Chất thải rắn là gì? Phương pháp xử lý chất thải rắn

Song song với sự phát triển nhanh chóng của xã hội là lượng rác thải sinh ra nhiều hơn. Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và môi trường, chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn/ngày. Việc này gây sức ép nặng nề cho môi trường và cần được xử lý. Mục đích của việc xử lý chất thải rắn là chuyển hóa chất thải sang một dạng ít độc hại hơn. Vậy chất thải rắn là gì, phương pháp quản lý ra sao?

chất thải rắn là gì

Chất thải rắn là gì?

Chất thải rắn là loại chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải (theo khoản 19, điều 3, Luật BVMT năm 2020) bị thải ra môi trường từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày hoặc quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

  • Ngành công nghiệp: Nguyên liệu, phế liệu trong quá trình sản xuất, gia công kim loại, nhựa, cao su, giấy, thủy tinh, bao bì đóng gói.
  • Ngành nông nghiệp: Rơm rạ, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải từ các lò giết mổ.
  • Ngành y tế: Các loại phế thải như kim tiêm, vật tư y tế bị bỏ, vải, bông y tế. Đặc thù của chất thải y tế là chứa nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
  • Hoạt động sinh hoạt: Chai lọ đựng đồ uống, hộp đựng thức ăn, rác sinh hoạt, thức ăn thừa, vỏ rau quả.
  • Công trình xây dựng: Các vật liệu xây dựng như sỏi, đá, xi măng, đất, gạch, ngói, kim loại, chất dẻo.

Trước khi xử lý, chất thải rắn sẽ được phân loại theo thành phần hóa học, tính chất độc hại, theo công nghệ xử lý.

4 phương pháp xử lý chất thải rắn thường dùng

Chôn lấp

Đối với các loại rác thải đô thị không thể tái chế, đây là hình thức lưu giữ chất thải rắn ở 1 khu vực có  phủ đất lên trên. Rác thải được gom lại và đổ xuống bãi rác, sau đó phủ đất lên, dưới đáy hố chôn lấp có lớp lót bảo vệ, ngăn ngừa rác rò rĩ nước vào nguồn nước ngầm.

Vị trí để chôn lấp rác thải rắn là ở những nơi xa khu dân cư như vùng đồi núi, thung lũng hoặc những nơi có mực nước ngầm thấp, cách xa nguồn lũ.

Tái chế

Đối với các loại chất thải rắn như thủy tinh, nhựa, giấy, nhôm thường được phân loại và tái chế thành sản phẩm bằng công nghiệp chế biến.

Đốt

Thường áp dụng cho các loại rác thải y tế ở các bệnh viện, cơ sở khám chứa bệnh. Chất thải rắn được đốt ở nhiệt độ cao cho đến khi thành tro. Quá trình đốt với nhiệt độ cao cũng giúp tiêu diệt một phần vi khuẩn, vi rút có trong rác. Đồng thời phương pháp đốt cũng giúp giảm đến 20 – 30% so với khối lượng rác ban đầu. Tuy nhiên xử lý rác thải bằng phương pháp này dễ gây ô nhiễm không khí.

Ủ sinh học

Đối với loại chất thải hữu cơ ít độc hại, dễ phân hủy sinh học có thể được xây hố ủ trong thời gian dài. Trong quá trình ủ, nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát nhằm tạo ra môi trường cho vi khuẩn chuyển đổi chất thải hữu cơ dễ phân hủy thành mùn chứa nhiều nitơ, carbon. Phần chất thải hữu cơ giàu dinh dưỡng được tái sử dụng làm phân bón. Quá trình ủ sinh học thường diễn ra chậm và tiêu thụ nhiều đất.

Nhiệt phân

Là phương pháp phân hủy hóa học chất thải rắn bằng nhiệt trong môi trường không có khí oxy. Dưới áp suất và nhiệt độ lên đến 430 độ C, chất rắn sẽ chuyển thành khí, cặn rắn, tro và một lượng nhỏ chất lỏng.

Phương pháp nhiệt phân giúp cho môi trường sạch sẽ nhưng có thể tạo ra cặn là chất thải gây nguy hại.

Công ty dịch vụ xử lý môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trên đây là những thông tin về khái niệm và phương pháp quản lý chất thải rắn.

Nếu quý doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề về giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường, dịch vụ hồ sơ môi trường. Xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938 857 768 hoặc để lại thông tin qua form liên hệ để được tư vấn cụ thể.