Chảy máu tai
Trường hợp thứ nhất: bé mới có 19 tháng tự chọt que bông ráy tai vào tai mình, trường hợp thứ 2: bé 2 tuổi cũng tự chọt ruột bút bi vào tai. Và còn rất nhiều nguyên nhân khác để các bậc cha mẹ phải cầu cứu tới bác sĩ khi trẻ bị chảy máu tai
Cấu tạo tai gồm có 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài có 2 phần: phần ống tai sụn bên ngoài và phần ống tai xương bên trong. Phân ôn g tai sun bên ngoai có lông và các tuyến lông cũng như tuyến tạo ráy tai để ngăn cản và đẩy các chất dơ ra ngoài. Các phần từ màng nhĩ trở vào rất quan trọng đối với cơ chế nghe cũng như giữ thăng bằng của cơ thể. Chính vì vậy, cơ thể mình cũng có cách để bảo vệ nó. Khi tự ráy tai, chúng ta không thể đưa đồ ráy tai vào sâu vì đến ống tai xương sẽ thấy rất đau không thể đưa vào tiếp.
Chăm sóc tai cho trẻ không cẩn thận dễ gây chảy máu tai. Ảnh minh họa
Những trường hợp tự ngoáy tai bị chảy máu ở người lớn thường do đang ngoáy tai bất chợt bị va chạm. Có trường hợp bệnh nhân là sinh viên đang ngoáy tai bị bạn khác ném gối trúng. Chảy máu tai ở người lớn cũng hay gặp ở các trường hợp lấy ráy tai ngoai tiêm căt toc . Ngoai ra, chaỷ maú tai còn do các nguyên nhân khác như: chấn thương vùng tai, áp lực vào tai thay đổi đột ngột ở thợ lặn và đặc biệt cac trươn g hơp bị bat tai gây chảy máu tai rất hay gặp…
Những trường hợp tự ngoáy tai bị chảy máu ở người lớn thường do đang ngoáy tai bất chợt bị va chạm. Có trường hợp bệnh nhân là sinh viên đang ngoáy tai bị bạn khác ném gối trúng. Chảy máu tai ở người lớn cũng hay gặp ở các trường hợp lấy ráy tai ngoai tiêm căt toc . Ngoai ra, chaỷ maú tai còn do các nguyên nhân khác như: chấn thương vùng tai, áp lực vào tai thay đổi đột ngột ở thợ lặn và đặc biệt cac trươn g hơp bị bat tai gây chảy máu tai rất hay gặp…
Ở trẻ em ít gặp hơn, tuy nhiên cũng không phải là hiếm. Thường do trẻ đang cầm đồ vật té ngã đâm vào tai. Gần đây, vì thuận tiện khi sử dụng với que tăm bông vô trùng mà dẫn tới việc trẻ hay bị chảy máu tai vì trầy ống tai ngoài do cha mẹ, ông bà ngoáy tai làm vệ sinh tai cho bé. Gọi là que bông, nhưng vì bông đã được ép chặt lại nên rất cứng và thực tế đã có nhiều bé bị chảy máu tai vì nó.
Khi bị chọc cây vào tai, nhẹ thì chỉ chấn thương tai ngoài nhưng nặng thì có khi gây chấn thương màng nhĩ. Tuy ở trẻ em màng nhĩ lành nhanh, nhưng cũng phải cẩn thận đừng để xảy ra là hay hơn. Vì nếu tổn thương màng nhĩ đơn thuần, màng nhĩ lành lại sau khi điều trị vẫn để lại vết sẹo sẽ ảnh hưởng phần nào đến thính giác. Nếu bị chọc sâu hơn, tổn thương phía sau màng nhĩ có thể làm trật khớp chuỗi xương con gây giảm thính lực từ trung bình đến nặng. Thậm chí nặng nữa có thể gây tổn thương cả tai trong và gây giảm thính lực đến điếc hoàn toàn và có thể gây chóng mặt, mất thăng bằng.
Do đo, cac bâc phu huynh va ngươi thân không nên cho trẻ em cầm que bông ngoáy tai chơi. Có nhiều trẻ em đã bị chấn thương tai vì tự chọt cây bông vào tai mình. Ngay cả người lớn cũng nên hạn chế việc ráy tai, 1 tuần ráy tai 1 lần là đủ vì ráy tai nhiều sẽ làm rụng lông tai, mất đi cơ chế tự bảo vệ của tai và khi ráy tai thì nên tránh xa chỗ có người khác để tránh bị va chạm.
Khi bị chảy máu tai, nên đến bác sĩ tai mũi họng khám để xác định tổn thương đến đâu, vì tổn thương tai ngoài xử trí khác với tổn thương tai giữa và tai trong.
BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY