Chia sẻ mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Trong quá trình mang thai làn da của mẹ bầu sẽ bị ngứa, rát, khô, nổi mề đay… Vậy có cách nào để trị ngứa cho mẹ bầu? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các mẹo trị ngứa dân gian cho bà bầu an toàn, hiệu quả. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.
Tình trạng ngứa da ở bà bầu có nguy hiểm không?
Phụ nữ khi mang thai sẽ có những sự thay đổi về tâm trạng, cân nặng, vóc dáng, làn da dễ bị kích ứng nổi mẩn ngứa. Ngay cả khi có tác động nhỏ từ môi trường cũng sẽ làm cho các cơn ngứa tái phát khó chịu.
Phần lớn các thai phụ sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa nhiều vào 3 tháng cuối thai kỳ do hiện tượng các tế bào phôi thai xâm nhập vào cơ thể chị em. Khi đó các rối loạn tự miễn ra tạo ra cảm giác ngứa ngáy hoặc cũng có thể do cơ thể mẹ có sự thay đổi nội tiết.
Một số trường hợp bị ngứa ngáy là do bệnh gan Obstetric Cholestasis – OC gây ra.
Bệnh sẩn phù ở phụ nữ mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy ở bà bầu.
Có một số ít các chị em phụ nữ bị ngứa rát âm đạo do mất cân bằng hormone trong cơ thể hoặc do ăn uống thiếu chất.
Hầu hết khi bị ngứa ngáy sẽ ít gây ra các ảnh hưởng đến thai nhi. Khi xuất hiện tình trạng ngứa ngáy sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như chán ăn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu lâu dần không được khắc phục sẽ gây ra suy nhược cơ thể, bên cạnh đó khi gãi mạnh dẫn đến xước da mất thẩm mỹ.
Các mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn
Những cơn ngứa ngáy xuất hiện ở bề mặt da với mức độ nhẹ không quá nghiêm trọng các bạn có thể áp dụng những bài thuốc từ dân gian để trị ngứa an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả cao, cụ thể như:
Trị ngứa từ muối hạt
Đột nhiên xuất hiện tình trạng ngứa ngáy sau đó nhanh chóng lan rộng ra thì có thể dùng muối hạt. Tác dụng của muối hạt là sát trùng, kháng khuẩn và cải thiện nhanh chóng triệu chứng ngừa, hạn chế các tình trạng nổi mẩn.
Hướng dẫn thực hiện
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ ngứa mà sẽ dùng muối với các cách khác nhau:
- Trường hợp bị ngứa do lạnh: Sao muối hạt nóng lên và bọc vào vải mềm sau đó chườm nhẹ nhàng lên những vùng da bị ngứa. Chính nhiệt độ của muối hạt đó sẽ giúp đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy do ức chế sự dẫn truyền thần kinh.
- Trường hợp ngứa do nhiệt độ không khí cao: Hòa muối hạt vào nước mát và khuấy đều. Tiếp đến dùng khăn sạch thấm nước muối đã được hòa tan, vắt khô và chườm lên những vị trí ngứa ngáy, nóng rát.
- Trường hợp triệu chứng ngứa lan ra khắp người: Khi tắm thêm vào đó 2 – 3 muỗng cà phê muối hạt và thực hiện tắm như bình thường. Có thể dùng kết hợp thêm các loại lá để nâng cao hiệu quả điều trị như lá khế, trà xanh…
Dùng gừng tươi
Gừng tươi là loại gia vị được sử dụng rất nhiều trong nhà bếp để chế biến món ăn nhưng theo quan niệm Đông y gừng có công dụng trong tán hàn, trừ ngừa, hỗ trợ điều trị nổi sẩn.
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng trong gừng tươi có chứa tác dụng giúp giảm ngứa, chống viêm đồng thời có khả năng bảo vệ mô da, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra nhờ vào hoạt chất zingerol và gingerol.
Hướng dẫn sử dụng
- Cách 1: Dùng gừng tươi rửa sạch cắt lát cho vào nước tắm và gội như bình thường.
- Cách 2: giã gừng tươi lấy nước cốt sau đó hòa vào với nước ấm theo tỉ lệ 1:1, tiếp đến thoa lên khu vực ngứa ngáy cần điều trị, sau đó giữ im trên da trong khoảng 5 – 10 phút. Cuối cùng rửa lại với nước sạch.
Dùng nha đam
Nha đam là nguyên liệu được nhiều chị em phụ nữ sử dụng trong làm đẹp bởi công dụng dưỡng ẩm tự nhiên, hạn chế tác nhân gây ngứa, đặc biệt có thể tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
Hướng dẫn thực hiện
- Dùng nha đam tươi rửa sạch, bỏ vỏ lấy phần gel trong.
- Bôi gel nha đam lên vùng da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy.
- Massage nhẹ nhàng để các tinh chất thiên nhiên thẩm thấu vào các tế bào.
- Sau đó làm sạch bằng nước mát.
Công thức trị ngứa bằng ngải cứu
Trong y học cổ truyền cây ngải cứu có tác dụng giúp an thai, chữa đau bụng do hàn, chữa khỏi chứng nổi mề đay, rối loạn kinh nguyệt…
Hướng dẫn sử dụng
- Rửa sạch ngải cứu tươi ngâm với nước muối pha loãng.
- Rang ngải cứu cùng với muối hạt trong 10 phút để nóng già.
- Sử dụng vải mềm mỏng để bọc cả ngải cứu và muối đã rang.
- Dùng chườm nóng lên các vùng da ngứa cần điều trị.
Lá kinh giới
Lá kinh giới có tác dụng giảm viêm, phòng ngừa tình trạng dị ứng như dị ứng với mỹ phẩm hoặc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, ma sát với khẩu trang.
Sử dụng lá kinh giới nấu với nước đun sôi các tinh dầu từ lá kinh giới sẽ bốc lên và thẩm thấu vào vùng da ngứa ngáy giúp đào thải bụi bẩn, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay bề mặt da.
Hướng dẫn sử dụng
- Rửa sạch lá kinh giới tươi non với nước muối loãng.
- Vớt ra vò nát nấu sôi với nước trong khoảng từ 5 – 10 phút.
- Xông hơi trong khoảng từ 5 – 10 phút. Chú ý giữ khoảng cách từ 30 – 40cm.
Xem thêm:
Lưu ý khi mang thai bị ngứa
Song song với việc dùng các mẹo vặt dân gian để trị ngứa mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày lành mạnh, cụ thể như:
- Giữ cho bề mặt da được sạch sẽ, khô thoáng, tắm rửa bằng các loại sữa tắm, sữa rửa mặt chuyên dụng. Chú ý không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh tránh tình trạng da khô.
- Nên sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng dành cho phụ nữ mang thai để cấp ẩm. Hãy lựa chọn các sản phẩm có thành phần từ tự nhiên để hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến da.
- Mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát để tránh các tổn thương đến làn da.
- Tránh sự tấn công của vi khuẩn lên các vùng da bị tổn thương thì không nên gãi quá mạnh.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất gây tổn thương đến da như chất tẩy rửa, hóa chất, bụi bẩn…
- Uống đủ lượng nước theo yêu cầu từ 2 – 2,25 lít nước/ ngày. Từ đó giúp thải độc tố có hại ra khỏi cơ thể.
- Sử dụng các thực phẩm giàu hàm lượng khoáng chất, vitamin, tránh các thực phẩm mà dễ gây dị ứng cho cơ thể.
- Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn như tham gia các lớp học về kỹ năng cho mẹ bầu, đọc sách, thiền, yoga bầu…
Hy vọng với các thông tin chia sẻ mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu ở trên đã giúp bạn đọc có thêm các kiến thức để loại trừ cơn ngứa hiệu quả, an toàn. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo không đưa ra các lời khuyên thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.