Chất tinh khiết là gì hóa 8? Tổng hợp kiến thức bạn nên biết
Chất tinh khiết là một khái niệm quen thuộc mà chúng ta có thể bắt gặp trong đời sống thường ngày và sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về chất tinh khiết là gì, cho ví dụ cũng như cách xác định đơn giản mà hiệu quả hay chưa? Bài viết sau đây chúng mình sẽ cùng bạn đi giải đáp chi tiết mọi thắc mắc về chất tinh khiết.
Chất tinh khiết là gì?
Chất tinh khiết là vật liệu có thành phần không đổi (hay đồng nhất) và chúng có đặc tính nhất quán trong toàn bộ mẫu. Chúng tham gia phản ứng hóa học để tạo thành sản phẩm có thể đoán trước được. Trong hóa học, một chất tinh khiết có thể bao gồm một loại nguyên tử, phân tử hoặc là hợp chất. Còn trong các ngành khác, khái niệm này được mở rộng cho các hỗn hợp đồng nhất.
Chất tinh khiết là vật liệu có thành phần không đổi (hay đồng nhất) và chúng có đặc tính nhất quán trong toàn bộ mẫu. Chúng tham gia phản ứng hóa học để tạo thành sản phẩm có thể đoán trước được. Trong hóa học, một chất tinh khiết có thể bao gồm một loại nguyên tử, phân tử hoặc là hợp chất. Còn trong các ngành khác, khái niệm này được mở rộng cho các hỗn hợp đồng nhất.
Một số tính chất của hóa chất tinh khiết là gì?
Chất tinh khiết sẽ có thành phần hóa học đồng nhất. Ở quy mô nano, điều này chỉ áp dụng cho chất được tạo thành từ một loại nguyên tử, phân tử hoặc là hợp chất.
Chúng là bất kỳ hỗn hợp đồng nhất nào, là vật chất xuất hiện đồng nhất về hình dáng và thành phần, bất kể kích thước mẫu có nhỏ đến đâu.
Một số ví dụ thực tế về chất tinh khiết
Vàng: Vàng tinh khiết là kim loại sáng, có màu vàng hơi đỏ, đậm đặc, khá mềm, dẻo và dễ uốn cong. Nó là một trong những nguyên tố ít phản ứng hóa học nhất và được tồn tại ở dạng rắn trong điều kiện tiêu chuẩn.
Kim cương: Kim cương là một trong 2 dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của carbon với các tính chất vật lý vô cùng hoàn hảo, độ cứng rất cao, có khả năng khúc xạ cực tốt, được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và kim hoàn. Nó được hình thành từ những khoáng vật chứa carbon dưới nhiệt độ, áp suất rất cao, khoảng 5 gigapascal và 1200 độ C. Tất cả các hạt trong một viên kim cương đều hoàn toàn giống nhau.
Nước cất: Nước cất là nước tinh khiết, được tạo ra bằng cách chưng cất và hoàn toàn không có chứa các tạp chất. Chính vì vậy, nước cất thường được sử dụng nhiều trong y tế với mục đích pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, rửa các dụng cụ y tế, vết thương,… hay dùng cho các phòng thí nghiệm để rửa các dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất,… Hiện nay, nước cất bán tại các nhà thuốc dưới dạng đóng chai nhưng chúng ta cũng có thể tự điều chế tại nhà bằng cách chưng cất, ngưng tụ nước trong môi trường lạnh.
Baking soda: Baking soda thường được biết đến với cái tên khác là natri bicacbonat, tồn tại ở dạng bột mịn trắng có dạng tinh thể đơn tà, dễ hút ẩm, tan ít trong nước. Khi có sự hiện diện của ion H+ sẽ tạo ra khí cacbonic. Hiện nay, baking soda đang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa chất, thực phẩm, dược phẩm. Người ta tìm thấy baking soda trong quặng Nahcolite những khu vực có hoặc từng có suối khoáng. Nó cũng được tạo ra khi nước tại các sông hồ bốc hơi nhanh chóng do nhiệt độ cao.
Muối ăn: Muối ăn là loại muối chúng ta thường dùng, được tạo ra bằng cách cho nước biển bay hơi. Đây là hợp chất hóa học có công thức là NaCl và là nguyên nhân gây ra độ mặn trong các đại dương và chất lỏng ngoại bào nhiều cơ thể đa bào. Ngày nay, nó được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu cũng như là chất bảo quản thực phẩm.
Lưu ý: Hỗn hợp không đồng nhất sẽ không phải là chất tinh khiết, như: sỏi, hỗn hợp muối và đường…
Cách xác định đâu là một chất tinh khiết
Để xác định một chất tinh khiết, chúng ta có thể dựa vào điểm sôi, điểm nóng chảy, độ dẫn điện, áp suất hơi hay phản ứng hóa học. Cụ thể như sau:
Điểm sôi, điểm nóng chảy của chất tinh khiết đều cụ thể.
Về độ dẫn điện: Đồng nguyên chất dùng trong hệ thống dây điện, còn nước tinh khiết dẫn điện kém do thiếu chất điện giải nhằm hỗ trợ cho việc dẫn điện.
Khi tiếp xúc với một chất tinh khiết với điều kiện nhiệt độ, môi trường, áp suất cụ thể, chúng sẽ trải qua những thay đổi nhất định có thể nhận ra được.
Khi sử dụng một chất tinh khiết cho các phản ứng hóa học, người ta có thể dự đoán được những sản phẩm tạo thành là gì.
Một số phương pháp tách chất tinh khiết dựa vào tính chất vật lý
Dựa vào tính chất vật lý, hiện nay chúng ta có thể tách các chất một cách dễ dàng. Sau đây là một số phương pháp phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Phương pháp lọc: Tách rời các chất rắn không hòa tan ra khỏi hỗn hợp.
Phương pháp chưng cất: Tách các chất lỏng hòa tan với nhau ra khỏi hỗn hợp khi nhiệt độ sôi của các chất lỏng khác nhau.
Phương pháp chiết: Tách các chất lỏng không bị hòa tan với nhau ra khỏi hỗn hợp.
Phương pháp cô cạn: Tách các chất rắn tan ra khỏi hỗn hợp.
Ngoài ra, cũng có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học. Ví dụ, khí cacbonic khi tác dụng với nước vôi trong làm nước vôi trong bị đục, còn khí oxi thì không, cho nên ta có thể tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp khí oxi và cacbonic.
Với những chia sẻ này, mong rằng đã giúp quý bạn đọc hiểu hơn về chất tinh khiết là gì cho ví dụ, tính chất nổi bật cùng cách xác định một chất tinh khiết từ những phương pháp đơn giản nhất. Hẹn gặp lại quý vị độc giả của khodienmay.info trong những nội dung hữu ích tiếp theo.