Chế Phẩm Sinh Học Là Gì • Tin Cậy 2023
Chế Phẩm Sinh Học Là Gì?
Những ngày gần đây, báo chí nói nhiều về vấn nạn vi khuẩn kháng kháng sinh – đây là đề tài nóng hổi mà cả thế giới đang tập trung tìm giải pháp mới thay cho Kháng sinh do nhiều loại vi khuẩn đã thích nghi với kháng sinh và trở thành siêu vi khuẩn- KHÁNG KHÁNG SINH.
Nói đến kháng sinh thì ai ai cũng biết- từ bà mẹ có con nhỏ, đi bác sỹ vài lần là biết, đến người chăn nuôi- heo, gà bệnh mấy lần là biết kháng sinh có tác dụng gì, ngay cả trong nuôi tôm- trước đây bà con cũng lạm dụng kháng sinh dẫn đến dư lượng kháng sinh trong tôm thành phẩm, làm cho việc xuất khẩu tôm đi nước ngoài rất khó khăn- vì sản phẩm tôm qua tới hải quan nước nhập là họ kiểm tra, nếu phát hiện thì có thể bị hủy tại chỗ hoặc trả về; thậm chí bị đưa và danh sách đen -cấm nhập vào nước họ. Kháng sinh trước đây được xem như thần dược, tuy nhiên giờ đây, nhiều mặt trái của nó đã hiển hiện, và thế giới đang đau đầu để tìm giải pháp thay thế “thần dược” này. Kháng sinh trong tiếng Anh là Antibiotics, gồm 2 từ Anti & biotics. Vậy giải pháp đó là gì? Tin Cậy xin giới thiệu đến đó là “chế phẩm sinh học”.
Vậy chế phẩm sinh học là gì?
Gần đây tại ở Việt Nam chúng ta dần quen với “Chế phẩm sinh học”. Có thể chúng ta còn đang phân vân chưa hiểu hết được các vấn đề như: Chế phẩm sinh học là gì? Chúng có tác dụng gì? Làm sao để phân biệt và địa điểm mua đáng tin cậy?
Tiếng Anh của chế phẩm sinh học là probiotics. Từ probiotics – bao gồm hai từ pro có nghĩa là thân thiện hay thiên về và biotics có nghĩa là sự sống, sinh vật. Ngược lại với Antibiotic (kháng sinh) như đã đề cập ở đầu bài viết, chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong môi trường. Chế phẩm sinh học là sản phẩm được tạo ra bởi con người, bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều dòng vi khuẩn có lợi trong cùng một môi trường để tác động tới đối tượng cần cải tạo (đất, nước, đường ruột, v.v).
Probiotics đã và đang được sử dụng khá hiệu quả để phòng bệnh cho con người và cả gia súc, gia cầm và cho cây trồng, nông nghiệp. Nhiều vi sinh đã được sử dụng để sản xuất ra các chế phẩm ứng dụng rất hiệu quả nhằm kiểm soát côn trùng gây hại cho cây trồng như vi khuẩn Lactobacillus, bifidobacterium, phototrophic batteria, lactic acid batteria, yeast, enterococcus,…
Ngoài ra, các chế phẩm vi sinh còn được sử dụng để làm phân bón vi sinh nhằm phân giải các chất hữu cơ làm giàu cho đất, phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu để cây trồng hấp thu được, vi khuẩn ổn định cân bằng đạm. Và gần đây, việc sử dụng các chế phẩm trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản – nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá tra, ốc hương, ếch, v.v là một xu hướng mới (thay thế cho biện pháp dùng kháng sinh như ở đầu bài viết hoặc loại bỏ việc dùng các chất diệt khuẩn như clorine).
Xử lý đất trồng rau với chế phẩm vi sinh EM
Ở một định nghĩa khác, Chế phẩm sinh học EM hay còn gọi là Vi sinh vật hữu hiệu- Effective microorganisms (EM) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc), sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể áp dụng chúng như là một chất cấy nhằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra. Kết quả là có thể cải thiện chất lượng và làm tốt đất, chống bệnh do vi sinh vật và tăng cường hiệu quả của việc sử dụng chất hữu cơ của cây trồng, vật nuôi.
Công nghệ EM do Giáo sư-Tiến sĩ Teruo Higa-Trường Đại học Tổng hợp Ruykyus, Okinawa, Nhật Bản sáng tạo ra và được áp dụng vào thực tiễn vào đầu năm 1980. Ông đã kiên trì đấu tranh cho quan điểm mở rộng các chế phẩm sinh học, giảm thiểu tiến tới đẩy lùi việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, trừ bệnh bằng hoá học. Ở định nghĩa này, thì EM được đăng ký và tên lưu hành trên toàn thế giới là EM1- tức chế phẩm sinh học gốc (thế hệ F1, để phân biệt với thế hệ thứ cấp EM2, EM5, v.v).
Như vậy để dễ hình dung, ta có thể so sánh hai khái niệm Antibiotics v.s Probiotics, sẽ giúp hiểu được khái niệm Chế phẩm sinh học rồi đấy!
Pro-biotics/EM
Pro-biotics/EM
Anti-biotics
Anti-biotics
Hóa chất diệt khuẩn/sát trùng
Hóa chất diệt khuẩn/sát trùng
Bổ sung vi sinh vật có lợi cho môi trường (đất, nước, chuồng trại, cây trồng, vật nuôi và cả con người).
-Giúp cải tạo môi trường;
-Cạnh tranh và làm suy yếu vi khuẩn, vi sinh vật có hại;
-Bổ sung enzyme và các vi chất có lợi cho động thực vật chủ.
Giúp nền chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện hơn.
Kháng sinh (ai cũng biết để làm gì).
Lạm dụng kháng sinh => vi khuẩn lờn thuốc và phát triển thành siêu vi khuẩn => không trị được.
Một vấn nạn của toàn thế giới hiện nay.
Cloramin, clorine, focmon, peracetic acid,… tiêu diệt vi khuẩn, bào tử,…chỉ phù hợp cho môi trường sản xuất, nhà xưởng; trường học, bệnh viện. Không nên sử dụng cho môi trường chăn nuôi (ao, chuồng trại)- làm mất cân bằng hệ vi sinh vật.
Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học:
Theo nhiều công trình nghiên cứu gần đây và thực tiễn ứng dụng đã chứng minh thì chế phẩm sinh học được hoạt động theo một số khía cạnh như sau:
-
Cạnh tranh loại trừ vi khuẩn gây bệnh: Chế phẩm sinh học có khả năng bám dính và xâm chiếm bề mặt niêm mạc ruột, do vậy tạo ra cơ chế bảo vệ chống lại các mầm bệnh qua việc cạnh tranh điểm bám và thức ăn. Trong môi trường ao nuôi, môi trường nước thải, hoặc chất thải- vi khuẩn có lợi trong chế phẩm sinh học làm nhiệm vụ như người công nhân dọn dẹp vệ sinh- tiêu thụ những thức ăn, chất dư thừa, phân hủy chúng, làm giảm khí độc trong ao nuôi, giảm bùn lơ lửng trong bể nước thải, hoặc giảm mùi chuồng trại; ngay cả với hầm bể phốt, chế phẩm sinh học làm tốt việc giảm mùi hôi cũng nhờ cơ chế này.
-
Tạo ra các hoạt chất ức chế: Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh các dòng chế phẩm sinh học sản sinh ra các chất diệt khuẩn hoặc các enzyme chống lại các mầm bệnh thông thường trên vật nuôi, cây trồng.
-
Tăng cường hệ miễn dịch của vật nuôi: Các chế phẩm sinh học có thể kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi. Các chất kích thích miễn dịch khác nhau tuỳ theo môi trường và cách sử dụng. Các chất dẫn xuất nhất định như polysaccharides, lipoproteins, …có khả năng làm tăng bạch huyết cầu bằng cách kích hoạt đại thực bào. Việc sử dụng Bacillus đã được chứng minh có hiệu quả trong việc phòng bệnh trên vật nuôi bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch và có hệ miễn dịch tế bào trong tôm sú.
-
Những vi sinh vật có lợi cạnh tranh thức ăn với vi khuẩn có hại, đặc biệt khi ta chủ đích bổ sung chúng vào đối tượng cần được cải thiện, dẫn đến lực lượng của “phe ta” đông, áp đảo bọn xấu (vi khuẩn có hại), làm cho chúng yếu, lực lượng mỏng- bọn xấu sẽ không có cơ hội làm nên trò trống gì=> môi trường sẽ an lành, thân thiện hơn với vật nuôi, cây trồng, đất và ngay cả với con người.
Các chủng loại chế phẩm sinh học:
-
Nhóm 1: gồm các vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, lactobacillus,… và thường được trộn vào thức ăn để kích thích tiêu hoá, giúp tăng trưởng,…
-
Nhóm 2: gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus spp và được đùng trong xử lý các chất thải hữu cơ và các khí độc trong môi trường ao nuôi.
-
Nhóm 3: gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter,…. Được dùng trong xử lý nước ao nuôi và nền đáy.
Vai trò của chế phẩm sinh học:
Tăng cường sức khoẻ và ngăn chặn mầm bệnh
Trong một thời gian dài, các chất kháng sinh đã được sử dụng để ngăn chặn bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, việc sử dụng khánh sinh gây ra nhiều vấn đề như dư thừa chất khánh sinh trong các sản phấm thuỷ sản, tạo ra các cơ chế kháng khuẩn cũng như làm mất cân bằng các men tiêu hoá trong đường ruột, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi. Hơn nữa, nhu cầu của con người đối với các sản phẩm thuỷ sản sạnh và an toàn trên thế giới ngày càng cao.
Do vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học là một phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều bà con nuôi tôm từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nha Trang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, v.v đã và đang sử dụng chế phẩm sinh học, phản hồi với công ty Tin Cậy là chế phẩm sinh học rất tuyệt vời- khống chế rất tốt tảo độc (có hại) và cho màu nước rất đẹp.
Chế phẩm sinh học có khả năng sản sinh ra các chất hoá học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.
Ngoài ra, chế phấm sinh học hay các vi khuẩn có lợi còn có khả năng ạnh tranh vị trí bám và thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi.
Cải thiệt hệ tiêu hoá:
Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hoá của các vật nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế phấm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hoá của các vật nuôi bởi vì chúng sản xuất ra các en-zim ngoại bào như: as protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin,…
Trong nuôi các, các vi khuẩn vi sinh như bacteroides và clostridium sp đã cung cấp dinh dưỡng cho cá, đặc biệt là cung cấp các axit béo và vitamin. Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hoá của động vật hai mảnh vỏ bằng cách sản xuất ra các enzyme ngoại bào như protease, amilaza, lipaza và cung cấp dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin
Cải thiện môi trường xung quanh:
Chế phẩm sinh học giảm mùi hôi chuồng trại- trong chăn nuôi heo, bò, gà, vịt. Phân và chất thải trong môi trường chuồng trại gây ra chất độc, đặc biệt là anmoni- bà con phải dùng quạt liên tục để làm thông thoáng; tuy nhiên đó chỉ là giải quyết phần ngọn, và gây tốn kém; thay vào đó nên dùng chế phẩm sinh học để giải quyết từ khâu phân, chất thải, giảm khí độc, giảm vi khuẩn có hại từ nguồn=> gà, vịt, heo, bò mau lớn, ít bệnh tật.
Chế phẩm sinh học khắc chế tảo độc, cải thiện môi trường nước ao nuôi, và đáy ao, làm giảm khí độc H2S, Amoni,…giúp tôm ăn ngon, ngủ yên, đồng thời không phải dùng kháng sinh (như đã nói trên), cho ra sản phẩm tôm sạch đúng nghĩa, thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng, môi trường nước ao nuôi ngày càng được cải thiện và giúp việc nuôi trồng thủy sản ngày càng bền vững.
Chế phẩm sinh học dùng để ủ phân (phân cá, phân chuồng, phân bánh dầu, compost, v.v). Với ứng dụng này- bà con vùng Tây Nguyên rất quen thuộc- vừa giúp phân hủy nhanh xác, bả động thực vật, vừa cho ra sản phẩm phân hữu cơ thân thiện với cây và đất trồng, đồng thời làm giảm mùi hôi của phân khi đem ra sử dụng.
Chế phẩm sinh học dùng để xử lý mùi hôi bải rác, bể phốt, v.v. Gần đây, các bãi rác lớn của Tp. HCM, gặp vấn đề về mùi hôi- xộc vào khu dân cư, đô thị cao cấp Phú Mỹ Hưng và các vùng lân cận, chế phẩm sinh học là giải pháp hoàn hảo để giải quyết tận gốc mùi hôi này.
Và còn nhiều ứng dụng khác với chế phẩm sinh học (tham khảo tại đây)
Chế phẩm sinh học hiện nay được cung cấp trên thị trường ở dạng bột hoặc dạng lỏng, đóng can, dưới những tên thương mại khác nhau như:
A.Trong ngành nuôi tôm ta có: Vi sinh xử lý đáy Ecobio, vi sinh xử lý nước Aquapro, chế phẩm sinh học EM1,..
Can EM gốc 20L
Can EM gốc 20L
Men vi sinh xử lý ao tôm
B.Trong xử lý nước thải thị trường hiện nay có: Jumbo HK (vi sinh vật hiếu khí), Jumbo KK (vi sinh vật kỵ khí)- dạng bột; Microbelift IND, OC, SA, N- dạng nước
C.Trong nông nghiệp: Chế phẩm sinh học EM1- để ủ phân cá, ủ compost, tưới cây,..
D.Trong xử lý mùi: Chế phẩm sinh học EM1 khử mùi bãi rác, mùi hôi chuồng trại, mùi nhà máy cao su, hầm tự hoại (bể phốt) v.v hoặc OC, IND của Microbelift cũng sử dụng được cho mục đích này.
E.Xử lý bẫy mỡ: Có vi sinh FOG- tiêu hủy cặn dầu mỡ tích lũy lâu ngày trong hệ thống thu gom của nhà hàng, khách sạn.
Vi sinh dạng bột
Vi sinh dạng lỏng
chế phẩm EM1
Quý công ty, bà con có nhu cầu mua chế phẩm sinh học, vui lòng liên hệ công ty Tin Cậy theo thông tin sau đây:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 Mobile: 0903 908 671
Email: [email protected]; [email protected]; [email protected].