Chi tiết cách đấu dây Rơ le trung gian

Rơ le hay còn được với tên gọi khác là Relay trong Tiếng Anh. Thiết bị này có chức năng gần giống như công tắc đóng ngắt thiết bị. Thông thường một Rơ le sẽ có 2 trạng thái là thường đóng (NC) và thường mở (NO). Khi có xung kích hoạt vào thì 2 trạng thái này sẽ được chuyển đổi liên tục.

Trong công nghiệp tự động hóa hiện nay, Rơ le được ứng dụng phổ biến trong các mạch điện, tủ điện, biến tần,….. Dựa theo đó, người ta phân loại Rơ le thành 3 loại phổ biến là: rơ le trung gian, rơ le nhiệt và rơ le thời gian. Trong nội dung bài viết này, HopLongTech sẽ giới thiệu chi tiết cách đối dây Rơ le trung gian cho bạn đọc tham khảo. 

>>> Tham khảo: Relay trung gian premium Schneider chính hãng, giá tốt

Rơ le trung gian hiện được phân loại dựa vào mức điện áp hoạt động và số chân tiếp điểm.

– Mức điện áp trong công nghiệp rơ le sử dụng thường là 5VDC, 12VDC, 24VDC hoặc 220VAC.

– Số chân tiếp điểm thì có loại 1 tiếp điểm, 2 tiếp điểm, 4 tiếp điểm….. Tùy vào rơ le loại nào mà chúng ta sẽ có cách đấu dây sao cho phù hợp nhất.

Đấu dây cho rơ le trung gian 5 chân

Rơ le trung gian 5 chân là loại Rơ le được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, 2 chân sẽ được dùng để cấp nguồn, 3 chân còn lại thì 1 chân chung, 2 chân tiếp điểm NO NC. Dựa vào ký hiện trên thiết bị hoặc sử dụng VOM đo thì chúng ta có thể xác định các chân này.

Đấu dây cho rơ le trung gian 5 chân