví dụ: Starbuck là một trong những thương hiệu lớn đã áp dụng chiến lược khác biệt hóa phổ quát để tạo lợi thế cạnh tranh. Phương pháp này đã giúp cho Starbuck và các sản phẩm của doanh nghiệp trở nên khác biệt hoàn toàn hơn trong lĩnh vực kinh doanh cà phê của các công ty khác. 

  • Chiến lược khác biệt hoá hẹp 

Khác với chiến lược đã được đề cập ở trên, chiến lược hóa tập trung là một phương pháp có phần an toàn hơn cho các doanh nghiệp. Thị trường sẽ được chia thành những phân khúc nhỏ, hay còn được biết đến là thị trường ngách (niche market) hoặc thị trường hẹp (narrow market). Trong các thị trường này, các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn một môi trường không cạnh tranh khốc liệt, ít sự chú ý và không đầu tư nhiều.

Nhờ lợi thế này, công ty có thể chiếm lĩnh thị trường bằng cách cung cấp các mặt hàng độc đáo và đặc biệt phải đáp ứng nhu cầu của người dùng trong các thị trường này. Những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới mở có thể lựa chọn phương pháp này là một bước đệm cho các thành công lớn hơn trong tương lai. 

Ví dụ: Hai công ty lớn như BMW và Apple đã sử dụng chiến lược hoá hẹp. Thay vì cung cấp những sản phẩm khác nhau, hai thương hiệu lại chú trọng vào việc phát triển những sản phẩm đã có sẵn. Những người tiêu dùng của hai doanh nghiệp này sẵn sàng trả một cái giá rất cao vì những đặc điểm duy nhất của các sản phẩm từ hai thương hiệu này. 

Cách xây dựng chiến lược hóa cho doanh nghiệp

Ma trận thể hiện mức độ quan trọng của xây dựng chiến lược khác biệt hóa và giá cảMa trận thể hiện mức độ quan trọng của xây dựng chiến lược khác biệt hóa và giá cảMa trận thể hiện mức độ quan trọng của xây dựng chiến lược khác biệt hóa và giá cả

Còn nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn xem chiến lược khác biệt hoá là một thách thức to lớn. Mỗi ngày các chiến lược lại được ra đời theo nhiều cách và nhiều loại khác nhau. Chính vì điều này, mỗi doanh nghiệp luôn phải đổi mới và nhạy bén về sự biến động của thị trường. Để đạt được những điều đó, các công ty có thể áp dụng cách thức cơ bản sẽ được nêu dưới đây. 

  • Nâng cấp các chức năng/ tính năng mới cho sản phẩm, dịch vụ 

  • Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ có thể quyết định sự khác biệt của một doanh nghiệp 

  • Khai thác và tìm kiếm những nhu cầu tiêu dùng mới 

  • Đưa ra những giải pháp có thể đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhiều khách hàng cùng một thời điểm.

  • Chứng minh độ tin cậy cao của sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng 

  • Sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có thể thay thế để đổi mới sản phẩm.

Phân tích ưu và nhược điểm của chiến dịch khác biệt hóa

Mặc dù chiến dịch khác biệt hoá là một công cụ cực kì cần thiết để các doanh nghiệp tạo nên sự độc đáo của thương hiệu và thành công trên thị trường.

Nhưng bên cạnh đó phương pháp này cũng đi kèm một số nhược điểm mà bất kì doanh nghiệp cũng nên lưu ý để tránh rủi ro không mong muốn. 

Ưu điểm

  • Khách hàng sẽ được xây dựng một lòng tin vững chắc đối với sản phẩm, dịch vụ được cung cấp nhờ sự khác biệt hoá. Vì vậy, những yếu tố khác như giá bán của sản phẩm sẽ không là nỗi lo lắng của khách hàng.

  • Các doanh nghiệp có thể dựa trên những đặc điểm độc đáo của sản phẩm họ cung cấp để nâng cấp giá trị và định giá cao mặt hàng.

  • Khi những công ty có thể sử dụng tối ưu các lợi ích của chiến lược khác biệt hóa, họ sẽ hoàn toàn gặt hái được một khoản lợi nhuận cao.

  • Chiến lược khác biệt hoá cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tạo nên những rào cản, khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh khi muốn gia nhập.

Nhược điểm

  • Các doanh nghiệp cần chuẩn bị ngân sách an toàn và khoảng đầu tư lớn.

  • Công ty sẽ luôn cần một nguồn nhân lực lớn và một đội ngũ hùng hậu nhạy bén đối với sự liên tục thay đổi của thị trường và có thể đưa ra những giải pháp đột phá để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

  • Khách hàng có thể vẫn sẽ lo ngại về giá cả của mặt hàng, mặc dù sản phẩm có sự khác biệt hơn so với những mặt hàng khác trên thị trường.

  • Công nghệ thay đổi luôn ảnh hưởng đến sự nhận thức của khách hàng về những sản phẩm trên thị trường.

Có thể thấy mỗi lựa chọn đều mang đến ưu điểm và khó khăn cho doanh nghiệp, việc cân nhắc quyết định nào cho phù hợp rất quan trọng đối với các giám đốc.

Kết luận

Phương pháp khác biệt hoá chính là cánh cửa thành công cho những doanh nghiệp đang muốn đổi mới và vương xa hơn trong một thị trường thay đổi mỗi ngày như bây giờ. 

Công ty nhỏ hoặc mới mở có thể sử dụng phương pháp này như một bàn đạp để đánh bóng thương hiệu và giới thiệu những sản phẩm khác biệt đến với các khách hàng tiềm năng. 

Tạo Tài Khoản Affiliate Tại Dinos