Chi tiết cách làm bài Reading IELTS theo từng dạng hiệu quả nhất
Nội dung
[Hiện]
[Ẩn]
Nhiều thí sinh luyện thi IELTS cho rằng bài thi Reading là cơ hội gỡ điểm tốt nhất. Bởi đây là kỹ năng có thể dễ dàng tự ôn luyện mà không cần người chữa bài như Writing hay cần người luyện tập cùng như Speaking.
Hơn nữa, khi làm bài Reading, thí sinh hoàn toàn chủ động trong việc phân chia thời gian làm bài và lựa chọn chiến thuật làm bài.
Vậy bạn đã biết được bao nhiêu mẹo làm bài IELTS Reading và cách làm với từng dạng bài đọc cụ thể rồi? Trong bài viết hôm nay, IELTS LangGo sẽ hệ thống từ A đến Z cách làm bài Reading IELTS. Hãy nhớ ghi chép lại những tips hay ho nhé!
Hướng dẫn cách làm bài Reading IELTS với các dạng phổ biến
Mục Lục
1. Tổng quan về phần thi Reading IELTS
Đề Reading IELTS được thiết kế với mục đích đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ, cụ thể hơn là khả năng đọc hiểu văn bản tiếng Anh. Bài thi Reading diễn ra trong khoảng thời gian 60 phút, bao gồm 40 câu hỏi chia làm 3 phần (3 passages).
Thời gian cho bài Reading tuy dài hơn so với những kỹ năng khác nhưng số lượng câu hỏi khá lớn và các bài đọc cũng rất dài. Vì vậy khi làm thí sinh phải biết cách phân chia thời gian hợp lý.
Hai hình thức thi IELTS Reading Academic và IELTS General Training đều bao gồm 3 bài đọc, số lượng câu hỏi là như nhau. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa hai hình thức thi này nằm ở nội dung các bài đọc.
Trong bài thi IELTS Reading Academic, các bài đọc được trích từ sách, tạp chí, và báo, thiên về các chủ đề academic (học thuật), dành cho những người không chuyên. Các bài đọc của IELTS General Training được lấy từ các quảng cáo, thông cáo, sách, tạp chí… không mang tính học thuật cao.
Với bài thi IELTS Reading, mỗi câu đúng bạn sẽ được tính một điểm. Sau đó tổng số câu đúng sẽ được quy đổi theo thang điểm 9 như trong bảng dưới đây:
Bảng quy đổi điểm IELTS Reading
2. Cách làm bài Reading IELTS theo từng dạng bài cụ thể
Trong phần này IELTS LangGo sẽ hướng dẫn bạn về các dạng bài Reading IELTS và cách làm cụ thể của chúng. Cùng theo dõi bạn nhé!
2.1. Dạng bài True/ False/ Not given, Yes/No/ Not Given
True/ False/Not Given là một trong những dạng bài Đọc thường gặp nhất. Với dạng bài này người làm sẽ được cho một danh sách các câu, yêu cầu thí sinh phải điền ba phương án True (Đúng), False (Sai) hoặc Not Given (Không có trong bài) dựa trên các thông tin được bài đọc cung cấp.
Để nhận diện dạng bài True/False/Not given bạn có thể dựa vào dấu hiệu nhận biết là “Do the following statements agree with the information given in Reading…?”. Dưới đây là một ví dụ về dạng bài True/False/Not Given mà bạn có thể tham khảo:
Cách làm bài Reading IELTS dạng True/False/Not given
Trong đó:
-
True: thông tin trong câu hỏi là đúng
-
False: thông tin trong câu hỏi đối lập hoặc không chính xác so với thông tin trong bài
-
Not Given: thông tin trong câu hỏi không xuất hiện hoặc không được nhắc đến.
Còn với dạng Yes/No/Not given, đề bài thường sẽ có dạng: “Do the following statements agree with the claims of the writer in Reading…?”. Ví dụ về dạng bài này như sau:
Cách làm bài Reading IELTS hiệu quả với dạng Yes/No/Not given
Cách làm bài Reading IELTS dạng câu hỏi Yes/No/Not Given tương tự với dạng True/False/Not Given. Người học sẽ phải lựa chọn giữa ba phương án Yes (Có)/No (Không)/Not given (Không xuất hiện trong bài).
Tuy nhiên nhiều thí sinh do không đọc kỹ đề bài hoặc do quen tay nên điền nhầm Yes/No thành True/False. Hãy cẩn thận để không mắc lỗi sai này bạn nhé!
Để hoàn thành tốt hai dạng bài này, thí sinh phải sử dụng thành thạo kỹ năng Scanning và Skimming, kết hợp với kỹ năng Paraphrase.
2.2. Dạng bài Matching Heading Questions
Một trong các dạng bài Reading IELTS xuất hiện thường xuyên trong đề thi là Matching Headings (nối tiêu đề). Đề bài sẽ cho sẵn 5 đến 7 tiêu đề và yêu cầu thí sinh nối tiêu đề với section/đoạn trong văn bản cho phù hợp. Số lượng tiêu đề và section/đoạn văn sẽ chênh lệch nhau, thường có nhiều tiêu đề hơn section/đoạn văn.
Dưới đây là ví dụ về dạng bài Matching Headings trong đề thi IELTS Reading:
Các bước làm bài Reading IELTS với dạng Matching Heading
Với dạng bài này thí sinh phải hiểu được tiêu đề và có khả năng tóm tắt nội dung chính của từng section/đoạn trong văn bản, đồng thời, biết cách phân biệt luận điểm chính và lý lẽ, dẫn chứng.
Ngoài ra, thí sinh cũng cần chú ý đến các synonyms để chọn đáp án đúng nhanh hơn. Đừng quá tập trung vào từ vựng chung chung, mà hãy lưu tâm đến các từ vựng chỉ thuộc về tiêu đề đó.
Matching Heading Questions được đánh giá là một dạng bài khó nhằn trong IELTS Reading. Các bạn có thể tham khảo thêm chiến lược và tips làm dạng Maching Headings mà LangGo gợi ý nhé.
2.3. Dạng bài Matching features
Matching Features hay còn gọi là nối đặc điểm. Dạng bài này yêu cầu người làm sẽ phải tìm dữ kiện cụ thể về đặc điểm nổi bật (features) của người/vật/địa điểm trong bài đọc. Đề bài sẽ cung cấp một loạt các danh từ riêng (tên người, tên địa điểm, …) và nhiệm vụ của thí sinh là phải nối những danh từ đó với câu tương ứng mô tả đặc trưng của chúng.
Dưới đây là một ví dụ về dạng bài Matching Features:
Tip làm bài Reading IELTS dạng Matching features
Thí sinh cần có trang bị các kỹ năng sau để hoàn thành dạng bài Matching features chính xác trong thời gian tối ưu nhất:
-
Thành thạo kỹ năng tìm kiếm thông tin bởi các đáp án sẽ không xuất hiện theo trình tự bài đọc, cho nên thí sinh thường phải xem đi xem lại bài đọc nhiều lần. Tuy nhiên, việc này rất tốn thời gian và khiến thí sinh dễ bị “loạn” thông tin. Vì vậy, kỹ năng scan là rất quan trọng.
-
Xác định keywords và từ đồng nghĩa. Hãy tìm từ đồng nghĩa (synonyms) thay vì tìm chính xác từ trong bài đọc bởi nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn vì phần lớn các bài Reading đều thay thế từ trong câu hỏi bằng từ đồng nghĩa.
2.4. Dạng bài Matching information
Matching information tức là tìm đoạn văn có chứa thông tin giống với thông tin trong câu hỏi và nối chúng với nhau. Dạng bài này khá khó vì nếu không nắm được cách làm bài Reading IELTS, thí sinh sẽ dễ cảm thấy bối rối vì có quá nhiều thông tin cần phân tích.
Thí sinh sẽ nhận các câu ngắn chứa thông tin trong bài đọc. Nhiệm vụ của thí sinh là phân tích và xác định xem thông tin đó thuộc đoạn văn nào. Thông thường sẽ có 5 dạng thông tin là:
-
fact (sự thật)
-
reason (lý do)
-
definition (định nghĩa)
-
summary (câu tóm tắt)
-
example (ví dụ)
Dưới đây là một ví dụ về cách thức ra đề của dạng bài Matching information:
Cách làm IELTS Reading dạng Matching Information
Có một đặc điểm của bài dạng Matching Information là số lượng đoạn văn sẽ nhiều hơn số lượng câu hỏi, do đó bạn không cần đọc hết tất cả đoạn văn trong bài.
Khác với dạng bài Matching Heading (Nối tiêu đề), dạng bài Matching Information đòi hỏi thí sinh phải xác định thông tin cụ thể của đoạn văn thay vì tìm nội dung chung cho cả bài. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải đọc hết đoạn văn thay vì đọc lướt hay chỉ đọc câu đầu và câu cuối.
2.5. Dạng bài Matching endings
Dạng bài Matching endings sẽ yêu cầu thí sinh nối hai câu chưa hoàn chỉnh lại với nhau. Bạn sẽ được cho trước một list các câu không có “endings” (đoạn kết) và list khác là những câu “endings”. Những gì bạn cần làm là dựa vào thông tin trong bài, nối các câu trong danh sách lại với nhau để tạo thành câu hoàn chỉnh.
Các bạn có thể xem ví dụ về dạng bài này trong ảnh sau:
Cách làm bài Reading IELTS dạng Matching Endings
Với dạng bài này, có một số mẹo IELTS LangGo muốn chia sẻ với các bạn như sau:
-
Các câu hỏi được sắp xếp theo trật tự như trong văn bản. Vì vậy, hãy làm lần lượt từ trên xuống và sau khi hoàn thành câu nào bạn nên gạch bỏ đáp án đã điền vào câu ấy để tránh nhầm lẫn.
-
Đọc đề (câu chưa hoàn chỉnh) trước sau đó mới đọc đến phần endings. Cách làm này giúp nắm được ý chính của đề dễ dàng và nhanh chóng hơn.
-
Gạch chân từ khóa chính trong đề.
2.6. Dạng bài Multiple choice – Chọn đáp án
Đề bài của dạng Multiple choice được thiết kế dưới hình thức trắc nghiệm. Nhiệm vụ của thí sinh là chọn một hoặc nhiều đáp án đúng trong số những đáp án được cho trước. Số lượng đáp án cần chọn sẽ được quy định rõ ràng trong đề bài.
Một lợi thế của dạng Multiple choice đó là các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự trước sau. Vì vậy, thí sinh sẽ không mất nhiều thời gian để xác định thông tin có chứa đáp án đúng.
Các bước làm bài Reading IELTS dạng Trắc nghiệm (Multiple choice)
Để làm được dạng bài này, các bạn nên tiến hành theo cách làm bài Reading IELTS như sau:
- Bước 1: Đọc câu hỏi để hiểu yêu cầu.
- Bước 2: Gạch chân từ khóa chính (keywords) để tìm đoạn văn có chứa đáp án.
- Bước 3: Các câu hỏi sẽ xuất hiện theo trật tự từng đoạn, vì vậy bạn nên đọc lướt qua để nắm được ý chính.
- Bước 4: Đọc kỹ lại đoạn văn có chứa thông tin chính một lần nữa. Sau đó đọc từng lựa chọn trong câu hỏi.
- Bước 5: Quyết định xem đáp án là fact (dữ liệu) hay opinion (quan điểm)
- Bước 6: Loại bỏ những phương án chưa chính xác và chọn đáp án đúng
Để hiểu rõ hơn cách làm dạng bài này, các bạn có thể tham khảo thêm cách làm dạng bài multiple choice – IELTS Reading nhé.
2.7. Dạng bài Short answer questions – Trả lời câu hỏi ngắn
Short Answer Questions (Trả lời câu hỏi ngắn) là dạng bài tiếp theo trong danh sách tổng hợp các dạng bài Reading mà IELTS LangGo muốn chia sẻ với các bạn.
Dạng bài này yêu cầu người làm phải trả lời những câu hỏi có liên quan tới những nội dung được nhắc đến trong văn bản. Đề bài sẽ hướng dẫn rõ ràng rằng mỗi câu bạn được phép trả lời trong bao nhiêu từ hoặc/và số. Câu trả lời của bạn bắt buộc phải được lấy từ bài đọc.
Dạng bài Short answer questions trong đề thi IELTS Reading
Cách làm bài Reading IELTS dạng Short answer questions như sau:
- Bước 1: Đọc đề bài, ghi nhớ số lượng từ đề bài cho phép.
- Bước 2: Đọc và hiểu câu hỏi trong đề bài.
- Bước 3: Xác định từ khóa chính (keywords) trong câu hỏi.
- Bước 4: Liệt kê một vài từ đồng nghĩa hay cách diễn đạt khác của keywords.
- Bước 5: Tìm đoạn văn chứa đáp án trong văn bản.
- Bước 6: Đọc kỹ đoạn văn và xác định đáp án đúng.
2.8. Dạng bài Gap Fill
Notes/Table/Flowchart/Summary Completion hay còn được gọi là dạng bài Gap Fill. Với dạng bài này thí sinh sẽ sử dụng những thông tin có trong bài đọc để hoàn thành ghi chú, bảng, biểu đồ/tóm tắt bằng các từ được cho sẵn. Đây là một trong những dạng bài Reading IELTS phổ biến nhất.
Trong nhiều đề bài Reading IELTS dạng Gap Fill, số từ cho sẵn sẽ nhiều hơn chỗ trống cần điền. Vì vậy, bạn cần phải tìm ra đoạn văn phù hợp nhất với phần tóm tắt đó và chắc chắn rằng từ vựng bạn chọn là phù hợp về cả ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp.
Hướng dẫn cách làm bài Reading IELTS với dạng Gap Fill
Để làm bài dạng Gap Fill, các bạn có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Đọc qua đề bài một lượt để chắc chắn rằng bạn hiểu mình cần làm gì.
- Bước 2: Tìm xem câu hỏi được rút ra từ đoạn nào trong văn bản. Các câu trả lời sẽ có thể không xuất hiện theo thứ tự trước sau. Tuy nhiên, chúng thường sẽ nằm gói gọn trong một đoạn hơn là nằm rải rác trong toàn bộ văn bản.
- Bước 3: Đọc kỹ câu hỏi và đặc biệt chú ý tới các từ đứng trước và đứng sau chỗ trống để xem từ cần điền sẽ ở dạng nào (danh từ, động từ, tính từ, …).
- Bước 4: Nhìn lại các từ cho sẵn để xem từ nào có dạng từ và loại từ phù hợp nhất để điền vào chỗ trống thứ nhất.
Để nắm được cách làm cụ thể và những tips hữu ích cho dạng bài này, các bạn có thể đọc thêm Hướng dẫn cách làm Gap Filling IELTS Reading.
2.9. Dạng bài Completing sentences
Cách làm bài Reading IELTS dạng Sentence Completion là điền vào chỗ trống sử dụng từ có sẵn trong văn bản để tạo thành câu hoàn chỉnh.
Dưới đây là một ví dụ về dạng bài Completing Sentences:
Completing sentences là một dạng bài khá phổ biến trong đề thi Đọc IELTS
Cách làm bài Reading IELTS dạng này như sau:
- Bước 1: Đọc đề bài để xác định số từ có thể điền vào chỗ trống
- Bước 2: Đọc các câu cần hoàn thành trong đề bài và xác định loại từ cần điền.
- Bước 3: Gạch chân keywords (từ khóa chính) và tìm kiếm từ đồng nghĩa, cách diễn đạt khác của từ khóa.
- Bước 5: Scan bài đọc để tìm câu trả lời
- Bước 6: Kiểm tra đáp án một lần nữa để tránh lỗi chính tả.
2.10. Completing diagrams
Complete Diagrams (Hoàn thành biểu đồ) là một dạng bài Reading IELTS thường xuyên xuất hiện trong đề thi.
Đề bài sẽ cung cấp cho thí sinh một biểu đồ thể hiện quá trình một hiện tượng tự nhiên hình thành, bản đồ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật của một hệ thống hoặc một loại máy móc nào đó. Trong biểu đề sẽ có những phần thông tin bị khuyết. Nhiệm vụ của người đọc đó là tìm từ thích hợp từ văn bản để điền vào những chỗ trống đó.
Cách làm bài Reading IELTS dạng Completing Diagrams
- Bước 1: Đọc đề bài và xác định số từ được phép điền vào chỗ trống (ONE WORDS/NO MORE THAN TWO WORDS).
- Bước 2: Nhìn lướt qua biểu đồ để hiểu nội dung chính
- Bước 3: Gạch chân các từ khóa chính
- Bước 4: Xác định loại từ cần điền (danh từ, động từ, tính từ, …)
- Bước 5: Quay lại văn bản để tìm đáp án đúng
- Bước 6: Kiểm tra lỗi chính tả và số lượng từ.
Các bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết cách làm dạng bài Labeling a diagram trong IELTS Reading để nắm chắc hơn về dạng bài này nhé.
3. Tip làm bài Reading IELTS hiệu quả
Để hoàn thành tốt bài thi Reading trong thời gian tối ưu, bên cạnh việc xây dựng nền tảng từ vựng vững chắc và nắm chắc cách làm bài Reading IELTS từng dạng bài thì người học cũng cần “bỏ túi” một số mẹo làm bài Reading IELTS hiệu quả cực hữu ích sau đây:
-
Đối với các dạng bài Reading IELTS như Sentence Completion, Short Answer, Gap Fill, hay Diagram Completion, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định số từ được phép điền vào chỗ trống. Các từ có dấu gạch nối ở giữa như mother-in-law được tính là 1 từ.
-
Dựa vào các từ liền trước và liền sau chỗ trống để biết đáp án có thể là danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ. Khi điền đáp án, hãy chú ý đến yếu tố chính tả.
-
Trước khi bắt đầu đọc phần câu hỏi, dành 2 đến 3 phút đọc lướt qua để hiểu nội dung chính của bài. Có thể chỉ cần đọc các câu mở đầu và kết thúc của đoạn văn, đồng thời khoanh tròn từ khóa chính.
-
Trong phần câu hỏi, hãy tạo cho bản thân thói quen khoanh tròn các từ khóa chính và gạch chân các từ khóa phụ.
Một số tips làm bài Reading IELTS hiệu quả
-
Phần lớn câu hỏi trong đề thi IELTS Reading không lấy sẵn các câu có trong văn bản mà sẽ được paraphrase bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cách diễn đạt khác một cách linh hoạt. Do đó, vốn từ vựng hạn hẹp sẽ dễ khiến thí sinh rơi vào”bẫy” của đề thi.
=> Tích cực trau dồi, mở rộng kho từ vựng về các synonyms (từ đồng nghĩa), antonyms (từ trái nghĩa) là nhiệm vụ hàng đầu của bạn khi luyện thi Reading IELTS.
-
Nguyên tắc “dễ làm trước, khó làm sau” chưa bao giờ là lỗi thời. Điều tối kỵ khi làm bài thi IELTS Reading là dành quá nhiều thời gian cho một câu trả lời.
-
Khi mới bắt đầu luyện đề thi, bạn có thể đặt đồng hồ đúng 60 phút. Tuy nhiên, khi bạn đã quen với cách làm các dạng đề, hãy giảm thời gian xuống còn 50 phút. Đây là phương pháp giúp bạn tăng khả năng tập trung lên mức cao nhất, đồng thời nó cũng giúp bạn rèn luyện một “tinh thần thép” trước khi bước vào bài thi thực tế.
Hơn nữa một khi bạn đã quen với tốc độ này thì bạn sẽ có dư thời gian để soát lại đáp án, kiểm tra lỗi chính tả, tránh những sai sót không đáng có trong bài thi thật.
Còn rất nhiều những tips làm bài IELTS Reading hay ho mà các bạn có thể tham khảo trong video dưới đây. Xem video để biết những cách làm bài Reading IELTS cực nhanh và hiệu quả mà các cao thủ IELTS 9.0 sử dụng nhé!
Chiến thuật làm bài IELTS Reading cực nhanh và hiệu quả
Trên đây là tất tần tật các thông tin quan trọng về phần thi Reading IELTS cũng như cách làm bài và một số tips giúp bạn vượt qua phần thi này dễ dàng. Hy vọng những gì IELTS LangGo chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn có thêm hành trang kiến thức trên con đường chinh phục đỉnh núi IELTS.