Chăm sóc trẻ sơ sinh cách chữa chứng vặn mình gồng đỏ mặt
Trẻ sơ sinh vặn mình gồng đỏ mặt là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên mỗi lần vặn mình bé thường hay bị trớ sữa nên bố mẹ cần tìm cách hạn chế khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số cách chữa chứng vặn mình cho trẻ sơ sinh cho các mẹ tham khảo.
Nếu trẻ thường xuyên vặn mình khi ngủ sẽ khiến cho con dễ bị trớ, chậm lớn, mất ngủ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Do đo, mẹ cần học cách chữa vặn mình cho con theo các gợi ý dưới đây:
Tại sao bé sơ sinh hay vặn mình khi ngủ?
Để lý giải cho hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là do bé chưa quen với môi trường sống bên ngoài vì nằm rong bụng mẹ ấm áp và ôm chặt lấy con. Nên khi bé ra bên ngoài thường thấy không gian rộng lớn, trống trải sẽ thường vặn vẹo, khua chân tay trong những tháng đầu.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì hiện tượng con vặn mình sau sinh là do bé bị thiếu canxi đặc biệt với trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do sau khi rời bụng mẹ bé sẽ phải tự ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cho mình nên có thể không đủ để tổng hợp canxi dẫn đến hiện tượng rớn người, gồng đỏ mặt và hay thức giấc lúc nửa đêm.
Cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh
Để chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây nhé:
Dùng lá trầu không hơ lên
Với cách này mẹ chọn một vài lá trầu không bánh tẻ rồi cho vào hơ trên lửa nóng sau đó áp lên trên các vùng da của bé khi con vừa được sinh ra. Lá trầu không có tác dụng là giúp giữ ấm, khánh viêm, sát khuẩn rất tốt cho trẻ sơ sinh. Mẹ đắp lá trầu không lên người sẽ giúp bé hết khóc đêm lại chữa vặn mình rất hiệu quả.
Chữa mẹo bằng dây thừng
Trong dân gian còn lưu truyền cách chữa mẹo cho trẻ em hết vặn mình đó là mẹ cắt một đoạn dây thừng buộc bò rồi vứt vào gầm giường. Dân gian tin rằng việc vứt dây thừng vặn vẹo xuống dưới gầm giường sẽ giúp bé hạn chế vặn mình và gồng đỏ mặt.
Chữa bằng chanh và lòng trắng trứng gà
Với cách này các bạn cần chuẩn bị 1 – 2 thìa nước cốt chanh trộn với lòng trắng trứng gà tạo thành một hỗn hợp hơi sệt. Sau đó thoa đều lên lưng và khắp người bé, mẹ để trong khoảng 10 phút rồi tắm sạch cho bé bằng nước ấm. Phương pháp này chỉ cần áp dụng 2 – 3 ngày trước khi bé ngủ 2 tiếng là có thể mang lại hiệu quả cho bé ngủ ngon hơn.
Thường xuyên cho trẻ tắm nắng
Một trong những nguyên nhân khiến cho bé bị vặn mình đó là do thiếu canxi. Do đó, để hạn chế tình trạng này các bạn cần cho bé tắm nắng thường xuyên vào sáng sớm cho bé hấp thu được nhiều vitamin D đây là tiền chất giúp tổng hợp canxi cho cơ thể.
Để vài nhánh tỏi ở đầu giường
Để vài tép tỏi dưới đầu giường là phương pháp được đông đảo mọi người dùng cho lúc trẻ liên tục quấy khóc. Và , lúc trẻ vặn mình cách này cũng được đem ra sử dụng.
Tuy vậy, thực tế thì mẹo này cũng chỉ là kinh nghiệm dân gian chứ chưa có một nền tảng khoa học nào chứng minh được cả. Các mẹ dựa theo suy nghĩ “có kiêng có lành” để né tránh tâm linh ( vì cho rằng ma sợ tỏi ) và giúp trẻ không bị vặn mình nữa. Cách làm này các mẹ nên thử dùng chắc chắn sẽ không ảnh hưởng gì đâu.
Lưu ý khi chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
– Không tự tiện bôi, thoa bất kể thứ gì lên da trẻ : da em bé rất nhạy cảm, bởi thếnên triệt để việc không tự tiện bôi bất kể thứ gì lên da bé. Không thận trọng, nhiều khả năng tạo ra hiện trạng bỏng da , viêm nhiễm da, nhiễm trùng da ở bé…
– Nếu hiện tượng quá trầm trọng nên thám khám bác sĩ ngay : trẻ liên tục vặn mình gây nôn trớ thì ưu việt nhất nên cho trẻ kiểm tra sức khỏe. Kể cả những thời điểm, trẻ đang gặp một điều gì đó về thể trạng, quấy nghịch không thoải mái, không được khỏe.
– Các giải pháp nếu không có hiệu lực thì sẽ cần lựa chọn giải pháp khác : lúc mẹ đã sử dụng nhiều mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ em mà không dẫn đến kết quả thì tốt nhất cho bé thì hãy lựa ra các giải pháp khác để thay thế nhé.
Trên đây là một số cách chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh để các mẹ tham khảo. Ngoài ra, nếu trẻ bú mẹ thì mẹ cũng cần chú ý tăng cường ăn đủ chất cho con có thêm nhiều dinh dưỡng nhé.