Cây sao đen – Cây cảnh quan công trình đẹp
THÔNG TIN CHI TIẾT
Một loại cây biểu tượng của các đô thị cây cảnh công trình trên khắp cả nước đó chính là cây sao đen. Một trong những loại cây cho bóng mát cao lớn và còn là loại gỗ quý được nhiều người săn tìm.
Trong thế giới cây xanh cảnh quan công trình thì có nhiều loại cây trở thành biểu tượng gắn liền với các công trình công cộng. Một trong những cây cảnh đó là cây sao đen, loại cây cổ thụ cho bóng mát khá phổ biến trên nhiều tuyến đường ở nước ta hiện nay.
Cây sao đen có nguồn gốc từ Ấn Độ được trồng và nhân giống ở nước ta cùng với nhiều nước nhiệt đới từ khá lâu. Cây còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây sao nghệ, cây sao bã mía, cây sao cát. Chúng thuộc dạng cây thân gỗ lớn thường xanh quanh năm. Những cây cổ thụ có thể cao đến 30m và đường kính thân thường khoảng 60-80cm. Cây có bộ thân phát triển khỏe và lớp vỏ có màu nâu đen xù xì. Bên trong lớp vỏ này là lớp gỗ màu đỏ đậm khá đẹp.
Cây có bộ tán lá khá rộng và dày với phiến lá hình thuôn dài phủ lông hình sao và lớp sau nhẵn. Hoa sao đen mọc thành từng cụm một và có hình chùy với nhiều bông mọc ở phần nách lá. Hoa sao đen có màu trắng có vị nhẹ nhàng và hoa nhỏ liti khá đẹp.
Khi những chùm hoa rụng đi thì quả sẽ mọc lên ngay sau đó. Qủa nhỏ bằng quả trứng cá có màu xanh lá cây và khi già chuyển sang màu vàng nâu khá thú vị.
Công dụng của loại cây sao đen
Không chỉ là loại cây cảnh quan công trình đẹp phổ biến mà nhựa của loại cây này còn được sử dụng vào ngành công nghiệp chế biến gỗ. Nhựa của loại cây này được sử dụng để làm vecni và sơn để xảm thuyền.
Sao đen lâu năm sẽ cho chai cục. Đó chính là những phần nhựa chảy ra từ cây sao đen khô lại. Do thành phần của loại nhựa này có nhiều tanin nên vỏ sao đen còn được sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh như đau răng, viêm lợi và cầm máu khá hiệu quả.
Phần quý nhất ở cây sao đen chính là gỗ của chúng. Gỗ sao đen có màu vàng nhạt hơi xám được xếp vào dạng cây gỗ quý không mối mọt. Gỗ sao đen rất thích hợp để đóng đồ đạc, làm sàn nhà và trong các ngành công nghiệp xây dựng khác.
Kỹ thuật trồng và nhân giống cây sao đen
Cây sao đen có mức thích nghi ở nhiệt độ từ 24 đến 25 độ C. Lượng mưa hàng năm từ 1.800-2.000mm/năm.
Cây sao đen ưa ẩm và thích hợp trồng trên loại đất phù sa của vùng Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó loại cây này cũng phát triển cực tốt trên những loại đất khác nhau như đất đỏ bazan sâu và tốt. Độ pH đất khoảng 4,5-5.
Cây sao đen thuộc loại cây ưa sáng tuy nhiên giai đoạn còn non cây lại thích bóng râm. Nhiều người trồng nhận thấy rằng khi trồng ở miền Bắc cây phát triển bình thường nhưng lại ít khi ra hoa vì mỗi đợt ra thường gặp đợt gió mùa rát nên hoa bị rụng.
Nhân giống sao đen
Nhân giống sao đen hiện nay được thực hiện bằng việc gieo hạt hoặc ghép cành. Nếu gieo hạt bạn nên chọn những quả sao đen già có màu vàng với những đốm nâu ở phần đầu cánh.
Sau khi thu hái xong nên gieo ngay không nên để lâu. Trước khi gieo bạn cắt lớp cánh quả để lại một đoạn dài 1-2cm. Ngâm nước khoảng 2 giờ cho nở ra rồi mới đem gieo.
Đất gieo được chuẩn bị trước khi gieo với giá thể gồm đất thịt trộn với trấu, vỏ dừa khô. Đặt phần đầu hạt sao đen có cánh lên trên rồi phủ một lớp đất mỏng vừa đủ lấp kín cả quả và cánh.
Chỉ sau 3 ngày là cây đã bắt đầu nảy mầm và ra rễ. Khi rễ phát triển cao bạn tiến hành tách và đem cấy cây vào bầu đất trồng tiếp để thành cây con. Do cây sao đen non ưa bóng nên cần có giàn che. Thường xuyên tưới nước và chăm sóc cây trong giai đoạn vườn ươm.
Chăm sóc cây sao đen
Cây sao đen giống cần phải có đường kính thân khoảng 0,5cm và chiều cao từ 1-1,2m. Lúc này cây đã cứng cáp và có thể mang đem trồng.
Thời vụ trồng sao đen thích hợp là thời điểm trước mùa mưa khoảng tháng 5-7 hàng năm.
Tùy vào vị trí bạn muốn trồng mà chọn loại đất cho phù hợp. Nên chọn các loại đất dải sâu, mát trong các cánh rừng thứ sinh nghèo kiệt hoặc rừng sau khai thác. Nếu trồng sao đen thành rừng thì bạn nên trồng vây với khoảng cách khoảng 450 cây/ha. Cây cách cây khoảng 6m là được. Hố trồng cũng nên đào với kích thước tối thiểu 50x50x50cm.
Cần tiến hành chăm sóc 2-3 lần trong 3 năm đầu, chủ yếu là phát dọn cỏ xâm lấn và vun gốc vào đầu và cuối mùa mưa.
Cây sao đen sau khi trồng 8-10 năm nên được tỉa thưa để giúp mở tán cây.
Khai thác, chế biến và bảo quản sao đen
Tùy vào mục đích sử dụng của cây sao đen mà khai thác chúng cho phù hợp. Nếu trồng để làm cây xanh bóng mát thì định kì cưa bớt những cành giòn, cành dễ gẫy để đảm bảo an toàn. Nếu trồng để khai thác gỗ thì nên khai thác khi đường kính cây từ 40-60cm là được. Muốn thu hoạch được nhụa cây thì nên quan sát trên ngọn và thân của cây sao đen nếu có nhựa thì có thể thu hoạch được.
Xem thêm: Cây nguyệt quế, cây xà cừ, cây đuôi phượng
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn cây sao đen
Theo sách các cây gỗ quý của Việt Nam thì sao đen được liệt vào một trong những loại cây quý hiếm. Không chỉ làm bóng mát, vỏ được làm nguyên liệu làm thuốc mà gỗ của chúng còn được sử dụng để đóng đồ gỗ mỹ nghệ, đóng tàu rất tốt. Do thấy được lợi ích của loại cây này mà việc chặt phá khá bừa bãi khiến số lượng cây suy giảm nghiêm trọng. Chính vi thế mà cần có biện pháp và kế hoạch để phục hồi loài sao đen với quy mô cả nước.