Cây Trinh nữ hoàng cung và 7 tác dụng trong việc điều trị bệnh – Dược liệu Tệu Tâm | duoclieutuetam.com
Tìm hiểu về cây trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung tên khoa học là Cranium Latifolium L. họ thủy tiên Amaryllidaceac hay tên khác là tỏi lơi lá rộng.
Hình ảnh cây trinh nữ hoàng cung
Đặc điểm thực vật, phân bố: Cây thảo, có thân củ, hình cầu, đường kính củ 10-20cm. Thân cây ngắn, nhỏ. Lá có bản rộng, gân lá hình cung gắn song song, phiến lá rộng 6-11cm, dài 60-90cm, mép lá hơi ráp. Cụm hoa tán, trục phát hoa dài 60cm, có 10-20 hoa màu trắng, hoa hình ống hơi cong, dài 7-10cm, có chĩa thủy, phiến dài bằng ống. Cây ra hoa vào tháng 3-4, thường mọc ở tràng cỏ, cây bụi tại Biên Hòa – Đồng Nai hay Bà Rịa.
Cách trồng: cây dễ trồng, nhân giống bằng các thân cành (củ) tách ra.
Bộ phận dùng, chế biến: lá tươi hay phơi khô, thu hái quanh năm.
Cây trinh nữ hoàng cung có mấy loại: có tổng cộng 7 loại tất cả.
Cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung thường bị nhầm lẫn với cây náng trắng và cây lan huệ. Sau đây là cách nhận biết các cây này.
Phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây náng trắng
Lá tươi: Cây trinh nữ hoàng cung có lá mỏng và có màu xanh nhạt hơn cây náng – Cây náng có lá to dầy và màu xanh đậm.
Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng (Do tinh dầu của cây) – Lá cây náng khi phơi khô không có mùi thơm mà có mùi ngai ngái.
Củ: Củ trinh nữ hoàng cung mà trắng hình cầu tròn – Củ cây náng hình bầu dục và có màu đỏ nhạt
Hoa: Hoa tinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, hoa náng có màu trắng
Phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ
Lá tươi: Lá trinh nữ hoàng cung to bản, thon nhọn – Lá lan huệ nhỏ và dài đều
Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung phơi có mùi thơm – Lá lan huệ không có mùi thơm
Hoa: Hoa trinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, thơm nhẹ – Hoa lan huệ màu trắng hoặc đỏ đậm, có mùi thơm đậm.
Củ: Củ trinh nữ hoàng cung hình cầu lớn – Củ lan huệ hình cầu nhỏ
Những bệnh nhân đang có định sử dụng cây Trinh Nữ Hoàng Cung cho việc chữa trị bệnh cần đặc biệt chú ý tới những đặc điểm khác nhau trên để tránh những trường hợp nhầm lẫn lựa chọn vị thuốc sẽ dẫn đến việc điều trị không đạt hiệu quả tốt nhất.
Công dụng và tác dụng phụ của trinh nữ hoàng cung
Đây là loài cây được biết tới từ những năm 90 của thế kỷ trước. Công dụng của nó thường được sử dụng trong chữa trị các bệnh về ung thư cổ tử cung, u xơ, và bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Ngoài ra loài cây này còn có khả năng chữa trị bệnh bướu cổ và viêm họng, cùng với viêm loét dạ dày hành tá tràng, nổi mụn toàn thân,….
Trong dân gian, người ta dùng nước sắc của lá trinh nữ hoàng cung để trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Cách dùng: mỗi ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi, thái nhỏ ngắn 1 – 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, uống 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống 7 x 3 x 3 = 63 lá, xen kẽ giữa 2 đợt nghỉ uống một đợt 7 ngày.
Cây trinh nữ hoàng cung để trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến và hoàn toàn lành tính. Cây không có tác dụng phụ cho gan và thận, uống trinh nữ hoàng cung không bị vô sinh. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng các sản phẩm từ loài cây này. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn đúng các sản phẩm từ nó chứ không phải là loại cây nào khác. Thì mới có thể khai thác được hết các tác dụng chữa trị và không để lại biến chứng cho cơ thể.
Một số bài thuốc sử dụng cây trinh nữ hoàng cung
Chữa đau khớp, chấn thương, tụ máu
Các bạn cần chuẩn bị: Lá trinh nữ hoàng cung số lượng vừa đủ, đem xào nóng, sau đó băng đắp lên nơi bị đau.
Củ trinh nữ hoàng cung 20g, dây Đau xương 20g, Huyết giác 20g, lá Cối xay 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang sẽ giúp đánh tan máu tụ và chữa các chấn thương trên cơ thể.
Củ Trinh nữ hoàng cung nướng cho nóng, đập dập, băng đắp nơi sưng đau (Kinh nghiệm Ấn độ).
Chữa ho, viêm phế quản
Lá trinh nữ hoàng cung 20g, Tang bạch bì 20g, Xạ can 10g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Bồng bồng 12g, lá Táo chua 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa u xơ tuyến tiền liệt
Để chữa các bệnh tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu dắt ở người cao tuổi có thể áp dụng các bài thuốc sau đây:
Lá Trinh Nữ Hoàng Cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Lá Trinh Nữ Hoàng Cung 20g, hạt Mã đề (Xa tiền tử) 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, rễ Cỏ xước 12g, dây Ruột gà (Ba kích sao muối 10g), Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa u xơ tử cung và các bệnh phụ khoa khác ở nữ giới
Một trong những công dụng nổi trội nhất của cây Trinh Nữ Hoàng Cung đó là có khả năng điều trị các loại bệnh phụ khoa của chị em phụ nữ rất tốt. Được lựa chọn là thành phần chính trong những loại thuốc tân dược chữa trị về căn bệnh này. Chị em có thể tham khảo một vài các cách sau:
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Hạ khô thảo 20g, rễ Cỏ xước 12g, Hoàng cầm 8g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, Ích mẫu 12g, Ngải cứu tươi 20g, lá Sen tươi 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Trắc bách sao đen 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Chữa mụn nhọt
Lá hoặc củ Trinh nữ hoàng cung, lượng vừa đủ, giã nát (hoặc nướng chín) đắp lên mụn nhọt khi còn nóng.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Bèo cái 20-30g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Kim ngân hoa 20g. Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa dị ứng mẩn ngứa
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chú ý cách sử dụng cây trinh nữ hoàng cung: Hiện nay mọi người có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với một số cây náng khác, đặc biệt là cây Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.), sử dụng lá đun sôi lấy nước uống bị ngộ độc, nôn ói. Do đó phải phân biệt rõ cây Trinh nữ hoàng cung với các cây náng khác có tại Việt Nam.
Cây trinh nữ hoàng cung bán ở đâu?
Lá cây trinh nữ hoàng cung khô được bán rất nhiều tại các hiệu thuốc, cơ sở dược liệu đông y với giá 150.000 VNĐ/kg.
Một sản phẩm khác là cây trinh nữ hoàng cung dạng viên do công ty thiên dược sản xuất và được bán rộng rãi trên thị trường.
Khi mua các bạn cần xác định đúng sản phẩm chứ không bị nhầm lẫn giữa các loài cây khác tương đương. Bởi vì nếu các bạn sử dụng sai sản phẩm sẽ để lại những hệ lụy khôn lường và lãng phí tiền bạc của bạn.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về tác dụng cây trinh nữ hoàng cung, tuy nhiên trước khi có ý định sử dụng loại cây này cho việc điều trị bệnh thì chúng ta cần phải tham khảo thật kỹ lưỡng, tốt hơn hết là nên nghe theo sự tư vấn của các bác sỹ có chuyên môn cao.