Chăm sóc cây na sau thu hoạch bằng phân DAP Đình Vũ
Thứ Hai 30/11/2020 , 16:53 (GMT+7)
Hiện đã cuối vụ na tại khu vực miền Bắc, để năm sau na đạt năng suất, chất lượng, khâu chăm sóc sau thu hoạch vô cùng quan trọng.
Cây na đang mang lại thu nhập rất tốt cho người nông dân khi luôn bán được giá cao. Ảnh: Nguyễn Bắc.
Đặc điểm của cây na
Na còn có tên gọi khác là mãng cầu xiêm, là loại cây có tính thích ứng rộng, chịu được mùa khô khắc nghiệt. Quả na có độ ngọt cao, lại có hương thơm nên được nhiều người ưa thích nên diện tích trồng na được duy trì ổn định tại Việt Nam.
Việt Nam hiện có 2 loại na là na dai và na bở. Na dai chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Na dai chịu rét tương đối tốt, mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá, mùa xuân ấm áp trở lại vào tháng 4 – 5 lại ra đợt lá mới và ra hoa. Nhờ đó, na dai trồng được trên nhiều vùng khí hậu, cả vùng đất cao hạn gặp mùa khô khắc nghiệt của các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nam.
Tại tỉnh Lạng Sơn, nơi được coi là thủ phủ na ở phía Bắc, các nương, đồi na hàng trăm ha chạy dài theo sườn đồi và thung lũng chân các dãy núi đá vôi là những vùng na dai nổi tiếng của xử Lạng.Ở vùng này, các dải đất và đá xen kẽ, đá nổi nhiều, tầng đất không dày và kết cấu rời rạc, độ dốc lớn nên hiện tượng rửa trôi diễn ra rất khốc liệt.
Tuy chịu được đất xấu nhưng cây na chỉ phát huy được ưu điểm trên đất không chua, nhiều màu. Nếu thiếu phân bón chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt. Do vậy, phải chăm sóc cây từ khi mới trồng và cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để cây khoẻ, nhiều nhựa, sức sống tốt mới cho nhiều quả, ngon.
Đất đồi trồng na ở lạng Sơn hầu hết kết cấu rời rạc, giữ dinh dưỡng kém. Khi sử dụng các loại phân đơn, phân NPK thông thường rất dễ bị rửa trôi, mặt khác các loại phân trên chỉ cung cấp được vài thành phần dinh dưỡng, còn thiếu hầu hết các chất dinh dưỡng trung, vi lượng mà những chất này cực kỳ cần thiết cho cây na.
Phân bón phức hợp DAP Đình Vũ của Công ty Cổ phần DAP Vinachem được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, tách bỏ hoàn toàn bã thạch cao ra khỏi phân bón nên sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng đạm và lân cao, ngoài ra còn có chưa các trung, vi lượng rất tốt cho cây na sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt, phân bón phức hợp DAP Đình Vũ là phân “nhả chậm” nên hạn chế việc bị rửa trôi, rất phù hợp cho vùng cao, đất dốc trồng na tại miền Bắc.
Phân bón DAP Đình Vũ với hàm lượng dinh dưỡng cao kết hợp trung, vi lượng rất thích hợp cho cây na sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, năng suất cao. Ảnh: Hạnh Nguyên.
Cách dùng phân DAP Đình Vũ cho cây na
Tạo rãnh, ghé lưỡi cuốc tạo rãnh xung quanh mép tán, độ sâu 3 – 5cm, rắc phân DAP Đình Vũ xong lấp đất, ủ rác phủ quanh tán giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện cho rễ phát triển.
Bón đợt I: Tháng 10 – 12 sau khi thu hái quả, có thể bón đến tháng 1 trước khi đốn tỉa cành, tuốt lá. Nếu có phân hữu cơ ủ mục bón cùng phân DAP Đình Vũ rất tốt kết hợp bón thêm phân kali. Bón đợt II: Tháng 2 – 4 bón đón lộc, đón hoa. Bón đợt III: Tháng 6 – 7 bón nuôi cành, nuôi quả.
Các đợt 2, 3 sử dụng phân DAP Đình Vũ bón theo tán cây. Nếu trời khô hạn có thể ngâm nước khoảng 15 – 20 phút cho phân tan rồi tưới.
Đối với cây na 4 – 5 tuổi thì bón 1kg/cây/đợt hay 3kg/cây/năm. Đối với cây na 6 – 7 tuổi thì bón 1,5kg/cây/đợt hay 4kg/cây/năm. Đối với cây na trên 8 tuổi bón 2kg/cây/đợt hay 5kg/cây/năm.
Ngoài ra, cứ cách 2 năm bón 1 lần phân hữu cơ vào đợt bón thúc phân DAP sau khi thu quả, liều lượng 20 – 30 kg phân hữu cơ/cây (tương đương 30 – 45 tấn/ha). Phân bón được bón theo hình chiếu tán, đào 4 hốc đối xứng nam, bắc, đông, tây hay cuốc rãnh hình vành khăn, bỏ phân vào hố hoặc rãnh, lấp kín, tủ gốc bằng cỏ khô, lá khô để tạo ẩm.
Nên thu làm na nhiều đợt khi quả đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh, hái quả kèm theo 1 đoạn cuống đem về dấm trong vài ba ngày quả mềm là ăn được. Lưu ý, phân bón DAP Đình Vũ được vùi vào đất sẽ tốt nhất vì không bị rửa trôi và cây na ăn dần trong suốt vụ. Vườn na trên 5 tuổi nên tăng lượng phân bón cho vườn để có năng suất thu hoạch cao.