Chi phí sản xuất là gì? Những yếu tố ảnh hưởng chi phí sản xuất
Bên cạnh doanh thu và lợi nhuận thì chi phí sản xuất cũng là yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm, vì chi phí sản xuất là yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm. Trong khi đó giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy chi phí sản xuất là gì? Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp? Bài viết này Haravan sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc nhé!
Mục Lục
1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất.
1.1 Chi phí sản xuất là gì?
Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng trong kinh doanh
Chi phí sản xuất được hiểu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp để sản xuất một sản phẩm hoặc tạo ra một dịch vụ để bán cho người tiêu dùng. Chi phí sản xuất có thể bao gồm những thứ như lao động, nguyên vật liệu thô hoặc vật tư tiêu hao. Trong kinh tế học, chi phí sản xuất được định nghĩa là những chi phí bỏ ra để thu được các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai và vốn cần thiết trong quá trình sản xuất một sản phẩm.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Để dễ dàng quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp, chi phí sản xuất được phân theo những loại như sau:
Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí:
Cách phân loại này dựa vào nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp vào một loại, bao gồm:
- Chi phí nhân công
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng của chi phí
Cách phân loại này sẽ căn cứ vào công dụng mục đích của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về vật liệu phụ, nguyên vật liệu chính, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ lao vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm phụ cấp lương, tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ…
- Chi phí sản xuất chung: Những chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất trừ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ
Cách phân loại này giúp thuận lợi trong việc xác định điểm hòa vốn, kiểm tra chi phí, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm các loại như sau:
- Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi tổng số so với lượng công việc hoàn thành trong phạm vi nhất định.
- Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi về tỷ lệ, tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành.
Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa đối tượng chịu chi phí
Cách phân loại này giúp thuận lợi trong việc phân bổ chi phí hợp lý và xác định phương pháp tập hợp chi phí hợp lý, bao gồm:
- Chi phí gián tiếp là chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó
- Chi phí trực tiếp là chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó.
2. Ý nghĩa của chi phí sản xuất
Những ý nghĩa mà doanh nghiệp nhận được khi hiểu rõ về chi phí sản xuất như sau:
- Chi phí sản xuất là thang đo giá trị đầu vào của doanh nghiệp, do đó nó mang ý nghĩa rất lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
- Chi phí sản xuất ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, tối ưu chi phí này để đưa ra giá bán sản phẩm tốt nhất, giúp bạn được nhiều sản phẩm, tối ưu hiệu quả kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng hạn chế tăng chi phí sản xuất để giá thành không biến động nhiều, hoặc tăng giá bạn nhưng chi phí không tăng nhiều để thu được lợi nhuận cao hơn cũng là bài toán muôn thuở đối với các doanh nghiệp kinh doanh.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như thế nào?
Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là một trong những cơ sở để đưa ra giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp tối ưu chi phí sản xuất tốt nhưng chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng có thể đưa ra giá bán hợp lý, đáp ứng được nhu cầu khách hàng , từ đó có thể bán được nhiều sản phẩm, mang lại doanh thu vượt trội cho thương hiệu. Trong khi đó giá thành sản phẩm chính là thước đo chính xác của chi phí sản xuất cần phải bỏ ra để có được 1 sản phẩm tốt nhất.
4. 8 nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
Sau khi đã tìm hiểu về ý nghĩa và khái niệm chi phí sản xuất là gì thì những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất cũng là vấn đề doanh nghiệp không nên bỏ qua, giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý.
-
Chi phí tiền lương
Tiền lương bạn chi trả cho nhân viên không thể cố định 1 từ đầu đến cuối, bạn cần có chế độ tăng lương theo năng suất lao động để thúc đẩy tinh thần làm việc hiệu quả hơn. Bên đó khi doanh nghiệp phát triển, quy mô lao động cũng mở rộng hơn, từ đó chi phí tiền lương cũng tăng, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
-
Năng suất lao động
Năng suất lao động cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Việc doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều máy móc, công nghệ hiện đại giúp tăng năng suất lao động, chi phí sản xuất giảm vì sử dụng ít lao động thủ công hơn.
-
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ. Tỷ giá tăng sẽ có lợi cho nhập khẩu nguyên liệu khi đó chi phí sản xuất thấp hơn.
Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
-
Nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô là nguyên liệu doanh nghiệp nhập về và dùng để sản xuất ra thành phẩm. Do đó, giá nguyên liệu thô tỷ lệ thuận với chi phí sản xuất, khi giá nguyên liệu tăng dẫn tới chi phí sản xuất tăng và giá thành sản phẩm cao hơn. Ngược lại khi giá nguyên liệu giảm thì chi phí sản xuất giảm, doanh nghiệp nhận được lợi nhuận cao hơn.
-
Thuế
Trong trường hợp thuế đánh vào người lao động tăng thì chi phí sản xuất sẽ tăng vì doanh nghiệp khi sử dụng lao động sẽ chi trả thuế cho họ dựa trên mức thu nhập họ nhận được.
-
Rào cản tài chính và thuế quan
Thủ tục giấy tờ và kê khai thuế quan phức tạp, mất nhiều thời gian sẽ đội chi phí sản xuất của doanh nghiệp lên cao.
-
Chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về kho, chi phí vận chuyển máy móc,… cũng được tính vào chi phí sản xuất, do đó khi quá trình vận chuyển xa đồng nghĩa chi phí vận chuyển cao và chi phí sản xuất cũng cao. Đặc biệt đối với một số sản phẩm đặc biệt, yêu cầu về cách bảo quản cao hơn cũng góp phần làm cho tổng chi phí sản xuất tăng cao.
> Xem thêm: 6 chiến thuật phí vận chuyển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
-
Lãi suất
Việc tăng lãi suất đầu tư sẽ khiến các doanh nghiệp vay vốn đầu tư gặp khó khăn và khiến mức chi phí sản xuất tăng.
5. Kết luận
chi phí sản xuất là gì và những nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp có
Hiểu rõ vềvà những nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh và dự tính được những rủi ro khiến chi phí sản xuất tăng cao để không làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.