Chi tiết cách trồng cây quýt từ hạt đạt hiệu quả cao
Với sự phát triển của công nghệ nhân giống trong nông nghiệp hiện nay, dường như chúng ta đang dần quên đi cách nhân giống truyền thống bằng chính thành phần hạt được loại ra từ quả. Đối với những loại cây ăn quả có hạt lớn như cóc, xoài, mận,… thì việc chúng ta gieo hat để cây nảy mầm rồi đem ra vườn nhà trồng đã thực sự quá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.
Còn đối với những loài cây có múi thì sao? Đặc biệt, bạn đã bao giờ gieo hạt giống cây quýt chưa? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây quýt từ hạt đúng cách và hiệu quả nhất.
Cách trồng cây quýt từ hạt
Quýt là loại quả được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn hàng ngày, chúng ta có thể ăn quýt để giải khát, chế biến quýt thành các món ăn kèm hay thậm chí chúng còn là món quà vặt lý tưởng cho các bé nhỏ. Những hạt quýt được loại ra sẽ được gieo trồng một cách hiệu quả thông qua các thao tác đơn giản sao:
1. Chuẩn bị trước khi trồng
1.1 Chọn hạt giống quýt
Một trong những ưu điểm khi trồng cây quýt từ hạt chính là không tốn quá nhiều chi phí để mua cây giống. Còn đối với hạt giống, nếu có thời gian thì chúng ta có thể tích góp từ những lần sử dụng quýt cho bữa ăn nhà mình. Hoặc bạn có thể mua hạt giống từ cửa hàng nếu cần với số lượng lớn.
Một điều cần lưu ý chính là bạn phải đảm bảo hạt quýt chắt, to tròn không móp méo, không bị sâu mọt bám, đục làm hỏng phần dinh dưỡng bên trong và ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt.
1.2 Chuẩn bị đất, chậu và các dụng cụ trồng cây cần thiết
- Đối với đất trồng quýt, tốt nhất chúng ta nên chọn đất thịt và đảm bảo đất không lẫn cát hoặc đất phèn. Nếu được, chúng ta có thể mua thêm xơ dừa, mọc cưa hay phân trùn để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất và hạt sẽ nảy mầm nhanh hơn.
- Dụng cụ cần thiết cho việc gieo hạt giống bao gồm: Những chiếc chậu trồng cây có độ lớn nhỏ phù hợp với nhu cầu người trồng, khăn giấy khô, nước, xẻng nhỏ để xúc đất,…
Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng cây quýt ngọt và cho năng suất vượt trội
2. Hướng dẫn cách trồng cây quýt từ hạt
Bạn sẽ trồng được những cây quýt con sinh trưởng khỏe mạnh từ hạt của chúng thông qua những bước trồng cơ bản sau:
- Bước 1: Sau khi đã chọn được những hạt giống quýt như bạn mong muốn cả về số lượng lẫn chất lượng, bạn hãy ngâm hạt quýt ngập hết vào nước trong khoảng thời gian tối đa 3 tiếng. Ngâm cho đến khi bạn nhìn thấy hạt giống ngậm đầy nước và khá mềm so với trước khi ngâm là được. Lưu ý đừng ngâm quá lâu hạt sẽ tự nảy mầm trong nước mất.
- Bước 2: Vớt hạt ra và cho ngay lên khăn giấy khô đã trải sẵn để lớp võ bên ngoài khô ráo trở lại. Lúc này, thành phần dinh dưỡng bên trong hạt đã ngậm đầy nước chuẩn bị cho giai đoạn sinh trưởng tiếp theo rồi đấy.
- Bước 3: Nhẹ nhàng bóc hết phần vỏ hạt bên ngoài, sau đó ngâm trong một lượng nước xem xém không ngập hết toàn bộ hạt.
- Bước 4: Xới đất vào chậu thật tơi xốp, thêm nước nếu đất quá khô hát giống mới gieo rất thích đất ẩm ướt. Cần thận xếp từng hạt quýt vào chậu, xếp theo hàng hoặc theo vòng tròn của chậu với khoảng cách 2cm một hạt để thuận tiện cho việc tách từng cây sau khi nảy mầm cứng cáp.
- Bước 5: Phủ thêm một lớp đất mỏng, xơ dừa, hay phân trùn lên trên lớp hạt giống đã xếp trong chậu. Lưu ý, bạn phải đảm bảo rằng tất cả các lớp đất đều tơi xốp không được ấn đè lên diện tích mặt chậu để làm mất đội tơi xốp của đất.
Cách chăm sóc cho hạt giống mau nảy mầm và thao tác tách lẻ từng cây
Thế là bạn đã có một chậu hạt giống quýt đang gieo trồng chờ ngày nảy mầm thành cây rồi đấy, bây giờ hãy tìm hiểu cách chăm sóc để cây mau phát triển và có thể tách rời từng cây lẻ nào:
1. Cách chăm sóc cho hạt quýt mau nảy mầm
Sau khi hoàn thành xong các thao tác gieo hạt vào chậu, việc chăm sóc cho hạt sinh trưởng tốt và mau nảy mầm thật sự rất cần thiết, thuộc lòng những lưu ý nhỏ dưới đây nào:
– Để những chậu hạt giống của mình ở những nơi có ánh sáng tự nhiên, không khí thoáng và tưới nước mỗi ngày một lần vào buổi sáng hoặc tối nhé.
– Sau khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày bạn sẽ thấy chậu hạt giống của mình chớm nở những mầm xanh rậm rạp, vẫn duy trì tưới nước đều đặn. Không cần bất kỳ loại phân bón hay chất dinh dưỡng nào đâu ở tuổi này cây chỉ cần nước.
– Khi cây quýt phát triển cao hơn ngón tay giữa, nên giảm xuống ½ lượng nước tưới hàng ngày để tốc độ sinh trưởng của cây không quá cao cũng như làm úng rễ
– Cuối cùng, quan sát và chăm sóc cây thường xuyên để cây không bị côn trùng cắn hay đổ ngã chồng lên nhau nhé. Chúng ta có thể nhổ bỏ một vài cây mầm nếu cảm thấy chậu quá chật để những cây còn lại có đất phát triển tốt hơn.
2. Tách lẻ cây quýt trồng từ hạt
Sau khi cây con đủ cứng cáp, hãy tiến hành tách ra từng cây trong một bầu đất khác nhau để cây sinh trưởng tốt hơn. Thời gian lý tưởng để tách riêng lẻ từng cây quýt con chính là 2 tháng sau khi gieo hạt, trong thời gian này rễ và thân cây đã sinh trưởng cứng cáp và cũng đã chiếm khá nhiều diện tích đất trồng trong chậu. Vì thế chúng ta nên thận trọng tách từng cây giống vào cụm đất mới để nó có thể trưởng thành tốt hơn và thuận tiện cho việc trồng ra đất vườn sau này.
Thông thường cây quýt trồng từ hạt mất một khoảng thời gian khá lâu từ 4 đến 6 năm mới có thể cho trái. Nhưng bù lại, tỉ lệ sống sót của cây trồng trong vườn rất cao hầu như không có tình trạng vàng lá vì thiếu rễ như cây giống ghép, chiếc. Tuổi thọ của cây quýt trồng từ hạt rất cao, cho nhiều trái và có chất lượng thu hoạch tối đa.
Tùy vào nhu cầu của người trồng mà chúng ta có những cách trồng cây khác nhau, hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn có thể tự tin hơn trong việc trồng cây quýt từ hạt rồi đấy.