Cây vú sữa có mấy loại trồng bao lâu thì ra được trái

5/5 – (1 bình chọn)

326

Views

Cây vú sữa là loài cây ăn quả được trồng ở nhiều vựa trái cây lớn tại Việt Nam. Chúng thuộc họ Hồng xiêm và bắt nguồn từ đất nước Ấn Độ.

Cây ăn trái này sinh trưởng tốt ở những nơi thuộc khí hậu nhiệt đới như: Thái Lan, Việt Nam. Chúng vốn là loại quả đã đi vào rất nhiều câu chuyện cổ tích dân gian về tình mẹ.

Bởi lẽ vì thế mà chúng được gọi với cái tên hết sức bình dị và thân thương.

cay vu sua

Đặc điểm sinh thái

Cây vú sữa được đặt tên khoa học là Chrysophyllum Cainito. Cây ăn trái này có khả năng sinh trưởng cực tốt và nhanh nhờ vào thân gỗ dẻo.

Lá cây là dạng thường xanh tốt quanh năm với tán lá phát triển ra xung quanh rất rộng.  Hoa của cây là dạng hoa lưỡng tính, nên không cần sử dụng đến công cụ thụ phấn trung gian.

Điều này giúp tăng tỷ lệ đậu trái cao hơn so với các loại cây ăn trái lưỡng tính. Với những cây có tuổi thọ đến 10 năm, mỗi mùa quả trung bình sẽ cho ra khoảng 1000 trái.

Mỗi cây như vậy, trung bình chiều cao sẽ là 10-15m, hoặc có thể hơn tùy vào đất.

cay vu sua gioi thieu

Cây rất thích sống ở kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ phù hợp nhất là 22-34 độ C. Thông thường, chúng hay mọc ở những nơi có chiều cao 400m (so với mực nước biển).

Chúng thường được trồng nhiều ở các vựa trái cây lớn tại ĐB Sông Cửu Long.

Lá của cây vú sữa mọc theo kiểu so le (lá không đối xứng) với nhau, mặt lá nhẵn. Hoa vú là loại hoa lưỡng tính  và khi mọc chúng sẽ có màu trắng, mọc theo cụm.

Chúng có khả năng tự thụ phấn và kết trái, mùi hoa rất thơm và ngọt ngào.

Trái vú sữa không lớn lắm, có màu xanh mạ non, vỏ ngoài bóng bảy. Khi quả chín, chúng sẽ chuyển màu hồng nhạt cũng có thể pha chút nâu.

Phần vỏ của chúng này chứa nhiều mủ, không ăn được, do đó cần loại bỏ trước khi dùng. Tuy nhiên, quả phụ thuộc vào tuổi đời của cây, khoảng từ sau 7 năm, cây sẽ cho trái hằng năm.

Công dụng

Cây vú sữa ngày nay còn được trồng trong nhà,…vừa nhằm mục đích lấy bóng, vừa lấy quả. Nhiều người còn thấy chúng xuất hiện ở đường phố hoặc công viên nhưng lại ít trái hơn.

Chúng không những mang đến bầu không khí sạch, mà còn có tác dụng lọc khí độc. Trả lại một không gian mát mẻ, thanh tịnh và trong trẻo hơn cho cả bạn và gia đình bạn.

Loại quả của loài cây này có giá trị kinh tế vô cùng cao, chúng được bày bán ở nhiều nơi. Quả vú sữa mang đến mùi vị thanh mát, dễ chịu và sẽ ngon hơn nếu bạn để chúng trong ngăn lạnh.

Ở khoảng nhiệt độ từ 10-15 độ C là hợp lý để tận hưởng được lớp cùi thịt ngon nhất. Bạn có thể nhận biết các quả ngon thông qua màu vỏ của trái. Loại quả có vỏ màu nâu ánh lục sẽ không ngon bằng quả có màu tía.

cay vu sua cong dung

Lá của cây vú sữa thường được dùng như một loại dược liệu chữa bệnh đái đường và khớp. Hiện nay, chúng được dùng thay trà để sắc với nước uống, đẩy lùi một số bệnh phổ biến.

Vỏ quả của cây sẽ được dùng để phơi khô và chữa hen suyễn cũng như ho khan. Ngoài ra trong thành phần cây chiết ra còn rất nhiều chất  bổ cho tỳ vị của người bị yếu.

Rễ của cây đa số được dùng để chữa bệnh viêm nhức, đau hoặc sưng. Cũng có thể được dùng chữa dạ dày, nhưng chỉ dừng ở mức giảm đau chứ không thuyên giảm.

Kỹ thuật chăm sóc

Cây vú sữa vốn dĩ rất dễ trồng, chúng có thể dễ dàng phát triển tốt vào khoảng 22-34 độ C. Đây là khoảng nhiệt độ được cho là cực kỳ phù hợp để cây chóng lớn và ra hoa kết trái.

Ở nước ta, khí hậu vốn có hai mùa: mưa và khô, do đó cần lựa thời điểm kích trái. Việc chọn thời điểm chắc chắn sẽ giúp tăng tỷ lệ đậu của quả được cao hơn.

Rễ vú sữa ưa nóng, nên trùm kín gốc vào những ngày trời mưa bão hoặc quá lạnh. Để hạn chế tình trạng bật gốc cũng như giữ ấm cho cây phát triển tốt nhất.

cay vu sua cham soc

Chúng rất thích đất thịt, ít chua (đất phù sa) hạn chế khả năng cây bị ngập úng.

Ta có thể nhân giống loài cây ăn trái này bằng phương pháp tháp cây. Hoặc cũng có thể áp dụng phương thức giâm cành để đạt tỷ lệ ra cây non cao hơn.

Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn thời gian sinh trưởng và chúng sẽ nhanh ra trái hơn. Thông thường, mùa thu hoạch sẽ đến sớm trong khoảng từ 3 năm và vào độ tháng 2-3 DL.

Lưu ý khi trồng

Cây vú sữa dễ thích nghi với nhiều loại đất, chúng có thể sống ở đất phèn mặn, đất cát. Tuy nhiên, như đề cập ở trên cây sẽ sống tốt nhất ở nơi có đất thịt để dễ cung cấp dinh dưỡng.

Cũng như tránh được tình trạng ngập úng khi mùa mưa đến.

Để cây phát triển tốt, cần thiết phải cung cấp đầy đủ không những chất dinh dưỡng mà còn nước. Nước không những kích thích sự phát triển của rễ mà còn giúp cây quang hợp một cách tốt hơn.

Cây vú sữa sẽ cần nước tưới khoảng từ 3-5 lần (30L), nhưng nên hạn chế vào mùa đông.

cay vu sua cach trong

Nếu trời quá nắng và nóng thì cần phải khóa ẩm cho cây một cách ổn định. Bằng cách ủ ấm gốc cây, che chắn kỹ bằng cách phủ rơm xung quanh.

Cây vú sữa ưa sáng, do đó, cần trồng loại cây này ở nơi ngập nắng, để kích thích quang hợp. Và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, quả của chúng cũng sẽ ngon và ngọt hơn.

Thu hoạch vú sữa

Đối với cây vú sữa, thời điểm thu hoạch trái có thể kéo dài trong khoảng từ 180-200 ngày. Tuy nhiên, không phải cứ xách gió đi hái trái của chúng là được.

Mà trước thu hoạch, người nông dân phải đi tỉa lá quanh những quả đạt chất lượng. Đồng thời loại trừ những quả bị sâu bệnh để đẩy dinh dưỡng sang những quả chất lượng.

cay vu sua thu hoach

Nên thu hoạch những quả đã to bằng nắm tay đàn ông và màu xanh tía, khi đó cũng sẽ ngon hơn. Nên thu hoạch cả phần cuống để giữ độ tươi cho trái, không nên thu hoạch quả sâu.

Vì khi bảo quản chung quả sâu bệnh sẽ làm hư hết những quả khác.

Ngoài ra, cần bao lót cẩn thận để giữ được độ bóng của phần vỏ quả. Tuyệt đối, không cho trái tiếp xúc với ánh mặt trời, che chắn thật kỹ.