Chiến lược cạnh tranh là gì? Cách xác định chiến lược phù hợp

Chiến lược cạnh tranh là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Các loại chiến lược cạnh tranh và cách xác định chiến lược cho doanh nghiệp của bạn

Chiến lược cạnh tranh là một khái niệm quan trọng trong marketing. Các công ty sử dụng chiến lược cạnh tranh để gia tăng lợi nhuận và mở rộng hoạt động. Hiểu rõ chiến lược cạnh tranh là gì có thể giúp bạn đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

1. Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh là một hệ thống các chính sách, hành động mà một doanh nghiệp thực hiện để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hiểu đơn giản đó là quá trình xác định và xây dựng kế hoạch hành động dài hạn nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng các chiến lược cạnh tranh khác nhau để nâng cao giá trị sản phẩm và dịch vụ của họ. Đồng thời chiến lược này cũng giúp đem lại cho doanh nghiệp nguồn doanh thu bền vững.
chiến lược cạnh tranh

2. Phân biệt chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh

Chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh là hai khái niệm được sử dụng rất nhiều trong marketing. Trong kinh doanh cần nắm rõ khác biệt giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh là gì.
Chiến lược kinh doanh là một khái niệm rộng hơn nhiều so với chiến lược cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh gói gọn tất cả các hành động và chiến lược mà doanh nghiệp sẽ thực hiện. Bao gồm cách quản lý, giải quyết các vấn đề chiến lược, chống lại sự cạnh tranh từ đối thủ,…
Trong khi chiến lược kinh doanh nhằm đem gia tăng lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Trong khi đó chiến lược cạnh tranh chỉ là kế hoạch hành động nhằm cung cấp giá trị vượt trội trong thị trường mục tiêu và ngăn chặn sự cạnh tranh.

3. Vai trò của chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến các chiến lược tổng thể của một doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh, sẽ rất khó để tìm thấy lợi thế độc đáo so với các đối thủ. Chiến lược cạnh tranh cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển những ý tưởng mới cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra chiến lược cạnh tranh còn giúp:

  • Khám phá và khai thác các cơ hội mới.
  • Duy trì sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy sự đổi mới để theo kịp những phát triển công nghệ trên thị trường.\

vai trò của chiến lược cạnh tranh

4. Các loại chiến lược cạnh tranh

Về cơ bản có ba loại chiến lược cạnh tranh phổ biến thường được các doanh nghiệp sử dụng. Bao gồm: Chiến lược dẫn đầu chi phí,Chiến lược khác biệt hóa, Chiến lược tập trung.

4.1 Chiến lược dẫn đầu chi phí

Chiến lược dẫn đầu chi phí hướng tới giữ mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp để tiết kiệm tiền. Tuy nhiên hạ thấp chi phí không đồng nghĩa với việc cung cấp các sản phẩm chất lượng kém. Để chiến lược dẫn đầu chi phí thành công, doanh nghiệp cần cung cấp sản phẩm với chất lượng tối thiểu ở mức “có thể chấp nhận được”.
Chiến lược này hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, công suất sản xuất cao và có nhiều kênh phân phối. Việc sản xuất số lượng lớn sản phẩm sẽ giúp hạ thấp chi phí thông qua việc mua sỉ nguyên liệu, áp dụng công nghệ giúp tăng năng suất. Nhờ đó sản phẩm của doanh nghiệp duy trì được giá thành thấp hơn so với các đối thủ.
chiến lược dẫn đầu chi phí
Xem thêm:

4.2 Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa hoàn toàn đối lập với chiến lược dẫn đầu chi phí. Không phải tất cả các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường đều cần một mức giá thấp để thu hút khách hàng. Trong chiến lược này, doanh nghiệp cố gắng tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình bằng cách tăng thêm giá trị cho chúng. Giá trị này có thể được thể hiện qua thiết kế hoặc chức năng của sản phẩm. Chiến lược khác biệt hóa nhằm thu hút những khách hàng sẵn sàng chi nhiều hơn để sử dụng các sản phẩm đem đến trải nghiệm tốt hơn. Đồng thời ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh giành mở rộng thị phần.
Đổi mới, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chú trọng dịch vụ khách hàng, tiếp thị sáng tạo đều có thể là một phần của chiến lược khác biệt hóa.
chiến lược khác biệt hóa

4.3 Chiến lược tập trung

Một số doanh nghiệp chọn tập trung vào một hoặc nhiều phân khúc thị trường hẹp để giảm sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn. Chiến lược tập trung giúp các công ty có nguồn lực hạn chế vẫn có thể đạt được lợi thế cạnh tranh. Chiến lược tập trung có thể triển khai theo hai hướng: chi phí tập trung hoặc khác biệt hóa tập trung.

  • Chiến lược chi phí tập trung có phần tương tự như chiến lược dẫn đầu về chi phí. Tuy nhiên chiến lược chi phí tập trung hướng đến việc phục vụ cho một thị trường cụ thể. Chiến lược này vẫn cố gắng đưa ra mức giá thấp nhất, nhưng ở trong một phân khúc thị trường duy nhất với các sở thích và nhu cầu cụ thể.
  • Chiến lược khác biệt hóa tập trung tương tự như chiến lược biệt hóa. Cả hai chiến lược đều cố gắng làm nổi bật các thuộc tính hoặc tính năng độc đáo của sản phẩm. Tuy nhiên trong khi chiến lược khác biệt hóa nhằm thu hút một thị trường rộng lớn hơn. Thì chiến lược khác biệt hóa tập trung lại chú trọng thu hút một phân khúc thị trường cụ thể. Chiến lược này thường không ưu tiên hạ thấp giá thành của sản phẩm. Mà sẽ cố gắng làm nổi bật sự độc đáo trong sản phẩm của doanh nghiệp khi so với các đối thủ cạnh tranh.

chiến lược tập trung

5. Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn chiến lược cạnh tranh

Để quyết định chiến lược cạnh tranh phù hợp với doanh nghiệp cần thử nghiệm và cân nhắc cẩn thận. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét để xác định chiến lược cạnh tranh là gì sẽ phù hợp với công ty bạn:

  • Quy mô của doanh nghiệp: Các công ty có quy mô nhỏ nên lựa chọn các chiến lược nhắm vào thị trường ngách. Vì đây là thị trường với sức tiêu thụ vừa phải, ít cạnh tranh phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Ngược lại các công ty có quy mô lớn có thể chọn chiến lược khác biệt hóa hoặc chiến lược dẫn đầu chi phí để mở rộng thị trường.
  • Các nguồn lực hiện có của công ty: Nguồn lực của công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược cạnh tranh. Nguồn lực phải bao gồm khả năng tài chính và nhân sự. Ví dụ khi tiến vào thị trường Việt Nam, Haidilao đã lựa chọn chiến lược khác biệt hóa. Vì công ty đã có sẵn quy trình phục vụ cùng hệ thống đào tạo nhân viên rất tốt. Nhờ đó Haidilao đã tạo ra sự khác biệt với khả năng “chiều khách” số một.
  • Danh tiếng hiện có của một công ty: Đây cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi xây dựng chiến lược cạnh tranh. Một công ty có danh tiếng lâu đời có thể xem xét thực hiện một trong những chiến lược khác biệt hóa khi công ty cố gắng mở rộng sang các thị trường khác nhau.

xác định chiến lược cạnh tranh
Ngoài ra còn có thể để xác định chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp còn cần cân nhắc đến nhiều yếu tố khác.

6. Tạm kết

Chiến lược cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này của Nhà hàng số bạn đã có đáp án cho câu hỏi Chiến lược cạnh tranh là gì. Đồng thời có những nhận định để lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh sẽ tiếp tục giải đáp những câu hỏi xoay quanh các kiến thức chuyên sâu mới nhất trong ngành F&B.

4.9/5 – (15 bình chọn)