Chế độ thai sản, phụ cấp với giáo viên vùng đặc biệt khó khăn

Chi tiết câu hỏi

Đề nghị giải đáp các thắc mắc sau:

– Nhà giáo đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn trong thời gian nghỉ thai sản (nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm) thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề là 70% mức lương hiện hưởng theo quy định của Nghị định số 76/2019/NĐ-CP có đúng không?

– Nhà giáo đang công tác tại nơi không là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn trong thời gian nghỉ thai sản (nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại Quyết định số 244/QĐ-TTg, Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT là đúng hay sai?

– Nhà giáo trực tiếp giảng dạy trong các trường tiểu học tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn trong thời gian nghỉ thai sản (nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm) thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề là 50% mức lương hiện hưởng theo quy định tại Quyết định số 244/QĐ-TTg, Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT không? Nếu được thì cơ quan nào có trách nhiệm chi trả khoản phụ cấp trên? Trường hợp cơ quan có trách nhiệm không chi trả khoản phụ cấp trên cho nhà giáo theo quy định thì nhà giáo phải làm gì, đến cơ quan nào để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình?

– Các xã ở hải đảo, vùng sâu, vùng xa có được hiểu là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quyết định mới hiện hành không? Nếu không thì cách hiểu về xã hải đảo, vùng sâu, vùng xa hiện nay như thế nào?