Cây cao su.

Cây cao su.

CÂY CAO SU

1. Mở đầu

          Cây cao su ba lá hay còn gọi là “ cao su Bresil” có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc bộ ba mảnh vỏ họ thầu dầu, thuộc loại cây lấy nhựa mủ có nguồn gốc non trẻ.

          Năm 1736, Charles Goodyear đã phát minh phương pháp “ lưu hóa” mủ cao su làm tăng tính năng tác dụng của cao su rất lớn. Năm 1876, Hemy Wickham-người Anh đã thành công trong việc đưa cao sụ phát triển ở nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt là vùng  tĐông Nam Á. Từ năm 1910 cây cao su phát triển rất mạnh và nhanh ở nhiều nơi mà trung tâm là châu Á như: Ấn Độ, Inddooneexxia, Malaixia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc…với diện tích gần 5 triệu ha, chiếm 92% tổng diện tích cao su và 90% tổng sản lượng cao su của thế giới.

          Ở nước ta, cây cao su nhập vào trồng đầu tiên ở Phú Nhuận (Gia Định)1897. Sau đó được phát truển nhiều ở Nam bộ rồi lan rộng ta Bắc Bộ. Cây cao su ở nước ta có rất nhiều triển vọng mở rộng diện tích và tăng sản lượng nhất là ở vùng Tây Nguyên…

2. Đặc điểm thực vật học của cây cao su

2.1 Thân

          Thân cây cao su thuộc loại thân gỗ, to, cao. Ở những cây lâu năm có thể cao tới 20 -30 m và đường kính than cây tới 1m. Hình dạng của than ở cây thực sinh và cây ghép có khác nhau: Phần sát gốc ở cây ghép thì bình thường, nhưng ở cây thực sinh lại có dạng chân voi.

          Khi cây cao su còn non, điểm sinh trưởng ở đỉnh ngọn hoạt động mạnh phát trên than thành từng tầng lá rõ rệt (hinhf1).

          Cấu tạo của hân cao su có phần quan trọng là vỏ than vì đó là bộ phận sản sinh ra nhựa mủ quyết định đến năng suất sản lượng cao su.

          Cấu tạo của vỏ thân bao gồm: Biểu bì, nhu mô, tượng tầng, gỗ. Trong đó phân nhu mô có chứa rất nhiều ống mủ Bao gồm ống mủ sơ cấp và ống mủ thứ cấp. Ống mủ sơ cấp trong tầng vỏ không liên quan gì với ống mủ thứ cấp và hầu như không cho sản lượng mủ. Ống mủ thứ cấp chính là nơi sản sinh và sự trữ mủ.

          Trong vỏ sự phân bố của các ống mủ không đều:

– Lớp vỏ ngoài: Cứng, số lượng ống mủ ít hơn, khó cạo, sản lượng mủ thấp.

– Lớp vỏ trong: Mềm, số lượng ống mủ nhiều, sản lượng mủ nhiều.

          Các ống mủ đều xếp xiên từ dưới lên theo hướng từ trái sang phải (3-50).

2.2 Lá

          Lá cao su mọc cách có 3 lá chét nhỏ cuống dài có hình bầu dục, đuôi nhọn, mặt nhẵn, gân song song.

          Lúc cây non lá có màu tím đỏ sau dần chuyển sang màu xanh nhạt rồi xanh lục và hình thành từng lá rõ rệt. Khi cây lớn trưởng thành cho thu hoạch mủ thì tầng lá phát triển mạnh hình thành tán rộng.

2.3 Hoa, Quả, Hạt

          Hoa cao su thuộc laoij đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng. Trong một chum hoa có số lượng hoa đực nhiều gấp 50 lần hoa cái. Sauk hi trồng được 5-6 năm cây mới có hoa quả, thường nở vào mùa xuân. Sau 48 giờ phấn hoa mất sức sống. Nhìn chung khả năng thụ tinh thấp.

          Quả cao su thuộc loại quả nang có lớp vỏ dày cứng trong có chứa các hạt, khi chín vỏ tự nứt hạt có thể tách ra ngoài. Có 2 thời điểm thu hoạch quả: Mùa chính là tháng 8-9, có thể thu them ở tháng 2-3.

          Hạt cao su hình trứng hơi tròn, khi chín có màu nâu, ở ngoài là vỏ sừng cứng, hạt chưa 20% protit, 25% dầu…, rất dễ mất sức nảy mầm, chỉ sau thu hoạch 3-4 tuần không bảo quản tốt hạt không thể mọc được, nên yêu cầu phải gieo ngay.

2.4 Rễ

          Bộ rễ cao su bao gồm các loại:

– Rễ trụ: Là rễ chính có thể ăn sâu 1,5 m.

– Rễ triển mạnh ở xung  con và rễ hấp thu phát triển mạnh ở xung quanh, phân bố theo từng tầng, có hệ số tán cây/tán rễ = 1,5 lần.

          Nhìn chung bộ rễ cao su khở, tái sinh dản lớn, không phát triển sâu rộng như một số cây khác.

3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh chủ yếu của cây cao su

3.1 Nhiệt độ

          Cây cao su yêu cầu nhiệt độ cao, thích hợp từ 20-280C, có biên độ nhiệt độ chênh lệch ít và sợ rét.

          Theo kết quả nghiên cứu của Trung Quốc: Nếu nhiệt độ bình quân ngày thấp hơn 150C đỉnh ngọn bị ức chế. Nếu dưới 100C thì hạt không nảy mầm, ảnh hưởng xấu đến trao đổi chất trong cây. Nếu dưới 50C thì vỏ thân bị nứt, mủ không đông, có thể bị khô ngọn. Nếu dưới 00C thì cây sẽ chết. Ở nước ta các tỉnh phía Nam trồng cao su là thích hợp hơn cả.

3.2 Mưa và ẩm độ

          Cây cao su cần nhiều nước, đòi hỏi phải có lượng nước mưa hàng năm cao và đều từ 1.500 – 2.000 mm. Về tính chất mưa cây cao su yêu cầu mưa nhiều trận, mưa vào buổi chiều…Nếu mưa to hoặc mưa dầm đều không tốt vì làm cho sâu bệnh nhiều và ít mủ.

          Về độ ẩm không khí, cây cao su yêu cầu cao tối thiểu từ 75% trở lên.

3.3 Gió

          Cây cao su ưu lặng gió. Nếu có gió mạnh sẽ làm cho lượng bốc hơi của lá, trong mủ tăng lên, cành thân giòn dễ gãy, sản lượng mủ thấp. Tốc độ gió ảnh hưởng rõ đến đời sống cây cao su: Nếu tốc độ gió 1m/gy không ảnh hưởng lớn lắm, nhưng từ 2-3 m/gy đã gây nhiều khó khăn trở ngại cho cây cao su, nếu trên 3 m/gy thì cây phát triển không bình thường.

3.4 Ánh sáng

          Cây cao su cần đầy đủ ánh sáng, song vẫn có khả năng chịu được bong râm, nên theo Xemicop ( Liên Xô) cho rằng cây cao su thuộc loại cây trung tính. Theo kết quả nghiên cứu ở Hoa Nam ( Trung Quốc): Cường độ chiếu sáng thích hợp cho cây cao su là 28.000 lux. Nếu thời gian chiếu sáng khác nhau thì sự sinh trưởng của cây cũng khác nhau.

3.5 Đất đai và địa hình

          Cây cao su thích hợp với đất rừng, yêu cầu có lý hóa tính của đất cao. Về hóa tính phải là đất tốt, nhiều mùn giàu N, P, K; có độ PH=5. Về lý tính yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước. Ngoài ra cây cao su còn yêu cầu mực nước ngầm thấp, nơi có độ cao của mặt đất so với mặt biển là 200 m thì tốt.

3. Kỹ thuật trồng

3.1 Chuẩn bị đất

Công tác chuẩn bị đất: phải hoàn chỉnh trước vụ trồng mới trên 60 ngày, cho rà gốc, gom dọn sạch rễ, chồi sau khi cày đất.

Đất chuẩn bị trồng cần phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ đất màu, chống úng, chống xói mòn, có mương thoát nước và xây dựng hệ thống đường đi.

3.2 Thiết kế hàng trồng

Đất dốc <50 trồng thẳng hàng theo hướng Bắc Nam

Đất dốc từ 50 – 200 trồng theo đường đồng mức chủ đạo

 3.3 Mật độ và khoảng cách trồng

Đất đỏ: 7m x 3m tương ứng với 476 cây/ha

Đất xám: 6m x 3m tương ứng với 555 cây/ha

3.3 Phương pháp trồng

Quy cách hố trồng: 60x60x60 cm (Khoan máy hoặc đào bằng tay).

Sau khi đào hố để ải 15 ngày, lấp hố bằng lớp đất mặt khoảng ½ hố, bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh (hay 1-1,5kg phân hữu cơ vi sinh Komix) + 300 gr lân + lớp đất mặt lấp đầy hố, cắm cọc giữa hố để đánh dấu điểm trồng sau này.

 – Trồng cây bầu

Lấy cuốc móc đất lấp trong hố lên, có độ sâu bằng chiều cao bầu cây con; dùng dao bén cắt bỏ đáy bầu 1 lớp khoảng 1-2 cm; cắt bỏ phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu, hoặc bị xoắn trong đáy bầu, sau đó đặt bầu xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất, dùng dao bén rọc túi bầu Pe từ phía dưới lên cuốn nhẹ từ từ túi bầu, cuốn lên tới đâu lấp đất tới đó, ém giữ cho bầu đất không bị vỡ, cuối cùng cho lấp đất quanh gốc bầu phủ kín cổ rễ, nhưng không lấp mắt ghép.

– Trồng cây stum trần

Dùng cuốc móc đất lấp hố lên, có độ sâu dài hơn rễ đuôi chuột cây stump; đặt tum thẳng xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính lấp hố lại từng lớp đất, lấp tới đâu dậm kỹ tới đó để đất lắp chắt gốc tum; sau cùng lấp đất mặt cho cho đến ngang mí dưới mắt ghép, không để lồi cổ rễ lên mặt đất.

– Trồng dặm: Phải trồng dặm và định hình vườn cây từ năm thứ nhất

20 ngày sau trồng phải kiểm tra, trồng dặm lại những cây chết hoặc mắt ghép chết.

Để đảm bảo vườn cây đồng đều, phải chuẩn bị 15% đối với vườn cây trồng bầu và 25 % vườn cây trồng trần trồng dặm, so với cây trồng mới.

Có thể trồng dặm bằng tum trần, bầu cắt ngọn, bầu 1-2 tầng lá hoặc Stump bầu có hai tầng lá ổn định.

Trồng dặm bằng cây con đúng giống đã trồng trên vườn cây.

3.4 Thời vụ trồng

Trồng mới khi thời tiết thuận lợi, đất có đủ độ ẩm

Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

+ Trồng tum trần từ 1/6 – 15/7 (Dương lịch)

+ Trồng bầu từ 15/5 – 31/8 (Dương lịch)

Trồng dặm cũng được thực hiện theo thời vụ trên

4. Bệnh hại chính trên cây cao su

4.1. Bệnh phấn trắng

Tác nhân: Do nấm Oidium heveae. Bệnh gây hại trên cây cao su ở mọi lứa tuổi, mùa bệnh vào giai đoạn cây cao su ra lá mới từ tháng 2 đến tháng 5, bệnh hại nặng ở những vùng cao có khí hậu lạnh và thường xuyên có sương mù.

Triệu chứng: Lá non từ 1-10 ngày tuổi bị rụng dần để lại cuống trên cành, lá trên 10 ngày tuổi không bị rụng mà để lại vết bệnh với nhiều dạng loang lổ, hai mặt lá có bột màu trắng và nhiều ở mặt dưới lá. Các dòng vô tính nhiễm nặng: VM 515, PB235, PB255, RRIV4&

Phòng trị

Dùng thuốc Sumieght 0,2%; Kumulus 0,3%; bột lưu huỳnh 9-12kg/ha. Xử lý định kỳ 7-10 ngày/lần, vào thời kỳ lá non chưa ổn định.

4.2. Bệnh héo đen đầu lá

Tác nhân: Do nấm Collectotrichum glocosporioides gây ra. Bệnh thường xuất hiện suốt trong thời gian sinh trưởng của cây, phổ biến vào mùa mưa có ẩm độ cao từ tháng 6 đến tháng 10. Bệnh hại nặng ở vườn cây KTCB.

Triệu chứng

+ Lá non từ 1-10 ngày tuổi có đốm nâu nhạt ở đầu lá. Rụng từng lá chét, sau cùng rụng cuống lá.

+ Lá già hơn 14 ngày tuổi, không gây rụng lá nhưng để lại đốm u lồi trên phiến lá. bệnh còn gây hại trên trái và chồi non, bệnh gây khô ngọn khô cành từng phần hoặc chết cả cây.

Phòng trị

Dùng thuốc Vicarben50SC, Carbenzim 500FL nồng độ 2% Phun lên tán lá non, 7-10 ngày phun 1 lần.

4.3. Bệnh rụng lá mùa mưa

Tác nhân: Do nấm Phytophtora botryosa, Phytophtora palmivora gây nên. Chỉ xảy ra ở mùa mưa, hại nặng trên vườn cây khai thác, nhất là những vùng thường mưa dầm.

Triệu chứng: Trên cuống lá có cục mủ màu đen hoặc trắng, trung tâm vết bệnh có màu nâu xám, rụng cả ba lá chét và cuống, bệnh hại nặng trên trái gần khô.

Phòng trị

+ Dùng thuốc Oxyclorua đồng 0,25%, Bordeaux 1%, Ridomil MZ 72 0,3 – 0,4%.

4.4. Bệnh nấm hồng

Tác nhân: Bệnh thường tập trung ở nơi phân cành do ẩm độ cao. Do nấm Corticium salmonicolor gây nên. Bệnh gây hại trên cây từ 3 – 12 năm tuổi và hại nặng ở cây 4 – 8 tuổi. Bệnh thường tập trung hại vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 và tấn công trên thân cành đã hóa sần.

Triệu chứng: Vết bệnh ban đầu là những mạng nhện trắng xuất hiện trên cành, đồng thời có những giọt mủ chảy ra, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh chuyển từ màu trắng sang hồng, cành lá phía trên vết bệnh chuyển vàng và chết khô.

Phòng trị

+ Vệ sinh vườn cây, cắt đốt bỏ những cành chết do bệnh để hạn chế sự lây lan.

+ Dùng thuốc Validacin 5L (thuốc đặc hiệu) 1,2%, dung dịch Bordeaux 1% (phun) và 5% (quét). Chu kỳ phun 10-15 ngày/ lần.

4.5. Khô ngọn khô cành

Tác nhân: Do các bệnh lá, vết thương cơ giới, yếu tố môi trường. Xuất hiện ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cao su, gây nguy hại ở giai đoạn cây KTCB.

Triệu chứng: Các chồi bị rụng lá và có những đốm nâu đen trên vỏ còn xanh sau đó lan dần xuống dưới và phần bị nhiễm chết khô.

Phòng trị

+ Bón phân cân đối, diệt cỏ dại, phòng trị bệnh lá, không gây vết thương cho cây.

+ Xử lý: Cưa dưới vết bệnh 10 20 cm một góc 450, bôi vaseline, dùng dung dịch nước vôi quét toàn bộ thân.

4.6. Cháy nắng

Tác nhân: Do nắng, biên độ nhiệt độ trong ngày cao, tủ gốc và làm bồn không kỹ. Phân bố ở vườn cây cao su KTCB.

Triệu chứng: Cháy lá loang lổ, có màu trắng bạc, sau đó rụng và chết chồi non do mất nước. Cây 2 – 3 tuổi, trên thân hóa nâu từ 0 20 cm cách mặt đất bị lõm và nứt vỏ, chảy mủ, sau đó vết bệnh lan rộng và có hình mũi mác, các vết bệnh thường cùng một hướng (hướng Tây và Tây Nam).

Phòng trị

+ Làm bồn tủ gốc kỹ vào mùa khô, quét nước vôi lên thân.

+ Bôi vaseline lên vết bệnh ngăn chặn tấn công của nấm và côn trùng.

4.7. Bệnh loét sọc mặt cạo

Tác nhân: Do nấm Phytophtora palmivora gây nên. Bệnh gây hại trên mặt cạo vào mùa mưa tháng 6 -11.

Triệu chứng: Những sọc nhỏ hơi lõm màu nâu nhạt ngay trên đường cạo và chạy dọc song song với thân cây, sau đó các vết bệnh liên kết lại thành những mảng lớn, lúc này vỏ bị thối nhũn, dịch màu vàng rỉ ra có mùi hôi thối, để lộ gỗ, gây khó khăn cho việc khai thác sau này. Đây cũng là vị trí thuận lợi cho mối mọt tấn công.

Phòng trị

+ Không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, cạo sát.

+ Vệ sinh trừ cỏ dại thông thoáng vườn cây.

+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện dịch bệnh, xử lý bôi thuốc kịp thời. Các thuốc như Ridomil 2-3%, Mexyl MZ 72 nồng độ 2%.

+ Ở những vùng thường xảy ra bệnh hoặc vườn cây có miệng cạo gần mặt đất phải bôi thuốc phòng định kỳ, bôi phòng 1lần/tháng, có thể 2 lần/tháng vào những tháng mưa dầm.

+ Cây bị bệnh nặng phải nghỉ cạo để hạn chế lây lan.

4.8. Bệnh thối mốc mặt cạo

Tác nhân: Do nấm Ceratocysits fimbriata. Bệnh xảy ra vào mùa mưa, thường kèm với bệnh loét sọc mặt cạo.

Triệu chứng: Trên mặt cạo xuất hiện những vết bệnh song song với đường cạo, dễ lầm với cạo phạm, ngày khô ráo thấy nấm màu trắng xám trên vết bệnh.

Phòng trị: Tương tự như trị bệnh loét sọc mặt cạo.

4.9. Bệnh khô miệng cạo

Tác nhân: Bệnh xuất hiện trong suốt chu kỳ khai thác. Chưa rõ tác nhân, hiện vẫn xem là bệnh sinh lý.

Triệu chứng: Ban đầu xuất hiện những đoạn mủ khô ngắn trên miệng cạo, sau đó lan nhanh và khô mủ hoàn toàn, nếu nặng cây bị nứt cả vỏ cạo.

Phòng trị

+ Đảm bảo chế độ cạo S/2 d/3 6d/7.

+ Chăm sóc, bón phân đầy đủ, nhất là khi vườn cây có sử dụng thuốc kích thích mủ.

+ Khi cây có biểu hiện bị bệnh phải ngưng cạo, dùng đót cứ 5 cm chích thử một lỗ trên vỏ cạo phía dưới đường cạo để xác định ranh giới vùng bị khô, từ chỗ đó cạo song song với đường cạo cũ một đường tới gỗ để cách ly bệnh.

+ Cho cây bệnh nghỉ cạo 1-2 tháng, kiểm tra nếu cây khỏi bệnh thì cạo lại với cường độ cạo nhẹ&

4.10. Bệnh nứt vỏ

Tác nhânDo nấm Botryodiplodia

Triệu chứng: Thân cành bị nứt, có mủ chảy rỉ ra, có màu nâu đặc trưng, đôi khi chồi mọc ra dưới vết nứt, làm cây châm sinh trưởng, đôi khi chết cây. Bệnh thường xuất hiện trên vườn cây KTCB trên 3 năm tuổi và vườn cây khai thác.

Phòng trị:

Dùng thuốc trừ nấm có gốc Carbendazim (Vicarben 50HP, Bavistin 50FL& nồng độ 0,5% phun hết toàn bộ cây 2 tuần/ lần, phun 2-3 lần.