Chỉ Từ Là Gì? Vai Trò Của Chỉ Từ Trong Câu Và Cách Dùng
Trong bài trước mình đã hướng dẫn qua bài học số từ và lượng từ. Trong bài này mình sẽ tiếp tục bài học trong chương trình ngữ văn lớp 6 là kiến thức chỉ từ, khái niệm của nó, tác dụng và sử dụng như thế nào? Trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cặn kẽ về từ loại này.
Chỉ từ là gì?
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, mục đích giúp xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Các chỉ từ thường gặp trong giao tiếp gồm: đó, đây, này, nọ, ấy, kia…
Hay hiểu một cách đơn giản, chỉ từ là tên gọi khác của đại từ chỉ định dùng để xác định vị trí, địa điểm của sự vật trong không gian và thời gian cố định.
Các nhóm chỉ từ trong tiếng Việt
- Chỉ từ dùng để xác định vị trí của sự vật theo thời gian.
Ví dụ: những ngày đó, như hôm đấy, bữa ấy, mãi một thời gian nọ…
- Chỉ từ dùng để xác định vị trí của sự vật trong không gian.
Ví dụ: người ấy, ngôi nhà kia, cái bàn đó, bãi đất kia…
Xem thêm >>> Phó từ là gì?
Những chức năng chính
Tùy vào vị trí đứng ở đâu trong câu mà chỉ từ có thể có những tác dụng sau:
- Làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ: Cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dùng phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn.
Từ “Nó” đứng ở đầu câu và có tác dụng là chủ ngữ trong câu.
- Làm trạng ngữ trong câu
Ví dụ: Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy.
Cụm từ” Từ đấy” là trạng ngữ trong câu và nó là một chỉ từ.
- Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ
Ví dụ: Ngày xưa có ông vua nọ, sai một quan viên đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi.
Từ” nọ” bổ nghĩa cho cụm từ “ có ông vua” giúp người đọc hiểu rõ hơn về câu chuyện.
Cách sử dụng chỉ từ
Loại từ này thường được sử dụng nhiều trong giao tiếp, trò chuyện. Trong thơ ít được sử dụng, nhưng trong các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn vẫn thường sử dụng.
Dùng trong giao tiếp, trò chuyện
Nó giúp người nói, người nghe hiểu được ý nghĩa câu chuyện và nắm bắt được ý của người hỏi và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi.
Ví dụ: Cuộc trò chuyện của 2 bạn tân sinh viên khi mới nhập học.
Bạn học khoa nào?
Mình học khoa công nghệ thông tin.
Vậy bạn đến từ đâu?
Mình sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn.
Ta thấy 2 từ “ nào”, đâu” giúp câu hỏi rõ ràng và dễ hiểu.
Cách dùng trong thơ ca.
Nó dùng để xác định không gian, địa điểm, thời gian của sự vật, sự việc nào đó.
Ví dụ: “ Của ta trời đất đêm ngày. Núi kia, đồi nọ, sông này của ta”.
Bài tập vận dụng chỉ từ
Bài 1. Tìm và xác định ý nghĩa, vai trò của chỉ từ trong các câu sau đây:
a) Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương. (Trích: Bánh chưng, bánh giầy)
b) Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. (Trích: Con Rồng, cháu Tiên)
c) Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. (Trích: Sự tích Hồ Gươm)
— Trả lời —
a) “ấy” đứng sau làm phụ ngữ cho danh từ “bánh” để định vị sự vật trong không gian.
b) “nay” đóng vai trò là trạng ngữ trong câu.
c) “từ đó” đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu.
Bài tập 2: Thay thế các cụm từ in đậm bằng chỉ từ thích hợp?
a) Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến chân núi Sóc, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. (Thánh Gióng)
b) Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng bị lửa thiêu cháy về sau gọi là làng Cháy. (Thánh Gióng)
— Trả lời —
a) Thay thế cụm từ in đậm “chân núi Sóc Sơn” bằng chỉ từ: đấy, đó.
b) Thay thế cụm in đậm “bị lửa thiêu cháy” bằng chỉ từ: đó, này…
Việc hiểu và vận dụng chỉ từ thích hợp giúp các bạn linh động hơn trong giao tiếp và viết văn, làm thơ. Lời cuối, Thư viện khoa học chúc bạn học tập thật tốt.