Cây hồng xiêm – Đặc điểm, Phân loại và Cách trồng cây sai trĩu quả

09/11/2022

Cây ăn quả – 247

Cây hồng xiêm là cây ăn quả vô cùng quen thuộc và được trồng phổ biến tại Việt Nam. Quả hồng xiêm thơm ngon, độc đáo, giàu dinh dưỡng được nhiều tín đồ mê trái cây yêu thích. Nếu bạn đam mê trồng cây và muốn “tậu” cho khu vườn nhà mình loại cây này thì đừng bỏ lỡ bài viết sau nhé!

Đặc điểm cây hồng xiêm

Hồng xiêm còn được gọi là Sapoche hay là quả lồng mứt. Cây có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ và caribe.  Đây là cây thân gỗ lâu năm, khi trưởng thành có thể cao từ 30 – 40m, xanh tốt quanh năm. 

Cây sapoche có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Vỏ cây hồng xiêm màu nâu xám, có nhiều nhựa trắng.
  • Lá hồng xiêm có chiều dài từ 8 – 15cm, màu xanh lục và bóng cả 2 mặt.
  • Hoa hồng xiêm có màu trắng, khum lại giống quả.
  • Quả hồng xiêm giống hình quả trứng, vỏ nâu vàng hoặc vàng nhạt. Khi quả non sẽ được bao phủ bởi một lớp màng, nếu cạo lớp màng này thì sẽ lộ ra lớp da màu xanh, càng già thì lớp vỏ này sẽ chuyển dần sang màu xanh lá mạ. Thịt quả hồng xiêm màu nâu đỏ, có mùi thơm riêng, vô cùng hấp dẫn.
  • Hạt hồng xiêm màu đen, mịn. Mỗi quả sẽ có từ 3 – 10 hạt.
  • Tuổi thọ cây hồng xiêm: Hồng xiêm là cây lâu năm, tuổi thọ có thể lên đến 20 năm.

cay-hong-xiem

Cây hồng xiêm

Có mấy loại hồng xiêm, loại nào ngon nhất?

Việt Nam ta có nhiều loại hồng xiêm nhưng 3 loại dưới đây là nổi tiếng nhất, mỗi loại có mùi vị riêng, đặc trưng, không thể lẫn được.

Hồng xiêm Xuân Đỉnh

Đây là đặc sản Hà Thành và được nhiều tín đồ hồng xiêm đánh giá là loại hồng xiêm ngon nhất trên thị trường hiện nay. Giống hồng xiêm này có nguồn gốc từ Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

hong-xiem-xuan-dinh

Hồng xiêm Xuân Đỉnh

Lá cây hồng xiêm Xuân Đỉnh khá ngắn và có màu xanh bóng. Quả thon, có dạng chóp nón, vỏ mỏng, thịt có màu vàng đất, căng mọng. Khi bổ, quả sẽ tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ, không có nhựa, sạn cát như các giống hồng xiêm khác.

Hồng xiêm xoài 

Đây là giống hồng xiêm ngon được trồng nhiều nhất ở miền Nam. Loại hồng xiêm này rất dễ sống, ít sâu bệnh, sinh trưởng khỏe mạnh.

hong-xiem-xoai

Hồng xiêm xoài 

Lá của hồng xiêm xoài có màu xanh bóng, cong và dài hơn một chút so với hồng xiêm Xuân Đỉnh. Hồng xiêm xoài có quả to, hình bầu dục, vỏ trơn bóng, khi chín căng mọng, ít hạt.

Hồng xiêm Mexico

Nổi bật với hình dáng trái to, tròn, ăn ngọt và thơm lâu. Lúc trái còn xanh có nhiều mủ và giảm dần đến khi quả già. Khi quả chín, phần thịt quả có màu nâu đỏ, mọng nước. Giá bán hồng xiêm Mehico cũng cao hơn các loại hồng xiêm khác.

hong-xiem-sapoche-mexico.jpg

Hồng xiêm Sapoce Mexico

Sapoche Mexico đã được trồng thành công tại Châu Thành, An Giang và được nhân rộng trồng phổ biến tại nhiều nơi, đem lại năng suất và giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân

Hồng xiêm Thanh Hà

Là giống hồng xiêm đặc sản nổi tiếng tại Thanh Hà, Hải Dương với nguồn gen gốc quý hiếm. Cây được trồng phổ biến các tỉnh đồng bằng bắc bộ và các tỉnh lân cận. Quả hồng xiêm Thanh Hà ra trái muộn hơn so với Hồng xiêm Xuân Đỉnh, quả dạng tròn, nặng khoảng 80gr , vỏ màu nâu đỏ, mỗi trái có từ 1 – 4 hạt.

Hồng xiêm ruột đỏ Thái 

Đây là giống hồng xiêm có nguồn gốc Thái Lan và được du nhập vào Việt Nam thời gian gần đây. Quả hồng xiêm ruột đỏ Thái rất to, thuôn dài, thịt quả màu đỏ độc lạ, vị ngọt dịu, mùi thơm đặc trưng.

hong-xiem-ruot-do-thai

Hồng xiêm ruột đỏ Thái 

Thành phần dinh dưỡng quả Hồng xiêm

Quả hồng xiêm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, canxi, vitamin,… mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

qua-hong-xiem-rat-giau-dinh-duong-tot-cho-suc-khoe

Quả hồng xiêm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe

Theo nghiên cứu, trong 100g quả hồng xiêm chín chứa 83 calo và các dưỡng chất bao gồm: 

  • Năng lượng: 83 kcal 
  • Chất đạm: 0.44g
  • Chất béo: 1.10g
  • Chất xơ: 1.40g
  • Sắt: 0.80mg 
  • Canxi: 21mg
  • Photpho: 12mg
  • Potassium: 193mg
  • Sodium: 12mg.

Tác dụng của quả hồng xiêm

Không chỉ là một loại quả thơm ngon và giàu dinh dưỡng, trái hồng xiêm mang lại rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe:

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Hồng xiêm mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho sức khỏe nhớ chứa đường fructose, glucose, sucrose. Do đó, loại quả này rất tốt với các vận động viên, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai,…
  • Hồng xiêm rất tốt cho mắt: Với hàm lượng vitamin A dồi dào, quả hồng xiêm tốt cho mắt, giúp đôi mắt khỏe mạnh.
  • Cung cấp chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa: Quả hồng xiêm chứa lượng chất xơ lớn, giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa như: táo bón, khó tiêu,… hiệu quả.
  • Chống viêm hiệu quả: Các vitamin trong quả hồng xiêm giúp chống viêm hiệu quả, phòng ngừa bệnh lý viêm ruột, viêm dạ dày, giảm sưng đau rất tốt.
  • Hồng xiêm tốt cho xương: Nhờ chứa hàm lượng cao canxi, photpho, sắt,… hồng xiêm giúp xương chắc khỏe hơn.

dinh-duong-trong-qua-hong-xiem-tot-cho-xuong

Dinh dưỡng trong quả hồng xiêm tốt cho xương

Bên cạnh các lợi ích trên, quả hồng xiêm còn tốt cho da, chống trầm cảm, ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể,…

Trồng cây hồng xiêm bao lâu có quả?

Thông thường, sau khi trồng hồng xiêm từ 2 – 3 năm thì cây sẽ ra quả. Bà con chú ý chăm sóc cho cây đủ dinh dưỡng, bón phân, tưới nước vừa đủ đảm bảo cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.

Phương pháp nhân giống hồng xiêm bằng hạt ít được sử dụng do chất lượng cây giống thấp, thời gian cây ra hoa kết trái sẽ lâu hơn, chất lượng quả không ngon và hay bị lại giống.

Đối với hồng xiêm chiết cành cho chất lượng cây trồng cao hơn, mang theo giá trị nguyên bản của cây bố mẹ và thời gian cho quả sẽ nhanh hơn, thậm chí có quả ngay năm đầu tiên mới được trồng

Hồng xiêm ra hoa tháng mấy?

Hồng xiêm có thể nở hoa 2 lần trong năm, thông thường từ tháng 1 – 3 âm lịch đối với miền Bắc, miền Nam là vào tháng 6 đến tháng 7. Vụ hồng xiêm trái mùa vào tháng 8 – 9 âm lịch hàng năm.

hoa-cay-hong-xiem-sapoche.jpg

Hoa hồng xiêm (Sapoche) nở và chuẩn bị đậu quả

Trồng cây Hồng xiêm trước nhà có tốt không?

Liệu bạn có biết cây Hồng xiêm trồng trước nhà hoặc bất kỳ vị trí nào quanh nhà đều rất tốt. Nhiều gia đình thường trồng loại cây này ở trước nhà để lấy quả và lấy bóng mát hoặc làm đẹp cho cảnh quan.

Mỗi ngày đi làm về, đứng ở sân ngắm “đàn lợn con” quả hồng xiêm sai trĩu bạn sẽ thấy nhẹ nhàng, mọi buồn bực, mệt mỏi như tan biến đúng không nào?

Cách trồng cây Hồng xiêm sai quả nhất

Cây hồng xiêm khá dễ trồng, cây sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của cả 3 miền. Dưới đây là cách trồng cây hồng xiêm chuẩn, bà con có thể tham khảo:

Mùa vụ trồng: Bà con nên trồng hồng xiêm vào tháng 2 – 3 ở miền Bắc và tháng 4 – 5 ở miền Nam.

Chuẩn bị đất: Trước khi trồng cây khoảng 1 tháng, bà con nên làm cỏ trên đất, cày xới cho đất tơi xốp. Sau đó, đào hố khoảng 50 x 50 x 50cm rồi bón lót rồi lấp đất lên trên miệng hố.

Tiêu chuẩn chọn giống: Bà con nên đến các địa chỉ cung cấp cây giống uy tín, lựa chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh để đảm bảo cây sinh trưởng tốt sau này.

cay-hong-xiem-giong

Cây hồng xiêm giống

Kỹ thuật trồng: Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu, lưu ý không làm vỡ bầu, đặt cây giống thẳng đứng vào giữa hố đã chuẩn bị trước đó, lấp đất qua cổ rễ và nén chặt rồi tưới nước để rễ nhanh tiếp xúc với đất. Nếu trồng ở nơi nhiều gió, bà con có thể cắm cọc, buộc dây để tránh cây bị lay gốc.

Chăm sóc cây hồng xiêm: Bà con chú ý thời gian bón phân, làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh để giúp cây phát triển tốt, nhanh đậu quả và quả đạt chất lượng tốt nhé.

Bệnh trên cây hồng xiêm

Trong quá trình chăm sóc cây hồng xiêm, bà con chú ý các loại sâu bệnh sau đây:

Sâu đục trái: Loại sâu này đục trái từ nhỏ đến khi thu hoạch, có thể gây rụng trái và giảm chất lượng. Để diệt loại sâu này, bà con cần hái bỏ các trái bị sâu để tránh lay lan. Ngoài ra có thể phun các loại thuốc để phòng bệnh.

Bọ đục cành: Bọ sẽ đục thân chính, các cành lớn khiến cành gãy, chảy nhựa. Bà con cần tìm đường đục trên cây rồi nhét bông thấm thuốc trừ sâu vào để tiêu diệt.

Ruồi đục quả: Ruồi sẽ đẻ trứng, trứng nở thành dòi đục vào trong quả, ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng. Do đó, bà con cần thu hoạch ngay khi quả vừa chín, dùng các chế phẩm diệt ruồi.

mot-so-sau-benh-hai-cay-hong-xiem

Một số sâu bệnh hại cây hồng xiêm

Rệp sáp và rầy mềm: Chúng sẽ tấn công lá, quả và ngọn non khiến quả giảm chất lượng. Bà con có thể phun xịt các loại thuốc phù hợp để tiêu diệt loại rệp, rầy này.

Bệnh thán thư: Lá sẽ xuất hiện các đốm màu vàng với kích thước khác nhau, sau đó sẽ bị vàng úa. Bà con cần phun xịt thuốc để phòng bệnh này.

Ngoài ra, cây hồng xiêm có thể bị bệnh đốm lá, đốm rong, khiến lá vàng rồi rụng. Bà con cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm và trị bệnh cho cây nhé!

Như vậy, Khu Vườn Xanh đã cung cấp cho bà con những thông tin cần thiết về đặc điểm cũng như cách trồng, chăm sóc cây hồng xiêm. Nếu cần được tư vấn thêm, bà con để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia hỗ trợ nhé!