Chẩn đoán và điều trị bọ cạp cắn như thế nào? Giải đáp
Hầu hết các trường hợp bị bọ cạp cắn chỉ bị tổn thương tại chỗ và triệu chứng sẽ tự lui sau vài giờ. Chỉ có khoảng 30 trong số 1500 loài bọ cạp có nọc độc có thể gây tử vong. Tuy nhiên, khi bị bọ cạp cắn, vẫn cần chẩn đoán và điều trị sớm để giảm đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Xem ngay bài chia sẻ này để nắm thông tin nhé.
1.1 Đặc điểm giải phẫu
Bọ cạp là loài chân đốt ăn thịt, có 8 chân, thuộc phân ngành Chelicerata, lớp Arachnida, bộ Scorpiones. Ước tính trong tự nhiên hiện có khoảng 1500 loài bọ cạp, phân bố ở khắp nơi trên thế giới, phổ biến ở các vùng sa mạc.
Có thể bạn quan tâm:
Thân bọ cạp chia làm 2 phần: Đầu ngực (đốt thân trước) và bụng (vùng thân sau). Phần bụng bao gồm bụng dưới và đuôi. Đuôi bọ cạp gồm có 6 đốt. Hậu môn của bọ cạp nằm ở đốt cuối cùng và đốt này cũng mang nọc độc. Đốt cuối cùng của bọ cạp có một túi chứa, một cặp tuyến độc và một mũi tiêm nọc độc.
1.2 Nọc độc của bọ cạp
Nọc độc của đa số loài bọ cạp vô hại với con người. Tuy nhiên, nó có thể gây ra nhiều phản ứng như đau, sưng nề, tê cứng hoặc hoại tử tế bào. Đồng thời, tất cả các loại bọ cạp đều có chứa độc tố thần kinh là chlorotoxin – có thể gây tê liệt khi bị chích. Thời gian bị liệt phụ thuộc vào liều lượng chất chlorotoxin được tiêm vào cơ thể. Ngoài ra, trong nọc độc bọ cạp còn chứa một lượng nhỏ protein, kali và natri.