Chi tiết tin


Tin tức, trao đổi nghiệp vụ

Tin tức, trao đổi nghiệp vụ

Phân biệt khái niệm cán bộ, công chức và viên chức


Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thuật ngữ “cán bộ” thường được sử dụng từ khá lâu tại các nước xã hộ chủ nghĩa và bao hàm phạm vi rộng những người làm trong khu vực nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. Thuật ngữ “công chức”, “ viên chức” mang nghĩa khái quát những người được tuyển dụng, nhận một nhiệm vụ nhất định, do Nhà nước trả lương và có nghĩa vụ phục vụ nhân dân, phục vụ Nhà nước. Tuy nhiên phạm vi xác định công chức và viên chức ở mỗi quốc gia lại có một quan điểm riêng phụ thuộc và thể chế chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước.

Ở Việt Nam, từ những năm trước khi Luật Cán bộ, công chức 2008 và Luật Viên chức 2010 được ban hành, việc phân định cán bộ, công chức và viên chức chưa được xác định rõ. Trong hệ thống pháp luật của nước ta, kể từ Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung) cho đến các luật khác (ví dụ như Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Luật Bình đẳng giới; Luật Giáo dục;…..) đều có những điều, khoản sử dụng các thuật ngữ “cán bộ”, “công chức”, “viên chức”, nhưng chưa có một văn bản luật nào giải thích các thuật ngữ này. Năm 2008, Luật Cán bộ, công chức được thông qua đã giải quyết tương đối triệt để việc phân định khái niệm “cán bộ”, “công chức”, “viên chức”  nhằm xây dựng và thực hiện cơ chế quản lsy, chính sách đãi ngộ khác nhau phù hợp với lịch sử hình thành và điều kiện thể chế chính trị.

Theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức năm 2018 thì cán bộ và công chức có tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ Ngân sách nhà nước (riêng trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã). Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với cơ chế hình thành.

Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức quy định cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.

Từ thực tế cho thấy, cán bộ luôn gắn với một chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, việc quản lý cán bộ thực hiện theo các văn bản pháp luật tương ứng. Do đó, căn cứ và tiêu chí do Luật quy định, những cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng căn cứ điều lệ Đảng, của tổ chức chính trị – xã hội quy định cụ thể. Còn với đối tượng làm việc tại cơ quan nhà nước sẽ được điều chỉnh bởi Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, …

Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức quy định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Với công chức là người đủ tiêu chí theo quy định pháp luật và được tuyển dụng làm việc trong cơ quan, đơn vị Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Việc quy định công chức là lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp là phù hợp với Hiến pháp và hoàn cảnh chính trị, thể hiện được trách nhiệm của nhà nước trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ công cơ bản cho người dân, bảo đảm sự phát triển của xã hội. 

Theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 định nghĩa viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Từ định nghĩa trên, có thể thấy viên chức là người được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển căn cứ vào nhu cầu, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập, do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là những người mà được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức), thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin – truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ… Những hoạt động này không nhân danh quyền lực chính trị hoặc quyền lực công, không phải là các hoạt động quản lý nhà nước mà chỉ thuần tuý mang tính nghề nghiệp gắn với nghiệp vụ, chuyên môn.

Tóm lại, một số điểm khác nhau cơ bản của cán bộ, công chức và viên chức bao gồm:

Tiêu chí

Cán bộ

Công chức

Viên chức

Căn cứ tuyển dụng

Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế

Được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế

Được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng

Điều kiện tuyển dụng

 

– Có quốc tịch Việt Nam;

– Có đơn đăng ký dự tuyển;

– Có lý lịch rõ ràng, có văn bằng chứng chỉ phù hợp;

– Có đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

– Bắt buộcngười tham gia dự tuyển phảitừ đủ 18 tuổi trở lên

 

– Có quốc tịch Việt Nam;

– Có đơn đăng ký dự tuyển;

– Có lý lịch rõ ràng, có văn bằng chứng chỉ phù hợp;

– Có đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao

– Không bắt buộcngười tham gia dự tuyển phảiđủ 18 tuổi trở lên.

Với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao,tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.

Nơi làm việc

Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện

– Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng).

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp).

– Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập

Thời gian tập sự

Không phải tập sự

– 12 tháng với công chức loại C.

– 06 tháng với công chức loại D.

Từ 3 – 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc.

Tiền lương

Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vịsự nghiệp công lập).

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập như các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao…

Hình thức kỷ luật

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Bãi nhiệm

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Giáng chức

– Cách chức

– Buộc thôi việc

 

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Buộc thôi việc

(Còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp)

Linh Chi

Các tin khác:

Huyện Hạ Hoà triển khai Kế hoạch tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật hằng tháng”

09/01/2023 4:25:41 CH

img

Ngày 30/12/2022 UBND huyện Hạ Hoà ban hành Kế hoạch số 1250/KH-UBND về việc tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật hằng tháng” năm 2023. Thông qua việc sinh hoạt “Ngày Pháp luật hằng tháng” nhằm kịp thời…

Sở Tư pháp phát động hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam ở nước ngoài”

26/10/2022 10:29:25 SA

img

Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”

18/08/2022 3:36:07 CH

img

Những khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

20/06/2022 4:59:06 CH

img

Kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm 2022

15/06/2022 10:52:47 SA

img

UBND huyện Tam Nông tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục Pháp luật về Luật đất đai tại xã Lam Sơn

25/01/2022 3:05:49 CH

img

Vừa qua, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Tam Nông phối hợp với UBND xã Lam Sơn tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Đất đai cho hơn 50 đại biểu là: Lãnh đạo Đảng ủy, Chính quyền,…

Bộ Tư pháp giới thiệu các mẫu pano phục vụ tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021

01/11/2021 9:38:27 SA

img

Thực hiện Quyết định số 1221/QĐ-BTP ngày 30/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2021, Bộ Tư pháp đã thiết kế các mẫu pano phục vụ tuyên…

Ngành Tư pháp Phú Thọ tích cực, chủ động tuyên truyền pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026

25/06/2021 8:44:14 SA

img

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2021 – 2026 diễn ra ngày 23/5/2021 đã thành công tốt đẹp với tỷ lệ cử tri đi bầu cử toàn tỉnh đạt 99,8%, bầu đủ số lượng 07 đại biểu Quốc hội, 70 đại…