Cây Trinh nữ hoàng cung có mấy loại? Cách phân biệt cây TNHC

Kể từ khi các nghiên cứu khoa học chứng minh cây Trinh nữ hoàng cung có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa các bệnh phụ nữ, đã có rất nhiều sản phẩm gắn mác Trinh nữ hoàng cung. Nhiều người nhằm lẫn hễ sản phẩm từ Trinh nữ hoàng cung thì sẽ chữa được bệnh. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng Trinh nữ hoàng cung có cả một “tập đoàn”, trong số đó chỉ có một loại Trinh nữ hoàng cung là có công dụng chữa bệnh. Vậy, rốt cuộc cây Trinh nữ hoàng cung có mấy loại? Cách phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG CÓ MẤY LOẠI

CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG CÓ MẤY LOẠI?

Theo TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Người đã được nhận giải thưởng nhà nước năm 2010 với công trình nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung thì cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam (Crinum latifolium L) thuộc chi Náng hay Tỏi lơi (miền Nam) với nhiều loài khá quen biết. Một số loài dùng làm cảnh như náng hoa trắng, náng hoa đỏ và làm thuốc như Trinh nữ hoàng cung, dùng trị bệnh u bướu.

Tuy nhiên, Trinh nữ hoàng cung có cả 1 “tập đoàn” với tổng cộng 7 loại cây đều nằm trong họ náng. Những loại này nhìn rất giống nhau, nếu không phân biệt kỹ thì chẳng những không chữa được bệnh mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như gây ngộ độc, vô sinh, …

Cây Trinh nữ hoàng cung có 7 loại, vậy làm thế nào để có thể phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung dùng làm thuốc với các loại náng khác? Kết quả nghiên cứu mới đây của TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm và GS. TSKH Trần Công Khánh vừa được công bố trên Tạp chí sinh học số 2, tập 34, tháng 6 năm 2012 cho thấy: Từ những năm 1990, qua công tác chọn giống cây Trinh nữ hoàng cung do TS. Trâm phát hiện và thu thập dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc tính di truyền riêng biệt (ADN), đặc điểm hình thái thực vật và thành phần hóa học của loại cây này thì giống Trinh nữ hoàng cung có hoạt tính sinh học ngăn ngừa sự phát triển của tế bào khối u và kích thích hệ miễn dịch để làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh u bướu là một thứ mới của loài Trinh nữ hoàng cung có ở Việt Nam với tên khoa học – “Trinh nữ crila” (Crinum latifolium L. var.crilae Tram & Khanh), họ Náng (Amaryllidaceae).

Như vậy trong loài Trinh nữ hoàng cung của Việt Nam hiện nay, thì chỉ có cây “Trinh nữ Crila” – được phát hiện và xác định bởi TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm là cây có tác dụng chữa bệnh u bướu, được dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc. Nghiên cứu này của TS. Trâm cũng đã được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận bản quyền.

CÁCH NHẬN BIẾT CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG VỚI CÂY NÁNG TRẮNG

Việt Nam có nhiều cây náng khác giống cây Trinh nữ hoàng cung như cây náng hoa trắng… Lá khô của cây Trinh nữ hoàng cung và cây náng hoa trắng hoàn toàn giống nhau về mùi vị (mùi giống như mùi thuốc lá), màu vàng nhạt, kích thước chiều dài và bề rộng của lá…

Cây náng trắng độc với gan, thận và các chức năng khác của cơ thể, do đó, việc phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng là điều hết sức cần thiết:

+ Thân cây

Khi cây ở độ trưởng thành trồng được một thời gian ta có quan sát thấy phái thân cây tiếp giáp với phần đầu của lá cây ở Trinh nữ hoàng cung có màu tím – màu sắc tố riêng biệt của cây. Còn đối với cây náng trắng thì thân cây không có đặc điểm này.

+ Lá cây

Lá cây của Trinh nữ hoàng cung hai bên mép có hình lượn sóng rất rõ, cây có gân lá nổi rất rõ ở mặt sau của lá, lá màu xanh nhạt hơn so với cây náng trắng thì lá có màu xanh đậm hơn.

+ Hoa

Cây Trinh nữ hoàng cung nở hoa từ đợt tháng 4, 5, 6 hàng năm. Hoa có màu trắng, hình búp dài thuôn thuôn giống quả trứng, có màu phớt hồng trên cánh hoa.

Hoa náng trắng: hoa nở hoa màu trắng, và nở hoa là nở cùng một lúc còn Trinh nữ hoàng cung khi hoa nở theo kiểu từng bông một và đối nhau.

CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG CÓ MẤY LOẠI

Trên đây là câu trả lời về cây Trinh nữ hoàng cung có mấy loạicách phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng. Tuy nhiên, nếu người dùng có nhu cầu mua và sử dụng lá cây Trinh nữ hoàng cung thì theo TS Trâm, để phân biệt lá của 2 loại cây này phải dùng đến phương pháp phân tích khoa học trong phòng thí nghiệm – điều này không phải dễ dàng. Do đó, tốt nhất bệnh nhân không nên dùng lá tươi nếu không biết chắc đó có phải là lá Trinh nữ hoàng cung hay không. Thay vào đó nên tìm mua những sản phẩm đã được Bộ y tế công nhận là thuốc để điều trị bệnh. Người bệnh cần cân nhắc kỹ khi quyết định lựa chọn lá cây Trinh nữ hoàng cung cũng như các sản phẩm từ cây Trinh nữ hoàng cung trên thị trường để đem lại hiệu quả trị bệnh với chi phí hợp lý.

Xem thêm:

Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung và lưu ý khi sử dụng

Công dụng và cách dùng phấn hoa trinh nữ hoàng cung hiệu quả nhất

Cách trồng cây Trinh nữ hoàng cung và những lưu ý khi trồng

Sử dụng cây Trinh nữ hoàng cung như thế nào?