Chăm sóc nhãn sau thu hoạch – BaoHaiDuong

1. Cắt tỉa cành, tạo tán

– Sau khi thu hoạch, cắt tỉa toàn bộ những cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất để cho cây thông thoáng. Việc cắt tỉa phải thực hiện thường xuyên. Khi lộc thu ra, dài từ 5-7 cm,  tỉa bớt lộc trên những cành mọc dầy, mỗi đầu cành chỉ nên để từ 1-2 lộc to, khỏe, bảo đảm số cành lộc phân bố đều quanh tán.

– Với những vườn nhãn lâu năm và vườn cây bắt đầu giao tán phải cắt tỉa gọn tán. Năm thứ nhất cắt sâu 1/2 số đầu cành, chỉ để 1/2 số đầu cành không cắt ra quả. Năm sau tiếp tục cắt sâu các cành năm trước đã ra quả và nuôi những cành trong tán để tạo bộ khung tán mới.

2. Bón phân

Bón phân sau khi thu hoạch quả giúp cây phục hồi sinh trưởng, thúc lộc thu cho cây.

– Liều lượng:

+ Nếu sử dụng phân đơn lượng, bón phân theo tỷ lệ sau:


Lượng phân bón sau thu hoạch gồm toàn bộ phân hữu cơ + 30% đạm urê + 70% supe lân + 30% kali của tổng lượng phân bón cho nhãn 1 năm.

+ Nếu sử dụng phân NPK thì nên bón loại NPK13 -13 13 +TE hoặc NPK 15 -15 -15 +TE với lượng quy đổi bảo đảm tương đương với phân đơn. Sau thu hoạch bón toàn bộ phân hữu cơ + 30% của tổng lượng phân NPK bón cho 1 năm.

Ngoài lượng phân bón theo tuổi cây như trên, có thể bón bổ sung thêm hạt đỗ tương, ngô đã được nghiền nhỏ ngâm ủ với liều lượng từ 3-5 kg/cây tùy tuổi cây.

– Cách bón: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng từ 20-30 cm, sâu từ 20-25 cm, rải phân hữu cơ xuống trước sau đó đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên thăm vườn kiểm tra sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Trong đó, lưu ý các loại sâu bệnh như đốm mốc xanh, mốc xám, chùn ngọn, sâu đục gân lá…
 

– Sau khi thu hoạch, cắt tỉa toàn bộ những cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất để cho cây thông thoáng. Việc cắt tỉa phải thực hiện thường xuyên. Khi lộc thu ra, dài từ 5-7 cm, tỉa bớt lộc trên những cành mọc dầy, mỗi đầu cành chỉ nên để từ 1-2 lộc to, khỏe, bảo đảm số cành lộc phân bố đều quanh tán.- Với những vườn nhãn lâu năm và vườn cây bắt đầu giao tán phải cắt tỉa gọn tán. Năm thứ nhất cắt sâu 1/2 số đầu cành, chỉ để 1/2 số đầu cành không cắt ra quả. Năm sau tiếp tục cắt sâu các cành năm trước đã ra quả và nuôi những cành trong tán để tạo bộ khung tán mới.Bón phân sau khi thu hoạch quả giúp cây phục hồi sinh trưởng, thúc lộc thu cho cây.- Liều lượng:+ Nếu sử dụng phân đơn lượng, bón phân theo tỷ lệ sau:Lượng phân bón sau thu hoạch gồm toàn bộ phân hữu cơ + 30% đạm urê + 70% supe lân + 30% kali của tổng lượng phân bón cho nhãn 1 năm.+ Nếu sử dụng phân NPK thì nên bón loại NPK13 -13 13 +TE hoặc NPK 15 -15 -15 +TE với lượng quy đổi bảo đảm tương đương với phân đơn. Sau thu hoạch bón toàn bộ phân hữu cơ + 30% của tổng lượng phân NPK bón cho 1 năm.Ngoài lượng phân bón theo tuổi cây như trên, có thể bón bổ sung thêm hạt đỗ tương, ngô đã được nghiền nhỏ ngâm ủ với liều lượng từ 3-5 kg/cây tùy tuổi cây.- Cách bón: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng từ 20-30 cm, sâu từ 20-25 cm, rải phân hữu cơ xuống trước sau đó đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.Thường xuyên thăm vườn kiểm tra sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Trong đó, lưu ý các loại sâu bệnh như đốm mốc xanh, mốc xám, chùn ngọn, sâu đục gân lá…