Chất lượng nguồn nhân lực là gì? Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một tổ chức, doanh nghiệp có nguồn nâng lực cao sẽ luôn đạt được hiệu quả trong hoạt động cũng như đạt được các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn. Hơn thế nữa, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, để tồn tại và phát triển bền vững, các tổ chức cần một nguồn nhân lực có chất lượng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm chất lượng nguồn nhân lực là gì và nội dung vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, chúng ta cũng đọc bài viết này nhé.

Chất lượng nguồn nhân lực là gì?

Nguồn nhân lực là gì?

Để có thể hiểu một cách tường tận khái niệm chất lượng nguồn nhân lực là gì, trước tiên ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm nguồn nhân lực là gì.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra bởi các tác giả trong và ngoài nước để giải thích khái niệm nguồn nhân lực là gì nhưng nhìn chung, ta có thể hiểu nguồn nhân lực là khả năng lao động trong một xã hội, nguồn nhân lực vừa là chủ thể đồng thời cũng vừa là động lực của quá trình phát triển, là nguồn cung cấp sức lao động có chu kỳ sống và chịu sự khống chế của bất kì phương thức sản xuất nào.

Phân loại nguồn nhân lực theo phạm vi nghiên cứu:

  • Nghiên cứu phạm vi rộng (xã hội), nguồn nhân lực được định nghĩa là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Nó bao gồm toàn bộ người dân phát triển một cách bình thường, là một yếu tố thúc đẩy tiến bộ của kinh tế – xã hội, là khả năng lao động của xã hội theo nghĩa hẹp, bao gồm nhóm dân cư ở trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động, là bao gồm yếu tố vật chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động sản xuất. 

  • Xét theo phạm vi nghiên cứu hẹp (doanh nghiệp) nguồn nhân lực lại được hiểu là toàn bộ những cá nhân tham gia vào bất cứ các hoạt động nào của doanh nghiệp. Đây là nguồn tài nguyên quý giá và vô hạn của doanh nghiệp.

Phân loại nguồn nhân lực theo vai trò, vị trí của người lao động: 

  • Nguồn nhân lực chính: Bao gồm những người lao động có khả năng lao động và nằm trong độ tuổi lao động.

  • Nguồn nhân lực phụ: Bao gồm những người ngoài độ tuổi lao động (gồm có nguồn nhân lực phụ dưới tuổi và nguồn nhân lực phụ trên tuổi. Cụ thể: Nguồn nhân lực phụ dưới tuổi là những người có độ tuổi từ 12 đến 14 tuổi và nguồn nhân lực phụ trên tuổi là những người từ 61 đến 65 tuổi đối với nam và từ 56 đến 60 tuổi đối với nữ.

  • Nguồn nhân lực bổ sung: Là nguồn lực dựa vào 3 nguồn chính là học sinh, sinh viên, lực lượng hợp tác lao động với nước ngoài, lực lượng quân đội hết nghĩa vụ.

nguon_nhan_luc_la_gi_luanvan2s_2
Khái niệm nguồn nhân lực là gì?

Tìm hiểu nhiều hơn về khái niệm nguồn nhân lực là gì, tham khảo bài viết: https://luanvan2s.com/nguon-nhan-luc-la-gi-bid306.html

Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực là gì?

Chất lượng nguồn nhân lực là bao gồm phẩm chất đạo đức, thể chất, năng lực và thẩm mỹ của con người, có ảnh hưởng quyết định đến việc hoàn thành những mục tiêu hiện tại và tương lai của mỗi tổ chức. 

Xét dưới góc độ kinh tế, quá trình này được mô tả như sự đầu tư vốn đó một cách hiệu quả vào sự phát triển của nền kinh tế và sự tích lũy vốn con người.

Xét dưới góc độ chính trị – xã hội, chất lượng nguồn nhân lực là quá trình xây dựng một lực lượng lao động trung thành, nghiêm túc chấp hành các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, đảm bảo về chất lượng và số lượng đồng thời lực lượng này được sử dụng có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Quốc gia, vùng lãnh thổ trong từng thời kỳ.

Xét dưới góc độ cá nhân, chất lượng nguồn nhân lực là nâng cao sức khoẻ, tri thức, kỹ năng làm việc để thúc đẩy năng suất lao động dẫn đến tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của xã hội.

Theo tác giả Vũ Thị Mai, chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được hiểu Mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động đối với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu và thỏa mãn cao nhất nhu cầu của người lao động.

Theo tác giả Theo Mai Quốc Chánh, chất lượng nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: Trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, trình độ sức khỏe và năng lực phẩm chất của người lao động. Như vậy, việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực được tác giả nhấn mạnh tiêu chí cần phải có. Nếu như thiếu một yếu tố trong số yếu tố thì không thể nào tạo nên hiệu quả công việc.

Từ những khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực nêu trên, ta thấy rằng quan điểm về chất lượng nguồn nhân lực không có sự thống nhất. Các tiêu chí được sử dụng làm thước đo trong mỗi khái niệm được đưa ra khá là trừu tượng và khó đánh giá, chi có thể định lượng được chủ yếu qua trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, trình độ văn hóa, kỹ năng làm việc, năng lực, phẩm chất…

Thông qua việc nghiên cứu các quan điểm của các nhà khoa học đi trước, một số nhận định về chất lượng nguồn nhân lực một cách tổng quát như sau:

Chất lượng nguồn nhân lực là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái nhất định của nguồn nhân lực trong một tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Đó chính là: 

  • Trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực: Là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người.

  • Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực: Được biểu hiện bằng sự hiểu biết của nguồn nhân lực của tổ chức đối với kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội (như tỷ lệ nhân lực qua các lớp học, số lượng nhân lực biết chữ…). Trình độ văn hóa tạo ra khả năng vận dụng và tiếp thu một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động trong tổ chức.

  • Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực: Là sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, lĩnh vực, nghề nghiệp nào đó trong tổ chức, được thể hiện bằng cơ cấu cấp bậc đào tạo (sơ cấp, trung cấp, cao cấp); cơ cấu lao động được đào tạo và chưa đào tạo; cơ cấu lao động kỹ thuật và các nhà chuyên môn; cơ cấu trình độ đào tạo. Trình độ chuyên môn kỹ thuật được xem là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, cho thấy khả năng áp dụng tiến bộ khoa học hiện đại vào các hoạt động của tổ chức.

Như vậy, dựa trên các quan điểm khác nhau chất lượng nguồn nhân lực có thể hiểu như sau: Chất lượng nguồn nhân lực là toàn bộ năng lực về thể lực, trí lực, tinh thần của mỗi con người nó ảnh hưởng tới việc quyết định hoàn thành những mục tiêu hiện tại và tương lai của mỗi tổ chức.

chat_luong_nguon_nhan_luc_la_gi_luanvan2s_2
Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực là gì?

Dịch vụ viết thuê luận văn uy tín

Bạn đang thực hiện đề tài luận văn, luận văn thạc sĩ về chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp? Bạn cần tài liệu tham khảo? Bạn muốn nhận được sự trợ giúp hay bạn không có nhiều thời gian để tự mình hoàn thiện bài luận?của Luận Văn 2S sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn trong các trường hợp này!

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là gì?

Để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, bên cạnh các yếu tố như áp dụng công nghệ mới, phát triển cơ cấu hạ tầng hiện đại thì cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì vai trò của nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể các biện pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động trên các phương diện về thể lực, trí lực và tâm lực. Biến đổi chất lượng nguồn nhân lực theo hướng hợp lý về quy mô, trình độ và cơ cấu để đáp ứng tốt hơn yêu cầu đề ra.

Hay nói cách khác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là thuật ngữ có hàm ý chỉ việc xây dựng và thực hiện một số các hoạt động nhằm mục đích dẫn đến sự tăng lên về chất lượng nguồn nhân lực so với chất lượng nguồn nhân lực hiện có của tổ chức. Đó là những biểu hiện tăng lên về thể lực, trí lực và tâm lực của mỗi cá nhân trong tổ chức. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một mặt tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tốt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đang trên đà hội nhập quốc tế; một mặt tạo ra nguồn nhân lực tự tin hơn trong quá trình làm việc điều này giúp tạo ra của cải vật chất cho bản thân, cho tổ chức và tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững nhất.

nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_la_gi_luanvan2s
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là gì?

Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 

Nâng cao thể lực

Có thể nói, sức khỏe con người là yếu tố quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia cũng như doanh nghiệp. Mọi người lao động đều cần có sức khỏe để duy trì và phát triển trí tuệ, chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn để biến tri thức thành sức mạnh vật chất.

Các tiêu chí để đánh giá thể lực của người lao động gồm:

Tình trạng sức khỏe: Phân loại sức khỏe của người được khám sức khỏe gồm:

Loại I: Khỏe

Loại II: Trung bình

Loại III: Yếu.

Nếu tỷ lệ sức khỏe loại 1 chiếm tỉ trọng lớn và tăng qua các năm và tỷ lệ sức khỏe loại 2 và 3 chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm theo từng năm thì có thể khẳng định doanh nghiệp có chất lượng thể lực tốt.

Chỉ số BMI: Chỉ số cơ thể BMI là cơ sở xác định sức khỏe được tính theo công thức: chỉ số BMI=W/H^2

Trong đó: W là cân nặng (kg) và H là chiều cao (m).

BMI ≥ 30 (béo phì), BMI từ 25 đến 29,9 (thừa cân), BMI từ 18,5 đến 24,9 (bình thường) và BMI ≤ 17 (thiếu năng lượng).

Độ tuổi của người lao động: Thể hiện qua sức khỏe ở độ tuổi khác nhau đáp ứng cường độ làm việc khác nhau, nhu cầu công việc khác nhau.

Tác động của điều kiện môi trường làm việc đến sức khỏe người lao động: Thể hiện ở các chỉ tiêu nhiệt độ nơi làm việc, mức độ bụi, tiếng ồn, không gian làm việc,…

Nâng cao trí lực

Trí lực là yếu tố thể hiện nhận thức, tư duy là những thuộc tính về trí tuệ giúp con người nắm được thi thức, hoạt động dễ dàng có hiệu quả trong các hoạt động khác nhau. Trí lực được hình thành và phát triển thông qua con đường giáo dục, đào tạo và thực tế làm việc của người lao động.

Các yếu tố quyết định đến năng lực trí lực gồm:

Trình độ văn hóa: Là sự hiểu biết của người lao động về kiến thức phổ thông liên quan đến tự nhiên, xã hội được cung cấp qua hệ thống giáo dục, là khả năng về học vấn đề nguồn nhân lực có thể tiếp thu các kiến thức cơ bản và tri thức chuyên môn- kỹ thuật.

Trình độ chuyên môn: Là khả năng thực hành về chuyên môn nào đó có biểu hiện trình độ được đào tạo ở các bậc học cao hơn như trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng chỉ đạo, quản lý, thực hiện một công việc thuộc chuyên môn nhất định.

Trình độ kỹ thuật của người lao động: Dùng để chỉ trình độ của người được đào tạo ở các trường kỹ thuật và kiến thức nhất định và kỹ năng thực hành về công việc nhất định được thể hiện qua số lao động được đào tạo và lao động phổ thông, số người có bằng kỹ thuật,…

Kỹ năng mềm: Đây là yếu tố quan trọng giúp người lao động sử dụng hiệu quả các kiến thức và xử lý tình huống nhanh chóng gồm các kỹ năng như kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm,…Nó giúp bổ trợ và làm hoàn thiện năng lực làm việc của người lao động, nhạy bén hơn trong việc ứng biến các tình huống.

Nâng cao tâm lực

Tâm lực phản ánh tinh thần trách nhiệm, tâm huyết của con người dành cho công việc mà họ được phân công. Tâm lực cao hay thấp sẽ thể hiện thông qua mức độ nhận lực, ý thức trách nhiệm về động cơ làm việc, ý chí phấn đấu. Tâm lực phản ánh nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm sống,…Trong tổ chức, người lao động cần có các phẩm chất tâm lý cơ bản sau như: Ý thức kỷ luật, tính tự giác, tác phong công nghiệp, khả năng giao tiếp, ứng xử lịch sự,…

noi_dung_nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_luanvan2s
Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Đảm bảo số lượng cơ cấu nhân lực hợp lý

Đảm bảo đủ số lượng cơ cấu nhân lực hợp lý trong tổ chức là tối đa hóa việc sử dụng nguồn nhân lực và đảm bảo sự phát triển liên tục của nó, đảm  bảo có khả năng cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Số lượng cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau và đảm bảo tính hợp lý thông qua số lượng, giới tính, độ tuổi,…được thể hiện thông qua quy mô số lượng lao động, cơ cấu nhân lực theo độ tuổi và cơ cấu giới tính.

Các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là gì?

Tuyển dụng và bố trí sử dụng nhân lực phù hợp: Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn nhân viên từ nhiều nguồn khác nhau, có khả năng đảm nhiệm những vị trí mà doanh  nghiệp cần tuyển. Việc tuyển dụng nhân sự cần căn cứ vào nhu cầu công việc, đảm bảo tính khách quan, công bằng và xác định cụ thể số lượng cần tuyển.

Bố trí sử dụng nhân lực: Việc bố trí nhân sự cần đúng với vị trí, chức danh phù hợp với trình độ đào tạo và khả năng của từng người theo hướng chuyên môn hóa để họ phát huy hết năng lực, chuyên môn của mình cho sự phát triển của tổ chức.

Đánh giá kết quả thực hiện công việc: Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động là đánh giá khả năng ứng dụng trình độ chuyên môn kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất của từng người lao động. Đây là khâu quan trọng để xác định chất lượng nguồn nhân lực, là cơ sở để khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật nhân viên.

Đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp thích ứng và theo sát kịp thời sự tiến hóa và phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đào tạo giúp nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp và nâng cao trình độ văn hóa, mở mang kiến thức nâng cao năng lực phẩm chất của người lao động.

Đãi ngộ lao động: Đãi ngộ lao động là việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và góp phần thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Đãi ngộ nhân sự được thực hiện qua 2 hình thức là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính. Các biện pháp đãi ngộ phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp.

Các yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Các nhân tố bên ngoài

Tình hình phát triển kinh tế – xã hội: Tình hình kinh tế xã hội là nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế đã đặt ra yêu cầu tuyển dụng những người có trình độ và năng lực cao nên nhân tố con người sẽ được quan tâm lớn, thúc đẩy mạnh tới chất lượng nguồn nhân lực.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của nhà nước: Các chương trình giáo dục chuyên nghiệp hiện nay chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề và khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực trong khu vực và thế giới. Hiện nay, chiến lược phát triển giáo dục của nước ta đã đề ra các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách có hệ thống.

Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ: Ngày nay, khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, vòng đời công nghệ và các sản phẩm có xu hướng ngày càng bị rút ngắn, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo đội ngũ nhân viên đáp ứng kịp thời với sự thay đổi.

Thị trường lao động: Thị trường lao động điều tiết thúc đẩy người lao động thường xuyên trau dồi kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp, năng động và sáng tạo để thích ứng với công nghệ mới, phương thức quản lý mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Các nhân tố bên trong

Chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh: Khi lập quy hoạch và kế hoạch nguồn nhân lực, cần đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý để đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh.

Trình độ tổ chức quản lý và quan điểm phát triển nhân lực của lãnh đạo doanh nghiệp: Quan điểm của ban lãnh đạo cũng giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Nếu ban lãnh đạo nhìn nhận rằng giá trị cốt lõi cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp thì sẽ tập trung vào giá trị nhân lực.

Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ, hiệu quả và khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệm chất lượng nguồn nhân lực là gì cũng như các nội dung khác xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Luận Văn 2S hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải quyết được những khúc mắc trong học tập. Ngoài ra, nếu như bạn đang cần sự hỗ trợ cho đề tài luận văn thạc sĩ quản trị nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hay bất kỳ đề tài nào khác, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ nhé!