Chỉ từ là gì? Vai trò trong câu và ví dụ minh họa chỉ từ
Chỉ từ là gì? Chỉ từ đóng vai trò gì trong câu? Ví dụ thực tế về chỉ từ, đọc bài viết này để hiểu và biết rõ thuật ngữ chỉ từ trong tiếng Việt.
Dưới đây là nội dung về bài học chỉ từ trong câu. Bao gồm khái niệm chỉ từ, vai trò và cho ví dụ minh họa. Các em tham khảo để làm bài tập tốt hơn.
Khái niệm chỉ từ là gì?
Theo sách giáo khoa lớp 6, chỉ từ là những từ ngữ để chỉ vào sự vật, hiện tượng giúp cho người đọc hoặc người nghe có thể xác định được những sự vật trong khoảng không gian hoặc thời gian.
Chỉ từ hay còn được gọi là đại từ chỉ định, cũng dùng để xác định chính xác tọa độ cũng như là vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.
Ví dụ minh họa:
Hôm ấy, tôi đã khóc một mình trong phòng.
=> Chỉ từ “ấy” là từ được dùng để xác định thời gian đã xảy ra trong quá khứ.
Em gái này và em trai kia rất dễ thương và tốt bụng.
=> Hai chỉ từ “này” và “kia” là hai từ xác định vị trí của em trai và em gái trong không gian.
Vai trò chỉ từ trong câu
Nhiệm vụ của chỉ từ: Chỉ từ trong câu làm phụ ngữ cho cụm danh từ.
Ví dụ:
Ngày xửa ngày xưa, có công chúa nọ, vô cùng xinh đẹp và được mọi người yêu mến.
=> Chỉ từ “Nọ” được đứng sau danh từ làm phụ ngữ cho danh từ “công chúa”.
Ở một vài trường hợp khác, chỉ từ còn đứng ở vị trí là chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Ví dụ:
Ngày kia, tôi có hẹn với bạn An.
=> Chỉ từ “Kia” đóng vai trò là trạng ngữ chỉ thời gian trong câu trên.
Cô gái ấy là người mà tôi thương
=>“Ấy” là chỉ từ trong câu, đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
Cách dùng chỉ từ
Chỉ từ là từ ngữ thông dụng được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn chương và trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày.
Trong các tác phẩm văn chương:
“Ăn cây nào rào cây nấy”
Trong các tình huống,giao tiếp hằng ngày:
Em tên là gì nào?
Quê em ở đâu?
=> Sử dụng những chỉ từ quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống hằng ngày và trong văn học.
Ví dụ minh họa chỉ từ
Ngôi nhà kia là quê hương tôi
=> Chỉ từ được sử dụng trong câu trên đó là từ “kia”
Vào một ngày nọ, tôi đã rất giận mẹ khi mẹ đã đọc trộm nhật ký của tôi. Lần đó, tôi đã lớn tiếng với mẹ, tôi cảm thấy hối hận vô cùng.
=> “nọ”, “đó” là chỉ từ được sử dụng trong câu trên.
An và tôi chơi rất thân với nhau. Đó là người bạn tôi trân trọng nhất.
=> “Đó” là chỉ từ được sử dụng trong câu. Chỉ từ trên có nhiệm vụ làm chủ ngữ trong câu trên.
Hôm ấy, tôi cảm thấy rất giận bản thân.
=> Chỉ từ trong câu “ấy”. Chỉ từ này làm nhiệm vụ là trạng ngữ của câu.
Viết đoạn văn có sử dụng chỉ từ
Mỗi ngày tôi đều thức dậy lúc 6 giờ sáng, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và chuẩn bị đến trường. Mẹ tôi là người thức dậy sớm nhất trong gia đình. Mẹ phải chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà và đưa tôi đến trường. Mẹ rất bận rộn với công việc ở công ty nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian để quan tâm và chăm sóc rất tốt cho tôi. Một ngày nọ, tôi bị sốt rất cao, mẹ đã bỏ hết công việc chỉ ở bên cạnh lo lắng, chăm sóc cho tôi. Tôi luôn biết ơn và cảm thấy yêu thương mẹ rất nhiều. Ngày ấy, bố tôi bị tai nạn giao thông để lại tôi và mẹ mà ra đi. Mẹ đã rất vất vả để có thể nuôi tôi khôn lớn. Con yêu mẹ.
Các chỉ từ được sử dụng trong đoạn văn: nọ, ấy.
Giải bài tập SGK có chỉ từ
Câu 1: Xác định chỉ từ, ý nghĩa.
1. Chỉ từ là từ “ấy”.
=> Ý nghĩa của chỉ từ của câu a: giúp định vị sự vật trong không gian. Nhiệm vụ: làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
2. Chỉ từ được sử dụng “đấy”, “đây”.
=> Ý nghĩa: giúp định vị sự vật trong không gian. Nhiệm vụ trong câu: làm chủ ngữ.
3. “nay” là chỉ từ được sử dụng trong câu.
=> Ý nghĩa chỉ từ “nay”: giúp định vị sự vật thời gian. Chức vụ làm trạng ngữ trong câu.
4. Chỉ từ được sử dụng là chỉ từ “đó”.
=> Ý nghĩa của chỉ từ: giúp định vị sự vật trong thời gian. Chức vụ được sử dụng làm trạng ngữ trong câu.
Câu 2
Thay thế các cụm in đậm bằng chỉ từ. Vì sao thay thế như vậy?
1. Thay thế cụm từ in đậm trong câu là “chân núi Sóc Sơn” bằng các chỉ từ sau: đấy, đó.
2. Thay thế cụm in đậm trong câu “bị lửa thiêu cháy” bằng chỉ từ sau: đó, này…
Câu 3:
Trong đoạn văn sử dụng các chỉ từ sau: năm ấy, chiều hôm đó, đêm nay.
=> Vì đây là truyện cổ tích nên không thể thay thế chỉ từ bằng các từ khác bởi đoạn không xác định chính xác thời gian sự việc.
Qua nội dung bài học về chỉ từ trên cũng đã giúp các em hiểu rõ khái niệm chỉ từ là gì, cách sử dụng cũng như vai trò của chỉ từ cùng các ví dụ minh họa. Chúc các em học tốt.
- Xem thêm: Câu trần thuật là gì? Chức năng và ví dụ về câu trần thuật
Thuật Ngữ –