Chất thải rắn sinh hoạt gồm những gì? Phân loại, cách xử lý chất thải rắn sinh hoạt – Nam Hưng Phú
Chất thải rắn sinh hoạt gồm những gì? Phân loại, cách xử lý cách xử lý chất thải rắn sinh hoạt?
Sự phát triển của quá trình đô thị hóa kèm theo sự gia tăng dân số làm cho lượng chất thải ngày càng tăng lên. Tại Việt Nam thì lượng chất thải gia tăng gấp đôi so với 15 năm gần đây, trong đó việc xử lý chất thải rắn đang đặt ra những yêu cầu cấp bách để bảo vệ môi trường. Vậy chất thải rắn sinh hoạt gồm những gì? Việc phân loại và cách xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được rất nhiều người quan tâm.
Khái niệm và phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải được sinh ra từ những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người, bao gồm các vật thể rắn như: chai, lọ, vỏ hộp, nilon…gồm có cả thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau.
Có thể phân loại chất rắn theo nhiều phương diện:
-
Phân loại chất rắn theo nguồn gốc phát sinh gồm có: chất thải rắn đô thị (chất thải rắn từ cơ quan, hộ gia đình, trường học…); chất thải rắn nông nghiệp (bao bì, trấu, rơm rạ, thuốc bảo vệ thực vật); chất thải rắn sinh hoạt (từ rác sinh hoạt, đồ ăn, uống…); chất thải rắn công nghiệp (từ các khu công nghiệp, nhà máy như: phế liệu, sắt thép, nhựa, cao su…)
-
Phân loại theo thành phần hóa học: có chất thải rắn hữu cơ từ thực phẩm, rau quả, chất thải từ chế biến thức ăn…
-
Phân loại theo tính độc hại: Chất thải rắn thông thường (thủy tinh, giấy…); chất thải rắn nguy hại (chất thải có chứa chất độc hại từ y tế, công nghiệp, nông nghiệp…)
Cách xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay
-
Muốn xử lý chất thải rắn thì trước hết ta cần quản lý chất thải rắn đúng cách, các chất thải rắn đưa về bãi tập kết sẽ được xử lý theo những cách khác nhau tùy thuộc vào tính chất của từng loại chất thải. Chất thải được quản lý theo trình tự là: giảm thiểu phát thải rồi tái sử dụng, tái chế. Sau đó là xử lý và tiêu hủy.
-
Quy trình xử lý chất thải rắn gồm: Phân loại chất thải ban đầu, thu gom các loại, chuyển chất thải đến điểm tập trung rồi xử lý theo quy định.
Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt gồm:
-
Xử lý bằng phương pháp đốt nhiệt: dùng nhiệt độ cao để chuyển chất thải thành dạng khí, lỏng đây là phương pháp xử lý nhanh chóng, nhất là với những chất thải rắn từ công nghiệp và y tế. Sau đó áp dụng các biện pháp xử lý khí thải phù hợp.
-
Xử lý bằng phương pháp sinh học: được áp dụng với các chất hữu cơ không độc hại, đó là ủ sinh học. Lúc đầu sẽ khử nước cho đến khi xốp và ẩm, quá trình ủ sinh học giúp oxy hóa các chất hữu cơ thành CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững.
-
Xử lý bằng tái chế chất thải rắn: Phương pháp tái chế giúp giảm thiểu khai thác nguồn tài nguyên quốc gia. Các chất thải được dùng tái chế như: nilon, đồ nhựa, giấy. Tuy nhiên, công nghệ tái chế chất thải rắn ở nước ta hiện nay còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém nên dễ gây ô nhiễm môi trường.
Hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về việc tìm hiểu, phân loại và xử lý chất thải rắn đang được quan tâm hiện nay. Nếu cần tư vấn hỗ trợ về các giải pháp xử lý an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất, mời bạn liên hệ với Nam Hưng Phú để biết thêm chi tiết.