Chất độc là gì?

Chất độc được hiểu là những chất có độc tính rất cao và rất có hại đối với sức khoẻ con người và động vật, nếu bị nhiễm phải một liều lượng nhất định (có thể rất nhỏ có thể gây chết người, gây nguy hại lớn đến sự sống của của các sinh vật khác hoặc gây ô nhiễm môi trường. 

Luật Hóa chất năm 2007 quy định hoá chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm sau:

a) Độc cấp tính;

b) Độc mãn tính;

c) Gây kích ứng với con người;

d) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;

đ) Gây biến đổi gen;

e) Độc đối với sinh sản;

f) Tích luỹ sinh học;

g) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;

h) Độc hại đến môi trường.

Từ những quy định trên, có thể thấy, chất độc là những chất vô cùng nguy hiểm, do đó không thể sản xuất, vận chuyển, tàng trữ một cách bừa bãi. Do đó, Điều 311, BLHS năm 2015 quy định về 05 hình phạt đối với người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy như sau: 

– Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Làm chết người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

h) Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Làm chết 02 người;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Làm chết 03 người trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự

Luật Hoàng Anh