Chi phí ly hôn trọn gói để ly hôn hết bao nhiêu tiền? Thủ tục có nhanh gọn không?

2. Giả sử Ngọc vì giận bố phản bội mẹ, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình nên đã thuê người đánh Cường và Chi gây thương tích và bị tòa án kết an hành vi này. Hãy chia di sản anh Cường trong trường hợp anh Cường không để lại di chúc ?

– Tháng 8/2013, Cường được hưởng di sản thừa kế từ ông nội 300tr, chị Hà giữ, khi về nước Cường đã đòi lại khoản tiền đó từ vợ.

Thưa luật sư, xin hỏi: Anh Cường và chị Hà kết hôn năm 1989, có 2 con gái là Ngọc sinh năm 1990 (đi làm tại một công ty nước ngoài) và Hạnh sinh nắm 1996. Năm 2012, Cường đi tu nghiệp sinh ở Nhật Bản và chung sống như vợ chồng với Chi, hai người đã có một con chung là Hiệp sinh năm 2017. Tháng 11/2019 Cường về nước và yêu cầu Hà ly hôn, Chị Hà đồng ý, Tòa án đã thụ lý đơn. Ngày 8/1/2020, Cường bị nhồi máu cơ tim, trước khi chết Cường di chúc để lại cho Chi, Hiệp, Ngọc mỗi người một phần đều nhau. Chi đến đòi tài sản thừa kế của anh Cường nhưng gia đình anh Cường không đồng ý. Vì vậy Chi đã làm đơn kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Biết rằng: – Cường và Chi cùng kinh doanh và có khối tài sản chung là 4 tỷ đồng.

Trả lời:

1. Chia tài sản thừa kế:

Tài sản riêng của anh Cường là : 300 triệu.

Tài sản chung của anh Cường và chị Hà: 880 triệu đồng.

Tài sản chung của Anh Cường và chị Chi là: 4 tỷ đồng

Căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

Theo quy định trên thì tài sản chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất, do đó, cả người đều có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt. Phần tài sản chung này nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì mỗi người sẽ được hưởng là 440 triệu đồng.

Như vậy, số tài sản riêng của anh Cường trong số tài sản chung với chị Hà là 440 triệu đồng.

Số tài sản chung của anh Cường và chị Chi nếu như không có thỏa thuận khác thì mỗi người sẽ được chia đều là mỗi người 2 tỷ.

Do đó, tổng số tài sản riêng của anh Cường là: 300 triệu đồng ( tài sản riêng ) + 440 triệu đồng (tài sản riêng trong khối tài sản chung với chị Hà ) + 2 tỷ (tài sản riêng trong khối tài sản chung với chị Chi)= 2 tỷ 740 triệu.

Di chúc của anh Cường chỉ để lại tài sản cho Chi, Hiệp, Ngọc mỗi người một phần đều nhau.

Tuy nhiên, căn cứ quy định tại điều 644, Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Theo quy định trên thì số tài sản của anh Cường khi chia theo pháp luật thì người được hưởng là: Chị Hà, Ngọc, Hạnh và Hiệp. Chị Chi không được hưởng vì chị Chi không phải là vợ hợp pháp của anh Cường. Khi đó, phần tài sản 2 tỷ 740 triệu chia cho 4 phần thì mỗi người sẽ được hưởng số di sản là 685 triệu.

Do đó, căn cứ quy định trên thì:

– Chị Hà vẫn được hưởng phần si sản 2/3 bằng với di sản của người thừa kế thoe pháp luật. Theo đó, chị Hà sẽ được hưởng 456 triệu đồng.

– Đối với Hạnh, con chung của chị Hà và Anh Cường thì nếu Hạnh không còn khả năng lao động thì vẫn được hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc, trường hợp Hạnh có khả năng lao động bình thường thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế theo quy định trên. Trường hợp Hạnh được hưởng thì số di sản được hưởng là 456 triệu đồng.

Mà theo di chúc anh Cường chỉ để lại di sản cho chị Chi, Ngọc, Hiệp. Khi đó, mỗi người sẽ được hưởng số di sản là:

– Thứ nhất, trường hợp: Chị Hà và Hạnh đều được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc thì Chi, Hiệp, Ngọc được hưởng là: 2 tỷ 740 – ( 456+456) : 3 = 609 triệu đồng/ người.

– Thứ hai, trường hợp: Hạnh không được hưởng di sản mà chỉ có chị Hà mới được hưởng thì số tài sản mà Chi, Hiệp, Ngọc được hưởng là: 2 tỷ 740 – 456 :3 = 761 triệu đồng / người.

– Thứ ba, trường hợp: Cả Hạnh và Chị Hà từ chối nhận di sản thừa kế thì Chi, Hiệp, Ngọc được hưởng số di sản là: 2 tỷ 740: 3 = 913 triệu/ người.

2. Chia di sản thừa kế khi không có di chúc

Căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trường hợp này anh Cường không để lại di chúc, thì những người được hưởng thừa kế gồm: Chị Hà, Ngọc, Hiệp và Hạnh. Những người này cùng hàng thừa kế nên cùng được hưởng phần di sản bằng nhau. Chị Chi không phải là vợ hợp pháp của anh Cường nên không thuộc trường hợp được hưởng di sản thừa kế. Như vậy, mỗi người sẽ được số di sản thừa kế là: 2 tỷ 740 : 4 = 685 triệu đồng/ người.

Tuy nhiên, Ngọc không được hưởng di sản thừa kế vì thuộc trường hợp không đuộc quyền hưởng di sản theo quy định tại điều 621, Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Do đó, người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật sẽ là: Chị Hà, Hiệp, Hạnh mỗi người là 913 triệu/ người.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư hôn nhân – Công ty luật Minh Khuê