Chi phí là gì? Phí và lệ phí là gì? Vị dụ về phí, lệ phí, chi phí
Chi phí là gì? Đặc điểm của chi phí là gì? Phí, lệ phí là gì? Những quy định của pháp luật liên quan đến phí và lệ phí? Các trường hợp được miễn giảm phí và lệ phí theo quy định hiện hành của pháp luật.
Mục Lục
1. Chi phí là gì ?
Chi phí là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí vật chất tính thành tiền để thực hiện một công việc nhất định,
Việc xác định chỉ phí là điều kiện để thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả. Tính chi phí có ý nghĩa lớn trong quản lý doanh nghiệp sản xuất hay thương mại: phân tích và lựa chọn những phương án sản xuất và kinh doanh có lợi nhất, xác định khối lượng sản phẩm tối ưu cho một thời gian ngắn, đánh giá năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp, định ra chủ trương và phương hướng giảm chỉ phí, làm giảm cho việc tính toán và định giá thành và giá bán. Trong kinh doanh, chỉ phí được phân chia làm nhiều gi. Căn cứ vào giai đoạn sử dụng chỉ phí, có chi phí sản xuất và chi phí lưu thông; căn cứ vào tính chất của chỉ phí, có chỉ phí trực tiếp và chi phí gián tiếp; căn cứ vào hình thức biểu hiện, có chi phí lao động và chi phí vật chất. Về mặt pháp lý, chi phí được phân chia làm hai loại chủ yếu là chi phí hợp lý, hợp lệ và chi phí không hợp lý, không hợp lệ. Trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí hợp lý, hợp lệ là chỉ phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Để quản lý thuế, pháp luật quy định tất cả các doanh nghiệp phải phản ánh trung thực các loại chỉ phí trên số sách kế toán. Theo yêu cầu của tái sản xuất sản phẩm xã hội phải chia ra các loại chỉ phí sau: chỉ phí bộ phận (cho một sản phẩm, một dịch vụ); chỉ phí toàn bộ của doanh nghiệp; chỉ phí sản xuất (loại chỉ phí tạo ra giá trị sử dụng của sản phẩm); chỉ phí sử dụng hay chỉ phí tiêu dùng (loại chỉ phí để biến giá trị sử dụng tiềm tàng thành giá trị sử dụng thực tế).
1.1. Đặc điểm chung của chi phí
– Chi phí là hao phí tài nguyên (kể cả hữu hình và vô hình), vật chất, lao động.
– Những hao phí này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh.
– Phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2. Mối quan hệ giữa chi tiêu, chi phí với vốn
Chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, được tài trợ từ vốn kinh doanh và được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các lại vật tư tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng cho mục đích nào.
Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian. Có những khoản chi tiêu kỳ này chưa được tính và chi phí (như mua vật liệu nhưng chưa sử dụng), và cũng có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng chưa chi tiêu (như chi phí trích trước).
Chi phí và chi tiêu có mối quan hệ nhất định. Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì cũng không có chi phí.
Chi phí khác với vốn, vốn là thể hiện bằng tiền những tài sản của doanh nghiệp nên bản thân chúng chưa tạo nên phí tổn.
1.3. Phân loại chi phí
Có nhiều chỉ tiêu để phân loại chi phí. Ở đây tôi xin tổng hợp một số chỉ tiêu phân loại phổ biến sau:
* Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
- Chi phí sản xuất
- Chi phí ngoài sản xuất
* Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất – kinh doanh trong kỳ
- Chi phí lương và các khoản phụ cấp lương
- Chi phí BHYT, BHXH, phí công đoàn
- Chi phí khẩu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động”
- Biến phí
- Định phí
- Chi phí hỗn hợp
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh
- Chi phí thời kỳ
- Chi phí sản phẩm
* Các cách phân loại khác:
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
- Chi phí chênh lệch
- Chi phí chìm
- Chi phí cơ hội
2. Những quy định của pháp luật về phí và lệ phí
Kê khai, nộp phí, lệ phí
– Phí, lệ phí theo quy định tại Luật này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, không chịu thuế.
– Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh.
– Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí cho cơ quan thu hoặc Kho bạc nhà nước bằng các hình thức: nộp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
– Phí, lệ phí thu tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật quy định được thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ. Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
– Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.
Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.
– Số tiền phí được khấu trừ và được để lại quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng như sau:
+ Số tiền phí được để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng loại phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mức để lại cho tổ chức thu phí;
+ Số tiền phí để lại được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; hàng năm phải quyết toán thu, chi. Số tiền phí chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
– Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; phần còn lại nộp ngân sách nhà nước; việc quản lý và sử dụng phí thu được theo quy định của pháp luật.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thu, nộp lệ phí
– Tổ chức thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
– Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền và trách nhiệm ban hành phí, lệ phí
Thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội
– Giữa hai kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
– Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
Thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ
– Thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí.
– Giữa hai kỳ họp Quốc hội, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí.
– Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
– Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
– Hướng dẫn thực hiện thống nhất các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật này.
Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tài chính
– Giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí.
– Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về phí, lệ phí.
– Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
– Tổ chức và hướng dẫn thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí.
– Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ
– Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Luật phí và lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
– Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
– Báo cáo tình hình thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
– Kiến nghị với Bộ Tài chính về những hoạt động cần thu phí, lệ phí, để Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí; kiến nghị với Chính phủ hoặc Bộ Tài chính về mức thu, nộp, miễn, giảm, quản lý và sử dụng đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
– Quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
– Xem xét, cho ý kiến để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
– Tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện thu phí, lệ phí ở địa phương với cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
– Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi đề xuất với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Các trường hợp được miễn thuế
– Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
– Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án.
– Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
Luật Minh Khuê (tổng hợp)