Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu tiền? Quy trình? – Thuốc Dân Tộc

Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu? Có đắt không? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, việc điều trị tủy răng đã không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, song song với đó chi phí điều trị bệnh cũng sẽ tăng cao. Mức giá điều trị ở mỗi địa chỉ khám chữa sẽ có sự chênh lệch riêng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Tủy răng là bộ phận quan trọng, là nơi chứa đựng hệ thống thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng. Khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm do ảnh hưởng từ các nguyên nhân bên trong và bên ngoài cơ thể, tủy răng dần bị hư hại bùng phát các cơn đau nhức khó chịu sâu trong răng.

Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu tiền? Quy trình sao?Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu tiền? Quy trình sao?

Các bệnh lý nha khoa hình thành và phát triển không được điều trị đúng cách cũng là yếu tố khiến tủy răng bị tổn thương. Trong đó có thể kể đến các vấn đề điển hình như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Lớp men răng cứng, ngà răng dần dần bị bào mòn tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây hại cho tủy răng.

Khi nào nên điều trị viêm tủy răng?

Điều trị tủy răng là một trong các biện pháp ngăn chặn bệnh nha khoa tiến triển nghiêm trọng. Được chỉ định cho các trường hợp có dấu hiệu hoại tử hoặc tủy đã chết toàn phần, bán phần theo chỉ định của nha sĩ. Tủy răng hư hỏng sẽ được loại bỏ, ống tủy, buồng tủy được làm sạch sau đó trám bít bằng vật liệu nha khoa.

Trường hợp viêm tủy răng không được điều trị, kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng. Phần tủy răng bị chết đi khiến răng yếu, không còn cảm giác, thậm chí có nguy cơ mất răng cao. Để phòng tránh rủi ro cho người bệnh, tủy hư hỏng sẽ phải loại bỏ để ngăn chặn sự tấn công, lan rộng của vi khuẩn gây bệnh.

Vậy, khi nào cần điều trị viêm tủy răng? Dưới đây là các trường hợp thường được chỉ định chữa tủy:

  • Người bị gãy răng, chấn thương do tai nạn, té ngã khiến phần tủy lộ ra bên ngoài.
  • Tình trạng răng hư hỏng do sâu răng ngày càng nặng nề, chân răng bị mài mòn khiến cho người bệnh bị đau liên tục, khó chịu, ăn uống kém.
  • Chân răng xuất hiện dịch mủ trắng, ngoài đau răng còn gây hôi miệng khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp với người xung quanh.
  • Bên cạnh các cơn đau nhức, bệnh nhân bị viêm tủy răng còn khó khăn khi nhai, nhạy cảm hơn với nhiệt độ, ê buốt kéo dài khi ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm chua, cay,…

Việc tủy răng bị tổn thương do hại khuẩn xâm nhập cần được khám chữa sớm để phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Do đó, bạn nên chủ động đến nha khoa để được kiểm tra răng. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương án chữa tủy răng phù hợp với từng tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người bệnh.

Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu?

Chi phí điều trị viêm tủy răng là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Tùy từng trường hợp cụ thể mà phương pháp chữa tủy sẽ được áp dụng tương ứng. Theo đó, mức chi phí cần thiết cho việc khám chữa ở mỗi người sẽ không hoàn toàn giống nhau.

Ngoài phụ thuộc vào phương pháp chữa bệnh, chi phí điều trị viêm tủy răng còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như địa chỉ khám chữa, vật tư y tế, tay nghề của bác sĩ, mức độ tổn thương tủy,… Do đó, người bệnh nên trực tiếp đến phòng khám để được kiểm tra và tư vấn điều trị chi tiết về cách chữa và chi phí cần cho quá trình trị liệu.

"<yoastmark

"<yoastmark

Mỗi địa chỉ khám chữa nha khoa sẽ có mức chi phí chênh lệch riêng. Bạn đọc nên tìm hiểu và lựa chọn nơi thăm khám uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Dưới đây là bảng giá tham khảo dành cho bạn đọc:

  • Điều trị nội nha không đặt đê: 2.400.000đ (răng cối nhỏ) – 3.400.000đ (răng cối lớn).
  • Chữa tủy răng cối sữa và trám GIC: 800.000đ – 1.100.000đ.
  • Chữa tủy buồng và trám GIC: 3.000.000đ.
  • Add on đặt MTA: 2.000.000đ (răng cối nhỏ) – 3.000.000đ (răng cối lớn).
  • Che tủy: 100.000đ.
  • Trám GIC: 250.000đ – 350.000đ.
  • Trám Composite: 400.000đ – 600.000đ.
  • Trám đắp mặt Composite: 800.000đ.
  • Bôi thuốc chống ê răng: 150.000đ.

Mỗi trường hợp cụ thể sau thăm khám sẽ được chỉ định phương án điều trị riêng. Bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy tình trạng viêm tủy răng gây triệu chứng nặng nề hơn. Ngoài ra, sau điều trị viêm tủy răng, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc và phòng ngừa viêm nhiễm tái phát.

Trường hợp bạn có bảo hiểm y tế (BHYT) có thể được chi trả một phần trong quá trình điều trị tủy răng. Để giảm bớt chi phí chữa bệnh bạn nên tìm các bệnh viện cùng tuyến với nơi đăng kí bảo hiểm. Ngoài ra, một số địa chỉ nha khoa tư nhân hiện nay cũng chấp nhận điều trị cho bệnh nhân có BHYT, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn nơi chất lượng để khám chữa viêm tủy.

Quy trình điều trị viêm tủy răng cơ bản

Bên cạnh thắc mắc chi phí điều trị viêm tủy răng, người bệnh còn quan tâm đến quy trình thực hiện điều trị như thế nào. Theo đó, phương pháp chữa viêm tủy được thực hiện nhằm ngăn chặn sự lan rộng và nguy cơ biến chứng của bệnh. Bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra, thăm khám và chữa tủy răng sớm.

Phần tủy được bao bọc bởi 2 lớp răng cứng bên ngoài, nằm sâu trong răng nên quá trình điều trị viêm tủy tại nha khoa có thể gây đau.Chính vì thế, bác sĩ thường sẽ gây tê tại vị trí thực hiện để giảm đau đớn khó chịu cho bệnh nhân. Quy trình điều trị viêm tủy răng có bản như sau:

  • Thăm khám: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xét nghiệm cho người bệnh để xác định tình trạng viêm nhiễm tủy răng đang xảy ra. Đối với trường hợp viêm nặng, điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả hữu hiệu sẽ được chỉ định điều trị nội nha. Thông qua kết quả chụp X quang, vị trí răng bị tổn thương tủy, mức độ viêm nhiễm sẽ được xác định. Sau đó bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về phương án can thiệp và tiến hành.
  • Vệ sinh và gây tê: Sau khi đưa ra giải pháp và có sự đồng ý từ người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng. Khoang miệng, răng được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn trong quá trình chữa trị. Các công việc cần làm gồm súc miệng, kháng khuẩn, cạo cao răng,… Tiếp đến vùng viêm tủy sẽ được gây tê cục bộ.
  • Đặt đế cao su: Sau khi đã gây tê, bác sĩ tiến hành đặt đế cao su để đảm bảo vùng quanh răng được khô ráo, sạch sẽ khi tiến hành lấy tủy, tránh viêm nhiễm.
  • Điều trị diệt tủy răng: Dùng máy khoan nha khoa tạo một lỗ nhỏ trên răng đi vào ống tủy. Lực khoan không lớn, chỉ gây đau nhẹ nên bạn đọc có thể yên tâm. Tiếp đến bác sĩ sẽ xác định chiều dài ống tủy, rồi dùng dụng cụ hút tủy tổn thương, viêm nhiễm và hoại tử ra ngoài. Sau khi hoàn tất ống tủy, buồng tủy sẽ được làm sạch, điều chỉnh hình dạng.
  • Trám ống tủy: Dùng vật liệu nha khoa trám lỗ hở trên răng để duy trì chức năng nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh. Ngoài ra, trường hợp răng hư hỏng nặng có thể được bọc răng sứ.

Tùy từng trường hợp cụ thể phương pháp điều trị có thể được điều chỉnh tương ứng. Người bệnh sau lấy tủy có thể ăn uống bình thường tuy nhiên nên ăn những món lỏng, mềm, không cần nhiều lực nhai ảnh hưởng đến răng vừa lấy tủy. Các cách chăm sóc sẽ được bác sĩ hướng dẫn, trường hợp cần thiết sau lấy tủy người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc đi kèm.

Chăm sóc sau điều trị viêm tủy răng

Răng sau khi bị lấy tủy sẽ trở thành răng chết bởi lúc này mạch máu và dây thần kinh trong tủy gần như đã bị loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, khác với các cơ quan khác, răng vẫn duy trì được khả năng nhai ngay cả khi bị loại bỏ hết tủy. Do cấu trúc đặc biệt của răng cùng với việc ngoài tủy thì răng còn được nuôi dưỡng, giữ được độ ẩm nhất định thông qua nước bọt.

Chăm sóc sau điều trị viêm tủy răngChăm sóc sau điều trị viêm tủy răng

Mặc dù sau lấy tủy cấu trúc răng sẽ không thay đổi nhiều, tuy nhiên răng cũng đã có sự suy yếu nhất định sau khi điều trị viêm tủy răng. Theo đó, độ bền của răng sẽ giảm, răng dễ vỡ, giòn hơn, đồng thời sức nhai cũng kém hơn các răng bình thường khác. Ngoài ra, thời gian lâu dần miếng trám răng có thể bị bông, mòn răng sau điều trị hoặc nhiều vấn đề khác.

Do đó, bạn nên chủ động đến nha khoa thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng răng miệng sau điều trị viêm tủy răng. Đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc răng tại nhà, một vài lưu ý như sau:

  • Sau khi chữa tủy răng cần tái tạo lại thân rằng bằng chất liệu hàn phù hợp giúp bảo vệ và duy trì cấu trúc cũng như chức năng nhai.
  • Răng sau khi điều trị tủy cần bọc lại sớm để tránh tình trạng mài mòn, hư hỏng răng khi tiếp xúc với thực phẩm không phù hợp. Ngoài ra, một số trường hợp răng hư hỏng nặng khi bọc răng cũng sẽ giúp người bệnh tự tin hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng.
  • Cung cấp cho cơ thể thực phẩm có lợi, bổ sung vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác một cách cân đối. Tránh ăn các món quá cứng, nóng, lạnh hoặc quá dai, dễ dính vào răng.
  • Nhai kỹ, ưu tiên các món mềm, không dùng lực mạnh tại răng đã chữa tủy để tránh làm vỡ, tổn thương thân răng.
  • Uống đủ nước hàng ngày, cân bằng chế độ dinh dưỡng để cơ thể tăng cường đề kháng tránh nguy cơ viêm nhiễm tái phát.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày, không đánh răng với lực quá mạnh có thể gây tổn thương răng bệnh, răng yếu.
  • Tái khám định kỳ, cạo cao răng mỗi năm 1 – 2 lần để làm sạch, ngăn nguy cơ vi khuẩn phát triển gây hại cho răng miệng.

Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc về chi phí điều trị viêm tủy răng và các vấn đề liên quan qua bài viết trên đây. Có nhiều yếu tố tác động đến chi phí khiến việc điều trị bệnh ở mỗi người sẽ không hoàn toàn giống nhau. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng trước khi đến khám chữa viêm tủy răng.