Cây nha đam : cách trồng, chăm sóc tại nhà và lưu ý

Nha đam (lô hội) luôn được coi là “thần dược trời cho” trong việc chăm sóc da của phụ nữ. Chưa hết, nó còn được coi là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.

Nha đam có rất nhiều công dụng như thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng hay hỗ trợ tiêu hóa. Cách trồng cây nha đam cũng rất đơn giản, ai cũng có thể làm được.

cách trồng cây nha đam

Bài viết dưới đây, chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng cây nha đam một cách cực kỳ đơn giản, không tốn quá nhiều công sức đâu!

1. Cần chuẩn bị gì trước khi trồng?

Nên trồng nha đam vào tháng mấy?

Cây nha đam thực sự rất dễ tính. Như thế bạn có thể trồng nó quanh năm. Nhưng tốt nhất bạn nên trồng vào mùa thu và mùa xuân khi thời tiết không quá khắc nghiệt. Cũng bởi vì thế mà chúng có thể hồi phục và phát triển nhanh nhất.

Nhưng nếu bạn vẫn chưa rõ được cách chăm sóc chúng đúng chuẩn thì cũng đừng lo lắng quá nhé! Chỉ cần bạn dành sự chăm sóc thường xuyên là chúng có thể khỏe mạnh rồi.



Chuẩn bị đất trồng

Nha đam là cây chịu khô hạn tốt nhưng lại không chịu được ngập úng. Chính vì thế bạn nên chọn chỗ đất cao ráo, xốp để trồng. Đất để trồng nên là đất pha cát để dễ thoát nước.

Đất trồng bạn hoàn toàn có thể mua sắn hoặc trộn đất cùng trấu, phân các loại gia cầm, phân chim hoặc phân cá…

Chọn chậu trồng

Chậu trồng nên có kích thước từ 25-30cm, chiều cao dao từ 35-40cm để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.

Do đặc tính không chịu được ngập úng và dễ rụng lá, vì thế trước khi cho đất vào chậu bạn nên đặt vào những viên sỏi lớn. Những viên sỏi lớn này sẽ tạo cho cây có điều kiện phát triển mà không bị úng nước.

Kỹ thuật trồng cây nha đam

xem thêm : cách trồng dưa leo

Phân biệt giống cây nha đam

Trên thị trường hiện nay có hai loại nha đam phổ biến:

  • Cây nha đam Mỹ lá dài và có nhiều gai nhọn. Bẹ lá to và nặng ký. Phía sau lá thường có phấn trắng. Giống nha đam này thường được trồng nhiều vì năng suất cao.
  • Cây nha đam Việt Nam có lá nhỏ hơn, ít gai. Bẹ lá mỏng, màu xanh. Phía sau lá không có phấn trắng.

Chọn giống nha đam

Hiện nay, trên thị trường có khoảng 300 giống nha đam khác nhau. Tuy nhiên, giống nha đam có lá xanh thẫm, bẹ to là loại dễ trồng nhất và năng suất rất cao. Khi chọn giống bạn nên chọn những chiếc lá to khỏe hoặc tách những cây từ cây mẹ để trồng.

Khác với nhiều giống cây trồng tại nhà được trồng từ hạt hay cây nguyên rễ. Nha đam vẫn có thể phát triển được chỉ từ một chiếc lá.

Chính vì thế bạn không cần mất nhiều công sức để mua hạt giống về ươm nhé! Thay vào đó, bạn chỉ cần tìm nhà nào có cây nha đam đang phát triển tốt rồi xin một chiếc lá to khỏe nhất về để trồng là được.

Trồng cây nha đam bằng lá

xem thêm : cách trồng cây đậu bắp

2. Cách trồng cây nha đam hiệu quả

Bạn đặt lá nha đam vừa xin về ngang mặt đất và dùng tay vun đất che khoảng nửa thân lá là được.

Sau đó, bạn tưới ẩm cho cây và đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng trời. Nếu trời mưa thì bạn nên mang cây vào nơi mưa không hắt tới hoặc để trong nhà.

Cách chăm sóc cây nha đam

xem thêm: trồng cây ớt

3. Hướng dẫn chăm sóc cây nha đam

Để cây nha đa của bạn có thể sinh trưởng mạnh, “đẻ” thêm nhiều lá thì khâu chăm sóc dù đơn giản nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Từ những khâu đơn giản như tưới nước hay mang cây ra tắm nắng. Sau đây là một vài lưu ý nho nhỏ khi chăm sóc cây nha đam.

Nước tưới

Mặc dù cây nha đam chịu được khô hạn nhưng chúng phát triển tốt nhất khi trong đất có độ ẩm vừa phải. Vì vậy, vào mùa khô bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây để giữ độ ẩm trong đất.

Hai lần tưới nước liên tiếp nên cách nhau từ 3 tới 5 ngày để cây sinh trưởng và đạt sản lượng cao nhất.

Với đặc tính không chịu được ngập úng nên khi tưới bạn không nên tưới đẫm nước. Số nước còn dư sẽ khiến cây bị thối rễ dẫn đến chết hàng loạt.

xem thêm : trồng cây nho

Kỹ thuật bón phân

Nếu trồng cây nha đam trong chậu thì cứ khoảng 15 ngày bạn nên bón phân hữu cơ NPK cho cây để cây luôn xanh tốt.

Nếu bạn trồng cây với mục đích thu hoạch lá thì chỉ nên bón phân hữu cơ và tro củi. Khi bón thì bón xung quanh gốc cây và tưới qua nước để phân ngấm xuống đất giúp cây phát triển đầy đủ.

Phòng trừ sâu bệnh

Thông thường, khi trồng trong chậu rất ít khi cây nha đam chết vì sâu bệnh. Phần lớn cây hỏng, thối nhũn là do trời mưa và ngập úng lâu dài. Vì thế, bạn phải thường xuyên cắt bỏ những lá hỏng đẻ nguồn bệnh không bị lây lan.

Cây nha đam phát triển khá bụ

4. Thu hái và bảo quản nha đam

Thu hoạch nha đam

Nếu trồng cây nha đam trong chậu thì sau một năm bạn đã có thể thu hoạch được. Thời gian cây sinh trưởng kéo dài, sau một thời gian trồng xung quanh cây sẽ có nhiều cây con. Bạn có thể ngắt cây con ra và trồng tiếp.

Nếu bạn muốn cây mẹ tiếp tục cho lá lớn thì nên thường xuyên tỉa cây con để cây mẹ dưỡng sức tiếp tục phát triển. Trong khi, bạn trồng ngoài đất thì khoảng 6 tới 8 tháng là có thể thu hoạch được do đủ điều kiện sinh trưởng.

xem thêm : cách chăm sóc cây nho

Cách bảo quản nha đam đúng chuẩn

– Đầu tiên bạn cần chú ý tới nhiệt độ. Khi cắt lá nha đam thu hoặc nên chọn thời điểm trời dịu mát như sáng sớm hoặc chiều tối. Thời điểm đó thu hoặc để tránh lá cây bị héo, hỏng.

Bảo quản nha đam đúng cách

– Thứ hai quan trọng không kém là sơ chế nha đam. Sau khi cắt các bạn nên sơ chế ngay. Để lâu lá cây sẽ bị nhũn, mềm ảnh hưởng tới chất lượng.

Bạn lột bỏ vỏ xanh chỉ lấy phần ruột bên trong. Sau khi thái hạt lựu thì ngâm ruột nha đam trong nước pha lõng cùng muối và vài giọt chanh. Sau đó bạn chè nhẹ để hết nhớt. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.

Cách bảo quản nha đam

– Cuối cùng bạn cần bảo quản nha đam đã sơ chế. Bạn có thể dùng ngay để nấu chè. Nếu chưa dùng ngay thì cho vào một lọ có nắp đậy cùng một chút đường xóc nhẹ và để trong ngăn mát tủ lạnh. Nha đam khi đó ngấm đường sẽ cọ vị ngọt thanh và giòn.

Tuy để trong ngăn mát tủ lạnh nhưng nha đam chỉ có thể sử dụng trong 3 ngày. Để lâu vừa ảnh hưởng chất lượng vừa ảnh hưởng sức khỏe của bạn.

xem thêm: trồng gừng

5. Kết bài

Hi vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết được cách trồng cây nha đam đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Công việc này sẽ khiến đầu óc bạn được thanh thản sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng đấy!

Đừng quên theo dõi wikiohana để biết thêm nhiều cách trồng cây khác nhé!

Cập nhật 23/06/2020

4.7/5 – (3 bình chọn)

4.7/5 – (3 bình chọn)