Chi tiết sản phẩm
Mục Lục
Chi tiết sản phẩm
Trang này được in vào May 16, 2023. Để lấy phiên bản hiện tại, vui lòng truy cập https://help.shopify.com/vi/manual/products/details.
Chi tiết bạn cung cấp cho sản phẩm ảnh hưởng đến cách sản phẩm hiển thị với khách hàng, giúp bạn dễ dàng sắp xếp sản phẩm hơn và giúp khách hàng tìm được sản phẩm. Bạn không cần cung cấp mọi chi tiết cho từng sản phẩm.
Đối với sản phẩm không có mẫu mã, các mục Định giá, Hàng trong kho và Vận chuyển được hiển thị trên trang chi tiết sản phẩm. Nếu bạn thêm mẫu mã, những mục này sẽ không còn hiển thị trên trang chi tiết sản phẩm nữa. Để thay đổi chi tiết mẫu mã sản phẩm, hãy tham khảo phần Chỉnh sửa mẫu mã đối với sản phẩm hiện có.
Nếu muốn lưu thông tin hoặc tệp chuyên biệt cho sản phẩm, bạn có thể sử dụng trường thông tin bổ sung để thêm các trường tùy chỉnh vào trang sản phẩm. Nếu có chủ đề Online Store 2.0, chẳng hạn như Dawn, bạn có thể sử dụng trình biên tập chủ đề để kết nối các trường thông tin bổ sung với chủ đề và tùy chỉnh các trang hiển thị sản phẩm hoặc mẫu mã.
Lưu ý
Dù bạn có thể thay đổi chi tiết sản phẩm bất kỳ lúc nào nhưng các thay đổi có thể ảnh hưởng đến báo cáo. Để biết thông tin về mức độ ảnh hưởng của thay đổi đến cách sản phẩm hiển thị và được phân nhóm trong báo cáo, tìm hiểu thêm về Thay đổi chi tiết sản phẩm.
Tiêu đề và mô tả
-
Tiêu đề – Tên sản phẩm bạn muốn hiển thị cho khách hàng.
-
Description (Mô tả) – Phần mô tả sản phẩm. Phần này sử dụng trình soạn thảo văn bản đa dạng thức để bạn có thể định dạng văn bản. Mô tả chi tiết sản phẩm để thông báo và thuyết phục khách hàng tiềm năng. Nếu bạn là đại lý, đừng sử dụng bản mô tả chính xác của nhà sản xuất vì bạn muốn sản phẩm phải là duy nhất trên công cụ tìm kiếm.
Phát triển doanh nghiệp
Nếu bạn cần hỗ trợ viết mô tả hiệu quả cho sản phẩm, bạn có thể thuê chuyên gia Shopify.
Nội dung đa phương tiện
Hình ảnh, mô hình 3D và video cho khách hàng biết sản phẩm trông như thế nào. Để biết thông tin về cách thêm phương tiện cho sản phẩm, hãy tham khảo phần Phương tiện cho sản phẩm.
Định giá
-
Price (Giá) – Giá tiền bạn đang tính cho sản phẩm. Đặt đơn vị tiền tệ trên trang cài đặt General (Chung). Nếu bạn đang bán bằng nhiều đơn vị tiền tệ, nhấp vào Available in other currencies. Manage currencies (Có thể sử dụng đơn vị tiền tệ khác. Quản lý đơn vị tiền tệ) để xem cài đặt đơn vị tiền tệ. Nhấp vào Charge taxes on this product (Tính thuế sản phẩm này) nếu sản phẩm phải chịu thuế.
-
Giá gốc – Giá ban đầu cho sản phẩm đang bán. Khi bạn nhập giá gốc, sản phẩm sẽ hiển thị giá ưu đãi.
-
Tax code (Mã số thuế) – Với gói Shopify Plus, bạn có thể sử dụng dịch vụ thuế bên thứ ba. Nếu bạn sử dụng dịch vụ này, mã số thuế cho sản phẩm được hiển thị tại đây.
-
Cost per item (Chi phí trên mỗi mặt hàng) – Giá của sản phẩm hoặc mẫu mã. Ví dụ: Nếu bạn bán lại một sản phẩm, bạn có thể nhập giá đã thanh toán cho nhà sản xuất, không bao gồm thuế, phí vận chuyển hoặc các chi phí khác. Nếu bạn tự tạo sản phẩm, bạn có thể nhập giá trị dựa trên chi phí nhân công và nguyên vật liệu.
Đối với sản phẩm đã nhập chi phí—trừ khi bạn tính thuế trong giá sản phẩm—biên lợi nhuận dự kiến được hiển thị dưới trường Price (Giá) trên trang chi tiết sản phẩm. Biên lợi nhuận được tính theo công thức ([giá – chi phí] / giá) _ 100). Ví dụ: Nếu giá sản phẩm là 50 USD và chi phí là 30 USD, biên lợi nhuận (được tính bằng ([50 – 30] / 50) _ 100) là 40%.
Nếu cửa hàng của bạn sử dụng gói Shopify trở lên, bạn có thể truy cập báo cáo để phân tích chi phí sản phẩm và biên lợi nhuận của mình. Bạn cũng có thể tìm thấy giá vốn hàng bán (COGS).
Không bắt buộc nhập chi phí trên mỗi mặt hàng. Nếu bạn chọn nhập chi phí, đồng thời thêm số tiền cho tất cả các sản phẩm hiện có bằng cách sử dụng trang chỉnh sửa hàng loạt hoặc tác vụ nhập CSV. Khi cập nhật thông tin đồng loạt, bạn có thể tìm được giá trị lớn nhất từ báo cáo lợi nhuận.
Chí phí trên mỗi mặt hàng không áp dụng cho sản phẩm thẻ quà tặng.
Hàng trong kho
- SKU (đơn vị lưu kho) – Mã nhận dạng sản phẩm trong doanh nghiệp. Để theo dõi và báo cáo doanh số hiệu quả, mỗi SKU cần phải là duy nhất.
Không bắt buộc phải có SKU. Bạn có thể tự tạo định dạng SKU riêng. Để biết thêm thông tin về SKU, hãy tham khảo phần Định dạng SKU.
- Mã vạch (ISBN, UPC, GTIN, v.v.) – Mã vạch thường được bên bán lại sử dụng. Mã nhận dạng phải là Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) mới hoặc hiện có. Một số kênh bán hàng yêu cầu GTIN trước khi đăng sản phẩm lên kênh.
GTIN là mã nhận dạng duy nhất được sử dụng trên toàn cầu để lưu trữ và xác định vị trí thông tin sản phẩm. Các mã UPC, EAN và ISBN là ví dụ cho GTIN, độ dài các mã này có thể thay đổi tùy theo loại sản phẩm. Bạn có thể tìm thấy GTIN ở trên hoặc dưới mã vạch trên bao bì sản phẩm.
Shopify POS sử dụng mã vạch tại cửa hàng bán lẻ để đăng sản phẩm qua kênh Google.
Nếu sản phẩm không có GTIN, bạn có thể yêu cầu từ nhà sản xuất. Tìm hiểu cách lấy GTIN cho sản phẩm bạn sản xuất tại Trang web tiêu chuẩn GS1. Không tạo thông tin GTIN giả cho sản phẩm.
Để biết thông tin về cách nhập mã vạch bằng điện thoại thông minh, hãy tham khảo phần Quét mã vạch bằng camera của thiết bị.
-
Chính sách kiểm kê – Cài đặt cho theo dõi hàng tồn kho.
-
Có sẵn – Số lượng đơn vị lưu kho. Nếu bạn quản lý hàng trong kho tại nhiều địa điểm, số lượng sẽ được hiển thị cho từng địa điểm.
-
Sắp tới – Số lượng đơn vị sắp tới. Xem Đợt chuyển.
-
Đã có khách đặt – Số lượng đơn vị đã đặt hàng nhưng chưa được giao. Các đơn vị lưu kho thuộc đơn hàng nháp không được tính là đã có khách đặt cho đến khi đơn hàng nháp đó được đặt hàng.
Vận chuyển
-
Sản phẩm hiện vật – Chọn tùy chọn này cho sản phẩm hiện vật bạn vận chuyển.
-
Kích thước sản phẩm sẵn sàng đóng gói (Truy cập sớm) – Kích thước của sản phẩm khi đã sẵn sàng để đóng gói vào bao bì vận chuyển. Trường này chỉ xuất hiện khi chọn Sản phẩm hiện vật. Tham khảo Kích thước sản phẩm sẵn sàng đóng gói để tìm hiểu cách đo lường những kích thước này.
-
Trọng lượng – Trọng lượng thực tế của sản phẩm. Trường này chỉ xuất hiện khi chọn Sản phẩm hiện vật. Trọng lượng sản phẩm cần phải chính xác vì số liệu sẽ được sử dụng để tính phí giao hàng. Bạn có thể mua cân vận chuyển tại Cửa hàng trang thiết bị Shopify.
-
Bao bì mặc định (Truy cập sớm) – Bao bì vận chuyển bạn sử dụng cho đơn hàng chứa một mặt hàng của sản phẩm. Trường này chỉ xuất hiện khi chọn Sản phẩm hiện vật.
-
Bao gồm thông tin thuế quan để vận chuyển quốc tế – bạn có thể chọn mục này để lưu thông tin cần thiết khi vận chuyển sản phẩm đi quốc tế. Trường này chỉ xuất hiện khi chọn Sản phẩm hiện vật.
-
Sản phẩm hoặc dịch vụ kỹ thuật số – Chọn tùy chọn này khi sản phẩm của bạn là sản phẩm hoặc dịch vụ kỹ thuật số.
Mẫu mã
Đối với sản phẩm có nhiều mẫu mã, mục này hiển thị các tùy chọn cho sản phẩm, như màu sắc và kích cỡ. Để biết thêm thông tin về mẫu mã, tham khảo mục Mẫu mã.
Tùy chọn mua
Bạn có thể thêm tùy chọn mua cho sản phẩm, ví dụ như gói đăng ký, thử trước khi mua và đơn hàng đặt trước.
Nếu một sản phẩm hoặc bất kỳ mẫu mã nào của sản phẩm đó được áp dụng tùy chọn mua, cài đặt tùy chọn mua có liên quan sẽ hiển thị trong mục Tùy chọn mua của trang sản phẩm.
Bạn có thể chọn giới hạn để một sản phẩm chỉ có một tùy chọn mua, hoặc có thể bật cả tùy chọn mua và đơn mua một lần.
Tìm hiểu thêm về tùy chọn mua.
Xem trước hồ sơ công cụ tìm kiếm
Bản xem trước cách sản phẩm sẽ xuất hiện trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Nhấp vào Edit website SEO (Chỉnh sửa SEO trang web) để thay đổi bản xem trước.
Bản xem trước gồm tiêu đề sản phẩm, URL sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến và một phần mô tả. Để biết thông tin về cách thay đổi bản xem trước, hãy tham khảo phần Chỉnh sửa bản xem trước của hồ sơ trên công cụ tìm kiếm.
Trạng thái sản phẩm
Trạng thái sản phẩm xác định xem sản phẩm đã sẵn sàng để bán hay chưa.
Đối với sản phẩm mới tạo, trạng thái sản phẩm được đặt là Đang hoạt động theo mặc định. Đối với sản phẩm được sao chép và chưa lưu trữ, trạng thái sản phẩm được đặt là Bản nháp theo mặc định.
Bạn có thể đặt thành các trạng thái sau:
- Đang hoạt động: chi tiết sản phẩm đã hoàn thiện và sản phẩm đã sẵn sàng để bán.
- Nháp: cần hoàn thiện chi tiết sản phẩm để có thể bán.
- Đã lưu trữ: chi tiết sản phẩm đã hoàn thiện nhưng không bán sản phẩm nữa. Nếu lưu trữ sản phẩm, bạn sẽ ẩn sản phẩm khỏi trang quản trị và mọi khách hàng.
Đăng tải hiển thị danh sách kênh bán hàng và thị trường của bạn. Đối thương nhân Shopify Plus, đây cũng là nơi liệt kê danh mục B2B của bạn. Để thêm hoặc loại bỏ sản phẩm khỏi kênh bán hàng hoặc thị trường, nhấp vào Quản lý. Theo mặc định, tất cả kênh bán hàng và thị trường được chọn. Để biết thêm thông tin về đăng tải, tham khảo Quản lý đăng tải.
Bạn không thể thêm hoặc loại bỏ mẫu mã sản phẩm riêng lẻ.
Sắp xếp
-
Danh mục sản phẩm – Nhãn mô tả nhóm hoặc loại mà sản phẩm thuộc về. Danh mục sản phẩm được chọn từ Dữ liệu phân loại sản phẩm của Shopify, một danh sách định sẵn và tiêu chuẩn. Danh mục được sử dụng để:
- xác định mức thuế của sản phẩm tại Hoa Kỳ (nếu bạn đang sử dụng Shopify Tax). Sản phẩm của bạn có thể phải chịu mức thuế đặc biệt hoặc được miễn thuế. Khi phân loại sản phẩm chính xác, hệ thống sẽ thu thuế suất chính xác nhất khi thanh toán. Nếu thu thừa hoặc thiếu thuế bán hàng, doanh nghiệp của bạn có thể phải chịu trách nhiệm tài chính hoặc pháp lý.
- quản lý sản phẩm trong Shopify hiệu quả hơn, ví dụ như chỉnh sửa điều kiện cho bộ sưu tập tự động hoặc lọc danh sách sản phẩm.
- bán sản phẩm trên các kênh yêu cầu loại sản phẩm tiêu chuẩn như Facebook dễ dàng hơn.
Một sản phẩm chỉ được có một danh mục áp dụng cho tất cả mẫu mã của sản phẩm đó. Khi có thể, đề xuất danh mục sản phẩm sẽ hiển thị để giúp bạn chọn danh mục lần đầu tiên. Bạn có thể chấp nhận hoặc chỉnh sửa đề xuất đó. Danh mục sản phẩm không bắt buộc. Để tìm hiểu thêm, hãy tham khảo phần Loại sản phẩm.
-
Loại sản phẩm – Nhãn mô tả danh mục sản phẩm do bạn tạo. Loại sản phẩm cho phép bạn sử dụng các danh mục sản phẩm khác ngoài danh sách danh mục sản phẩm định sẵn. Mỗi sản phẩm chỉ có một loại sản phẩm tùy chỉnh. Để tìm hiểu thêm, hãy tham khảo phần Loại sản phẩm.
-
Nhà cung cấp – Nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc nhà cung cấp khác của sản phẩm. Bạn có thể lọc danh sách sản phẩm theo nhà cung cấp để đẩy nhanh tốc độ đặt hàng trong kho.
-
Bộ sưu tập – Bộ sưu tập chứa sản phẩm trong đó. Bạn có thể sử dụng trường này để thêm trực tiếp sản phẩm vào bộ sưu tập thủ công. Sản phẩm sẽ xuất hiện trong bộ sưu tập tự động khi phù hợp với điều kiện của bộ sưu tập.
-
Thẻ – Thẻ là từ khóa có thể tìm kiếm được liên kết với sản phẩm. Thẻ có thể giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm thông qua tìm kiếm trên cửa hàng trực tuyến và bạn cũng có thể sử dụng thẻ để tạo bộ sưu tập tự động. Để biết thêm thông tin về thẻ, hãy tham khảo phần Định dạng thẻ.
Thêm thông tin chuyên biệt bằng trường thông tin bổ sung
Bạn có thể thêm các trường tùy chỉnh vào trang sản phẩm bằng trường thông tin bổ sung. Trường thông tin bổ sung cho phép bạn lưu thông tin chuyên biệt thường không được ghi trên trang sản phẩm. Ví dụ: Người bán nến có thể muốn hiển thị thời gian nến cháy trên trang sản phẩm trong khi cửa hàng tạp hóa có thể muốn hiển thị ngày hết hạn của hàng hóa đóng hộp. Ví dụ khác về thông tin chuyên biệt bao gồm:
- mã số linh kiện
- mẫu màu
- ngày ra mắt
- sản phẩm liên quan
- tóm tắt bài viết blog
- tệp để tải xuống
Trường thông tin bổ sung được hiển thị trong bảng có thể chỉnh sửa trên trang sản phẩm của bạn. Mỗi trường thông tin bổ sung sẽ hiển thị tên bạn đã chọn khi tạo định nghĩa trường thông tin bổ sung. Bạn có thể nhấp vào mỗi hàng trong bảng để hiển thị loại trường thông tin bổ sung và mô tả, rồi nhập giá trị.
Nếu có chủ đề Online Store 2.0, chẳng hạn như Dawn, bạn có thể sử dụng trình biên tập chủ đề để kết nối các trường thông tin bổ sung với chủ đề và tùy chỉnh các trang hiển thị sản phẩm hoặc mẫu mã. Nếu đang sử dụng các chủ đề cổ điển hoặc nếu muốn thêm các loại trường thông tin bổ sung mà chủ đề của bạn không hỗ trợ, bạn có thể chỉnh sửa mã chủ đề hoặc thuê Chuyên gia Shopify hỗ trợ.