Chia sẻ 10 cách chữa sôi bụng hiệu quả mà bạn nên biết

Sôi bụng là tình trạng mà bất kỳ ai trong chúng ta đều đã từng gặp phải. Nhưng sôi bụng kéo dài có thể gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn cách chữa sôi bụng đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Chia sẻ 10 cách chữa sôi bụng hiệu quả mà bạn nên biết 1

Nguyên nhân dẫn đến sôi bụng

Sôi bụng là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý trong cơ thể. Sôi bụng xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Quá trình tiêu hóa thức ăn: Ống tiêu hóa tạo được thành bởi nhiều lớp cơ. Vì vậy, khi dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn sẽ tạo nên các âm thanh ùng ục, ào ào,…Xem chi tiết: Bụng kêu sau khi ăn

Đói bụng: Nghiên cứu cho thấy trục não – ruột kiểm soát sự thèm ăn và cảm giác no thông qua hệ thống thần kinh và nội tiết tố. Khi dạ dày trống rỗng, cơ thể sẽ tiết ra các hormon kích thích cảm giác thèm ăn. Kết quả là, các cơ trong hệ tiêu hóa co bóp mạnh mẽ tạo nên các âm thanh òng ọc, ầm ầm,….

Thói quen ăn uống: Một số người, đặc biệt là nhân viên văn phòng có thói quen ăn uống vội vàng, nhai không kĩ, vừa ăn vừa làm việc, nói chuyện trong lúc ăn. Điều này khiến cơ thể nuốt phải một lượng lớn khí vào đường ruột và gây ra tình trạng sôi bụng.

Ăn các thực phẩm khó tiêu: Một số thực phẩm như bông cải xanh, bắp cải, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước uống có gas, chất tạo ngọt nhân tạo,… làm tăng lượng khí trong ruột gây sôi bụng.

Tâm lý căng thẳng, lo lắng: Tình trạng căng thẳng, lo lắng khiến nhu động đường tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ hơn, gây nên tình trạng sôi bụng.

Một số bệnh lý đường tiêu hóa: Một số bệnh về đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh không dung nạp Lactose, bệnh không dung nạp Gluten,… cũng là nguyên nhân dẫn đến sôi bụng.

Xem chi tiết: Các bệnh lý thường gặp gây sôi bụng

10 cách chữa sôi bụng đơn giản mà hiệu quả

Các giải pháp chữa sôi bụng từ thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng bởi tính an toàn, tiện dụng và tiết kiệm chi phí. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa sôi bụng đơn giản dưới đây:

1. Bí quyết chữa sôi bụng từ quế

1. Bí quyết chữa sôi bụng từ quế 1

Trong y học cổ truyền, quế có vị cay, tính ấm có tác dụng trừ lạnh, thông huyết mạch, ấm tỳ vị. Trong dân gian, quế thường được dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, bụng đầy chướng, sôi bụng,…

Bạn có áp dụng các cách sau để chữa sôi bụng:

Cách 1:

  • Hòa tan 1 nửa thìa cà phê bột quế vào 250ml nước sôi.
  • Khuấy đều tay cho bột quế tan hết.
  • Để một thời gian cho nước nguội bớt, sau đó lọc bỏ phần cặn rồi uống.

Cách 2:

  • Đun khoảng 2g quế lấy nước cốt.
  • Sau đó, bỏ một ít gạo vào nấu cháo với nước cốt.
  • Trước khi tắt bếp, bạn cho thêm một ít đường đen.
  • Nên ăn cháo lúc còn ấm. Mỗi đợt dùng khoảng 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả chữa sôi bụng.

2. Chữa sôi bụng bằng lá tía tô

Tía tô không chỉ là loại rau thơm quen thuộc mà còn là một vị thuốc quý. Trong đông y, tía tô được xếp vào nhóm các vị thuốc giải biểu (ra mồ hôi) và phát tán phong hàn (do nhiễm lạnh gây nên). Ngoài ra, tía tô được biết đến là có công dụng trong chữa đầy bụng, ngộ độc thức ăn, sôi bụng rất hiệu quả.

Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Chuẩn bị khoảng 30g lá tía tô.
  • Đem rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
  • Xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt để uống.
  • Bạn nên thực hiện phương pháp này đến khi triệu chứng sôi bụng thuyên giảm.

Ngoài ra, bạn có thể dụng lá tía tô để nấu cháo cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng sôi bụng.

3. Cải thiện tình trạng sôi bụng từ nước gạo rang

Nước gạo rang được đánh giá là thức uống tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc cung cấp nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể như carbohydrate, omega, các vitamin và khoáng chất, nước gạo rang còn được sử dụng để điều trị các triệu chứng như tiêu chảy, sôi bụng, biếng ăn,…

Bạn làm nước gạo rang theo các bước sau:

  • Chuẩn bị 100g gạo tẻ hoặc gạo lứt.
  • Cho gạo vào chảo rang đến khi gạo sang chuyển sang màu vàng đậm và có mùi thơm thì dừng lại.
  • Bỏ gạo vừa rang xong vào nồi nhỏ, đổ thêm 300 ml nước.
  • Đun trong khoảng 5 phút. Để nguội rồi chắt lấy nước uống.

Bạn nên uống một lượng vừa phải, không nên uống quá nhiều. Đặc biệt, khi xuất hiện tình trạng tiêu chảy, đầy bụng, ớn lạnh, khó tiêu, bạn nên ngừng sử dụng nước gạo rang.

3. Cải thiện tình trạng sôi bụng từ nước gạo rang 1

4. Mẹo chữa sôi bụng từ sữa chua

Sữa chua là nguồn bổ sung một số lượng không nhỏ các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa giúp xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.

Sữa chua còn có khả năng cung cấp acid cho dịch dạ dày, từ đó kích thích cảm giác thèm ăn và giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, sữa chua là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất như protein, vitamin B2, acid lactic,… và các khoáng chất như canxi, kẽm,…

Người bệnh nên chọn các loại sữa chua không đường, tiệt trùng để đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị sôi bụng.

5. Cách chữa sôi bụng bằng gừng tươi

Gừng là một trong những gia vị quá đỗi quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Gừng có khả năng ức chế hoạt động của histamin và acetylcholin, từ đó làm giảm co thắt cơ trơn ở ruột và giảm tình trạng sôi bụng. Bên cạnh đó, gừng có tính chống viêm, giảm đau, kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng – một trong những nguyên nhân dẫn đến sôi bụng.

Bạn có thể áp dụng một trong các cách dưới đây để chữa sôi bụng:

Cách 1:

  • Lấy khoảng 60g gừng đem nướng lên rồi giã nát.
  • Sau đó đem rang rồi bọc vào một miếng vải và đắp lên bụng.
  • Đắp trong khoảng 1 – 2 giờ. Cách này không chỉ giúp chữa sôi bụng mà còn trị tiêu chảy rất hữu hiệu.

Cách 2:

  • Lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch rồi đem giã nát lấy nước.
  • Pha thêm 150ml nước sôi vào nước gừng và thêm một chút mật ong cho dễ uống.
  • Uống một cốc nước gừng mật ong vào mỗi buổi sáng giúp tình trạng sôi bụng giảm rõ rệt.

Cách 3:

  • Lấy 1 củ gừng tươi thái thành từng lát mỏng.
  • Dùng 2 – 3 lát gừng cho vào cốc thủy tinh chứa 100ml nước sôi.
  • Chờ khoảng 5 phút rồi uống.
  • Sau khi uống khoảng 20 – 30 phút, tình trạng sôi bụng sẽ thuyên giảm.

5. Cách chữa sôi bụng bằng gừng tươi 1

6. Cải thiện triệu chứng sôi bụng bằng củ riềng

Theo y học cổ truyền, củ riềng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau, tiêu hóa thức ăn, chữa đau bụng do lạnh. Ngoài ra, củ riềng chứa hoạt chất galangola có tác dụng chữa đầy hơi, sôi bụng,…

Các cách thực hiện:

Cách 1:

  • Thái riềng thành lát mỏng, đem muối chua.
  • Khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Một ngày nên dùng 2 – 3 lần.

Cách 2:

  • Lấy riềng tươi đem rửa sạch, cạo bỏ vỏ rồi thái lát phơi khô.
  • Nghiền thành bột rồi cho vào bát trộn đều với mật ong thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn.

7. Chữa sôi bụng hiệu quả với trần bì

Trần bì là vị thuốc làm từ vỏ cam, vỏ quýt đã được phơi hoặc sấy khô. Trần bì là vị thuốc được dùng phổ biến trong đông y. Tinh dầu trong trần bì có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn. Ngoài ra, trần bì còn giúp loại bỏ lượng khí thừa ra khỏi hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng.

Trần bì có hoạt tính kháng khuẩn cao, ngăn cản quá trình sinh sôi và phát triển của các chủng vi khuẩn gây hại cho đường ruột.

Các bước thực hiện:

Cách 1:

  • Lấy một lượng vừa đủ trần bì đem xé nhỏ rồi rửa qua nước ấm.
  • Sau đó, cho vào cốc nước sôi hãm từ 10 – 15 phút rồi uống. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống khi còn ấm và lọc bỏ phần bã.
  • Uống liên tục cho đến khi triệu chứng giảm bớt.

Cách 2:

  • Hãm hoặc sắc 15 – 20g trần bì lấy nước.
  • Đem nước sắc được nấu với gạo tẻ thành cháo.
  • Thêm đường, muối, gia vị phù hợp với khẩu vị.

7. Chữa sôi bụng hiệu quả với trần bì 1

8. Mẹo chữa sôi bụng từ bạc hà

Từ xa xưa, bạc hà được biết đến là loại thảo mộc chứa nhiều hoạt chất có lợi cho hệ tiêu hóa, làm dịu cơn đau do đầy hơi, chướng bụng gây ra. Bạc hà chứa hàm lượng lớn Menthol giúp loại bỏ khí thừa – nguyên nhân chủ yếu gây sôi bụng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g lá bạc hà khô, 50ml tinh dầu bạc hà và 100ml rượu 90 độ.
  • Mỗi ngày dùng 5 giọt hỗn hợp trên pha với nước nóng để uống.

Uống 1 tách trà bạc hà vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp làm giảm căng thẳng và ngủ sâu giấc hơn.

9. Chữa sôi bụng, đầy hơi bằng cách massage bụng

Massage bụng là một trong những biện pháp giúp làm giảm áp lực từ ổ bụng và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, massage bụng còn giúp giải phóng một lượng lớn endorphin, từ đó làm giảm cơn đau do đầy hơi, sôi bụng gây ra.

Bạn massage nhẹ nhàng vùng thượng vị (trên rốn) đến vùng dưới rốn. Thực hiện massage trong khoảng 5 phút. Massage bụng mỗi ngày 2 lần giúp đánh bay tình trạng sôi bụng một cách nhanh chóng.

10. Chườm nóng giúp cải thiện tình trạng sôi bụng

Chườm nóng là biện pháp làm tăng tuần hoàn máu, giãn mạch và giảm kích thích thần kinh, nhờ đó tình trạng chướng bụng, sôi bụng biến mất một cách nhanh chóng.

Bạn có thể chườm nóng bằng các vật dụng sau:

  • Túi chườm ấm.
  • Sử dụng khăn ấm.
  • Chai nước nóng. Tuy nhiên, bạn nên dùng một miếng vải mỏng để lót, tránh để tiếp xúc trực tiếp với da bụng.

Bạn nên thực hiện chườm mỗi lần từ 5 – 7 phút, thực hiện liên tục đến khi hết cảm giác sôi bụng.

10. Chườm nóng giúp cải thiện tình trạng sôi bụng 1

Một số lưu ý giúp chữa sôi bụng hiệu quả

Bạn cần lưu ý thực hiện chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt lành mạnh, hợp lý để cải thiện tình trạng sôi bụng. Bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất vào thực đơn hàng ngày bằng cách ăn nhiều trái cây và rau xanh, đặc biệt là khoai lang, chuối,…
  • Tránh xa các đồ ăn khó tiêu như đồ chiên xào, các loại rau bắp cải, súp lơ,…
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,…
  • Chia nhỏ bữa ăn và nên chia thành 5 – 6 bữa/ngày.
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm mà cơ thể không dung nạp, ví dụ như sữa và chế phẩm từ sữa đối với người không dung nap Lactose, bánh mì, ngũ cốc đối với người mắc bệnh không dung nạp Gluten,….
  • Ăn chậm, nhai kĩ giúp làm giảm lượng khí mà bạn nuốt phải, từ đó hạn chế tình trạng đầy hơi, sôi bụng.
  • Các thực phẩm dễ lên men và sinh nhiều khí không nên có mặt trong bữa ăn hàng ngày của bạn như đồ uống có gas, dưa muối, bánh bao, đậu, súp lơ…
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng bằng các bài tập thở sâu, ngồi thiền, tập yoga,…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao. Mỗi ngày, bạn nên dành 15 – 30 phút để tập thể dục sẽ giúp tình trạng sôi bụng của bạn được cải thiện đáng kể.

Đọc thêm: Sôi bụng điều trị bằng loại thuốc nào?

Tràng Phục Linh PLUS giúp cải thiện tình trạng sôi bụng

Tràng Phục Linh PLUS giúp cải thiện tình trạng sôi bụng 1

Tràng Phục Linh PLUS được chứng minh tác dụng qua nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện bởi khoa dược lý trường Đại học Y Hà Nội, Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh, Trường Y Keck và Đại học Nam California.

Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong số ít các sản phẩm tại Việt Nam được đăng tải công trình nghiên cứu trên trang Pubmed – Thư viện y khoa Quốc gia Hoa Kỳ. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về nghiên cứu tại đây.

Tràng Phục Linh PLUS giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng – một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sôi bụng. Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm của sự kết hợp khéo léo giữa các loại thảo dược như Hoàng bá, Bạch Phục Linh, Bạch truật,… và các chế phẩm sinh học như ImmuneGamma và 5-HTP.

  • Bạch truật: Đưa nhu động hệ tiêu hóa về mức bình thường và phục hồi thể trạng đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, Bạch truật còn giúp làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, sôi bụng, chướng bụng.
  • ImmuneGamma: Cung cấp vi khuẩn có lợi họ Lactobacillus cho hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • 5-HTP: Điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giảm nhu động ruột đồng thời làm giảm trạng thái căng thẳng, stress.

Bạn có thể tìm mua Tràng Phục Linh PLUS TẠI ĐÂY.

Trên đây là danh sách 10 mẹo chữa sôi bụng từ thiên nhiên vừa an toàn mà bạn có thể dễ dàng thực hiện. Trong trường hợp, bạn đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng sôi bụng vẫn tiếp diễn thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/319901#takeaway
  • https://medlineplus.gov/ency/article/003137.htm