Cây tam thất nam – thông tin, cách trồng và chăm sóc cây | Canh Điền

Cây Tam thất nam là cây dược liệu quý dùng để bồi bổ và tăng cường sinh lực cho cơ thể. Ngoài ra, một số bộ phận của cây cũng được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến tim mạch, thần kinh…

I. Giới thiệu về cây Tam thất nam

Tên thường gọi:

Cây tam thất nam

Tên gọi khác:

Cây tam thất gừng, khương tam thất, ngải năm ông

Tên khoa học:

Stahlianthus thorelii

Tên tiếng anh:

Zingiber ginseng

Họ thực vật:

Là loài thực vật thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)

Tuổi thọ:

Là loại cây sống lâu năm

Nơi sống:

Cây tam thất nam thường mọc hoang ở nơi đất ẩm mát như: Ven bờ suối, khe mương, khe núi..

Phân bố:

Cây được trồng nhiều ở miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào… Ở nước ta, cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như:  Lào cai, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang…

Tuổi thọ:

Sống lâu năm

Màu sắc của hoa:

Hoa của cây tam thất nam có màu trắng

Gồm các loại cây:

Cây tam thất có hai loại chính là:

  • Tam thất nam: Cây thuộc họ gừng, có vị đắng gắt, củ nhẵn hơn vỏ ngoài có màu chì, khi tán bột có màu trắng

  • Tam thất bắc: Cây thuộc họ nhân sâm, có vị đắng ngọt, củ có nhiều gai góc xù xì, vỏ ngoài màu vàng nhạt, khi tán bột ra có màu xám đen. Đây là loại có  giá trị dược liệu cao nhất, hay dùng để chữa bệnh

Cây Tam Thất Nam

I. Đặc điểm của cây

  • Hình dáng bên ngoài: Cây tam thất nam không có cấu trúc thân rõ rệt, có nhiều các bẹ lá bao bọc vào thân cây, trên mặt đất nổi lên rất nhiều củ nhỏ kích thước chỉ bằng quả trứng chim xếp thành những mảng, chuỗi lởm chởm, gồ ghề giống như củ gừng.

  • Lá: Lá cây tam thất nam là những lá rời ra từ gốc có cuống to, dài ôm trọn vào thân cây. Mỗi cây có khoảng 3 – 5 bẹ lá,  to hình bầu dục chóp nhọn. Mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới màu tím hoặc nâu, mép lá hơi lượn sóng. 

  • Hoa: Hoa tam thất nam thuộc dạng hoa lưỡng tính thường mọc theo cụm ở gốc, mỗi cụm có khoảng 4 – 6 bông hoa. Hoa tam thất có màu trắng pha chút sắc tím hoa cà, chia 4 thùy hoa. 

  • Củ: Củ tam thất nam có hình trứng hoặc hình tròn, nhẵn hơn củ tam thất bắc, vỏ cứng có màu xám tro, khi cắt ra trong lõi màu trắng, vị cay như gừng và đắng gắt

III. Tác dụng của cây Tam thất nam

Cây Tam thất nam được trồng chủ yếu để lấy củ làm thuốc chữa bệnh, củ có tính ấm, vị cay và  đắng. Có tác dụng cầm máu, hoạt huyết, tiêu viêm, giảm sưng đau. Dân gian hay dùng củ tam thất nam để chữa viêm sưng đau, bầm tím, đặc biệt là cầm máu khi bị chảy máu cam, kinh nguyệt nhiều. Được dùng nhiều trong trường hợp chấn thương phần mềm gây chảy máu nhiều.

Nhiều nơi cũng hay dùng củ tam thất nam dưới dạng khô để ngâm rượu uống, khi bị rắn cắn gây sưng, bầm tím xung quanh vết cắn có thể dùng rượu ngâm tam thất để xoa cũng làm giảm sưng đau và làm tiêu vết thâm rất tốt. 

Người mắc bệnh tim nên thường xuyên dùng tam thất tán mịn để tăng cường tuần hoàn, giúp tăng lưu lượng máu về tim, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Có  thể dùng bột tam thất kết hợp với các thảo dược quý khác như: Tâm sen, táo nhân.. để tần gà cách thủy cho những phụ nữ sau sinh. Đây là món ăn vừa bổ dưỡng lại vừa giúp giảm căng thẳng hơn nữa là bồi bổ cho cơ thể sau sinh gây mất máu nhiều. 

Ngoài ra, nụ và hoa tam thất sao khô dùng để pha trà uống cũng có tác dụng an thần, tạo giấc ngủ sâu, ổn định đường huyết và cân bằng huyết áp rất tốt. một số nghiên cứu cho rằng dùng trà nụ hoa tam thất còn cải thiện trí nhớ rất tốt.

Tìm hiểu về cây Tam Thất Nam

IV. Cách trồng và chăm sóc cây

1. Cách trồng cây

  • Nhân giống và chọn giống     

          

 Cây tam thất nam được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc tách mầm cây con để trồng. 

Đối với cách gieo hạt, chọn hạt giống tam thất nam chắc mẩy để gieo hạt. Hạt cần được xử lý trước khi gieo bằng cách ngâm nước khoảng 12 giờ sau đó vớt ráo rồi ủ trong khăn để nơi ẩm mát, đợi nứt nanh là đem gieo.

Đối với phương pháp tách cây con, chọn cây tam thất nam còn non tơ vì cây có bộ rễ chùm bám rất tốt. Khi tách nên cẩn thận không làm thân cây bị trầy xước, không làm đứt rễ cây để  có thể bén rễ và sinh trưởng nhanh.

  • Cách gieo và trồng cây tam thất nam
  • Đối với cách gieo hạt: 

Có thể ươm trong bầu  hoặc gieo ngoài đất đều được. Làm luống rộng khoảng 1m, cao khoảng 20cm, vằm đất nhỏ, tơi sau đó tưới nước lên mặt luống cho ẩm đất. Rắc phân chuồng hoai mục hoặc do trấu hoặc xơ dừa mục,  đảo đều với đất, xoa phẳng luống rồi gieo hạt. 

Nên gieo thưa khoảng cách giữa các hạt là 10 – 20cm để khi cây con đủ điều kiện đánh cây lên trồng sẽ dễ dàng hơn.

Sau khi gieo nên che phủ lớp rơm mỏng hoặc làm mái che lên mặt luống để giữ ẩm cho đất.

  • Đối với cây trồng: 

Đào đất rộng thích hợp với bầu rễ cây, vằm đất nhỏ, lót phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh, đặt cây giống rồi vùi đất chặt vừa phải vì thân cây còn non dễ bị tổn thương, dập nát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. 

Nên trồng vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều mát để cây không bị héo, chết.

2. Cách chăm sóc

Cây tam thất nam vốn dĩ là cây mọc hoang nên thích nghi rất tốt với nhiều điều kiện ngoại cảnh khác nhau, nên việc chăm sóc cũng không quá khó.

Sau khi gieo hoặc trồng cây tam thất nam cần tưới luôn cho ẩm đất, những ngày sau đó nên tưới ít nhất mỗi ngày một lần. Nếu trồng ở chân đất ẩm quanh năm như: Bờ mương, bờ suối, cạnh khe nước thì không cần tưới cây vẫn sinh trưởng  tốt.

Nếu trồng trên chân đất khô cằn thì cần phải chăm sóc đặc biệt hơn, tưới tắm nhiều hơn thì cây mới nhanh cho thu hoạch.  

Nếu trồng cây tam thất nam trên đất phì nhiêu, màu mỡ thì không cần bón quá nhiều phân, một năm chỉ nên bón 1 lần phân duy nhất là đủ để cây phát triển tốt.

Cây tam thất nam là cây dược liệu chủ yếu lấy củ nên ít khi bị sâu bệnh xâm nhập nên không cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật hoặc nếu có sâu hại lá chỉ nên bắt sâu bằng tay. Tăng cường theo dõi vườn thuốc hàng ngày để phát hiện sâu bệnh và xử lý kịp thời.

Tổng hợp toàn bộ bài là tất cả những thông tin hữu ích nhất để giới thiệu đến bạn đọc, mong rằng bạn sẽ áp dụng tối đa những công dụng của cây tam thất nam vào cuộc sống hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình mình. 

4.8/5 – (6 bình chọn)