Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì? Khái niệm chi phí QLDN

Rate this post

Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành các hoạt động của mình, có liên quan đến toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp chứ không tách riêng được cho từng hoạt động cụ thể.

1. Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì?Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành các hoạt động của mình, có liên quan đến toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp chứ không tách riêng được cho từng hoạt động cụ thể.

Chi phí QLDN bao gồm các khoản chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm:

a. Các chi phí về lương nhân viên doanh nghiệp

– Tiền lương,

– Tiền công,

– Các khoản phụ cấp,

–  Bảo hiểm xã hội,

– Bảo hiểm y tế,

– Kinh phí công đoàn,

–  Bảo hiểm thất nghiệp

b. Các chi phí về tài sản doanh nghiệp

– Chi phí vật liệu văn phòng,

– Công cụ lao động,

– Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp,

– Tiền thuê đất,

– Thuế môn bài,

– Bảo hiểm tài sản, cháy nổ

c. Chi phí khác

– Khoản lập dự phòng phải thu khó đòi.

– Dịch vụ thuê ngoài: điện, nước, điện thoại, fax,…

Phí quản lý doanh nghiệp là một nhân tố cấu thành quan trọng trong hệ thống chi phí của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà quản trị cần phải quản lý tốt chi phí này sao cho hợp lý nhất với doanh nghiệp của mình.

2. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những tài khoản nào?

Trong kế toán, chi phí QLDN sẽ được hạch toán thông qua tài khoản kế toán 642. Chi phí QLDN bao gồm:

– Chi phí nhân viên quản lý: là toàn bộ các chi phí phải trả cho nhân sự quản lý doanh nghiệp, bao gồm tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,… được hạch toán thông qua tài khoản 6421.

– Chi phí vật liệu quản lý: là các khoản chi cho vật liệu dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp: văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ,… được hạch toán thông qua tài khoản 6422.

– Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí chi cho các dụng cụ, đồ dùng văn phòng, được hạch toán thông qua tài khoản 6423

– Chi phí khấu hao tài sản cố định: là khoản khấu hao các tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như nhà cửa làm việc, máy móc thiết bị quản lý, vật kiến trúc,… được hạch toán thông qua tài khoản 6424

– Thuế, phí và lệ phí: thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản phí, lệ phí khác,… được hạch toán thông qua tài khoản 6425

– Chi phí dự phòng: dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được hạch toán thông qua tài khoản 6426

– Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp: tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ,… được hạch toán thông qua tài khoản 6427.

– Chi phí bằng tiền khác: các chi phí khác như chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe,… được hạch toán thông qua tài khoản 6428.

3. Cách quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải căn cứ vào đặc điểm, quy mô của từng loại hình doanh nghiệp để có thể đưa ra được tỷ lệ phù hợp.

Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp khác nhau phụ thuộc vào ngành nghề và chu kỳ sống của doanh nghiệp và cả vòng đời của sản phẩm mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

Doanh nghiệp cần đưa ra định mức chi phí QLDN hợp lý dựa trên số liệu các năm trước, doanh thu kế hoạch và các chính sách phát triển của doanh nghiệp.

Định mức chi phí QLDN nên chi tiết theo các khoản mục chi phí nhỏ và kèm theo các chỉ tiêu định lượng như: chi phí quản lý biến đổi và chi phí quản lý cố định, số lượng và số tiền tiêu hao giới hạn bao nhiêu. Các chỉ tiêu nào được vượt qua định mức với tỷ lệ vượt bao nhiêu cần nêu rõ.

Định mức chi phí QLDN nếu tiết kiệm quá mức gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến việc doanh thu giảm theo thì cần cân nhắc tùy theo tình hình kinh doanh và mục tiêu phát triển để lựa chọn phương án tiết kiệm hay tiêu dùng cho hợp lý.

>>> Xem thêm:

Cách hạch toán chi phí QLDN theo Thông tư 133 về chế độ kế toán

Cách hạch toán chi phí QLDN theo Thông tư 200 về chế độ kế toán

4. Công cụ hỗ trợ quản lý chi phí doanh nghiệp tốt nhất

Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương pháp thủ công cho doanh nghiệp của mình. Phương pháp này thường mất thời gian trong việc tổng hợp và lưu trữ thông tin một cách khoa học và thống nhất trên một cơ sở dữ liệu chung. Việc lưu trữ và tra cứu thông tin cũng vì thế mà thường bị rời rạc, riêng rẽ. Thêm vào đó, phương pháp thủ công dễ gây ra sai sót do chứng từ, hóa đơn nhiều.

Để hạn chế những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện công cụ cũ, nhiều doanh nghiệp đã chọn chuyển đổi từ phương pháp quản lý thủ công sang ứng dụng phần mềm kế toán. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các phần mềm kế toán khác nhau nhưng được tin dùng hơn cả chính là giải pháp phần mềm kế toán ACMan của công ty cổ phần phát triển công nghệ ACMan.

Không chỉ hỗ trợ tự động hóa trong nghiệp vụ và các công việc hằng ngày, phần mềm kế toán ACMan còn mang tới rất nhiều lợi ích như:

– Lợi ích về mặt tài chính – kế toán: phần mềm quản trị cung cấp các số liệu tài chính một cách tức thời và chính xác, cung cấp các báo cáo, biểu đồ phân tích tình hình tài chính, tình hình kinh doanh giúp lãnh đạo kịp thời đưa ra các quyết định điều hành phù hợp.

– Lợi ích về mặt nhân sự: phần mềm giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực khi hoạch định nguồn lực một cách tối ưu. Quy trình tuyển dụng, tiếp nhận, quản lý thông tin nhân viên,….đều được thực hiện theo đúng quy trình, không tốn thời gian, công sức của nhân viên nhân sự.

– Hỗ trợ quản trị: ban lãnh đạo có thể tức thời nắm được tình hình biến động nhân sự, kịp thời có chính sách quy hoạch, bổ nhiệm phù hợp.

– Lợi ích trong công tác bán hàng, phần mềm cung cấp các công cụ hỗ trợ quá trình bán hàng cả trước, trong và sau khi mua hàng. Mọi thông tin về sản phẩm, tình hình giao dịch, số lượng hàng hóa bán ra hay các thông tin liên quan đến khách hàng (tên, tuổi, thông tin liên hệ, sản phẩm đã mua,….) đều được lưu trữ và quản lý chặt chẽ, phục vụ cho quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Không chỉ dừng lại ở đó, phần mềm ACMan còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý tài sản, dụng cụ, kiểm soát hàng tồn kho, tự động lập báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ,…

Trên đây, ACMan vừa chia sẻ cùng các bạn khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp là gì cũng như cách quản lý chi phí hiệu quả. Để được trải nghiệm thử miễn phí phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi, xin quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ ACMan

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: [email protected]

Website: acman.vn

Bình luận