Cây Sưa Đỏ Trồng Bao Lâu Thu Hoạch ? Cây Sưa Đỏ Trồng Bao Lâu Thu Hoạch

“Chôn” loài cây gì dưới đất, hơn 10 năm sau hóa thành “kho báu” mấy chục tỷ, ông nông dân Bình Phước phát tài

Chỉ với 2,2 ha đất sau nhà, ông Vũ Văn Kiểm ở thôn 1, xã Phước Sơn (Bù Đăng) đã trồng 1.100 cây sưa đỏ, 1.000 cây đàn hương và 13.000 gốc đinh lăng, khoảng 5-6 năm nữa sẽ cho thu. Hiện ông Kiểm có 1.400 cây, trong đó một số cây 13-14 năm tuổi đã có khách hàng trả 300 triệu đồng/cây.
Chỉ với 2,2 ha đất sau nhà, ông Vũ Văn Kiểm ở thôn 1, xã Phước Sơn (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã trồng 1.100 cây sưa đỏ, 1.000 cây đàn hương và 13.000 gốc đinh lăng, khoảng 5-6 năm nữa sẽ cho thu.

Chỉ với 2,2 ha đất sau nhà, ông Vũ Văn Kiểm ở thôn 1, xã Phước Sơn (Bù Đăng) đã trồng 1.100 cây sưa đỏ, 1.000 cây đàn hương và 13.000 gốc đinh lăng, khoảng 5-6 năm nữa sẽ cho thu. Hiện ông Kiểm có 1.400 cây, trong đó một số cây 13-14 năm tuổi đã có khách hàng trả 300 triệu đồng/cây.Chỉ với 2,2 ha đất sau nhà, ông Vũ Văn Kiểm ở thôn 1, xã Phước Sơn (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã trồng 1.100 cây sưa đỏ, 1.000 cây đàn hương và 13.000 gốc đinh lăng, khoảng 5-6 năm nữa sẽ cho thu.

Bạn đang xem: Cây sưa đỏ trồng bao lâu thu hoạch

Mô hình trồng cây gỗ quý và dược liệu quy mô lớn nhất xã Phước Sơn hứa hẹn sẽ đem lại cho gia đình ông Kiểm hàng chục tỷ đồng, là niềm mơ ước của nhiều nông dân trong tỉnh Bình Phước.

Mô hình trồng cây gỗ quý và dược liệu quy mô lớn nhất xã Phước Sơn hứa hẹn sẽ đem lại cho gia đình ông Kiểm hàng chục tỷ đồng, là niềm mơ ước của nhiều nông dân trong tỉnh Bình Phước.

Ông Vũ Văn Kiểm (bìa trái) hướng dẫn nhân công quét vôi cây sưa mỗi năm 2 lần nhằm làm vỏ mỏng, tăng lõi

Ông Kiểm cho biết: “Sưa đỏ là gỗ quý, vân đẹp, không nứt, không biến dạng, không bị mối mọt. Gỗ sưa còn có mùi thơm tinh dầu, thơm lâu dù bị ngâm nước nhiều năm. Vì thế, người ta thường dùng gỗ sưa để tạc tượng mỹ nghệ hoặc tượng trong các ngôi chùa. Sưa đỏ thuộc hàng đầu bảng trong các loại gỗ quý, có độ bền chắc, vượt trội hơn cả lim, gụ, táu và sến nên được ưa chuộng, giá bán trên thị trường khá đắt nên tôi đầu tư trồng”.

Gia đình ông Kiểm trồng sưa đỏ từ năm 2007. Thời điểm đó, nhiều người chưa biết đến giá trị của loại cây gỗ sưa, cây sưa giống cũng rất hiếm.

Ban đầu, ông phải ra tận Hà Nội và Vĩnh Phúc mua 300 cây về trồng xen trong vườn điều. Với kinh nghiệm và những kiến thức tích lũy, từ năm 2008 đến nay, ông đã ươm và bán hàng chục ngàn cây giống cung cấp cho nông dân trong và ngoài tỉnh, hằng năm thu lời hàng trăm triệu đồng.

Năm 2012, gia đình ông cắt 2,2 ha cao su và điều để trồng thêm 1.100 cây sưa. Ông Kiểm chia sẻ, kỹ thuật trồng sưa tương tự trồng cao su. Đất phải được làm sạch bằng cách cày, phơi ải, khử trùng để tránh các loại nấm bệnh. Khoan lỗ trồng, bỏ phân chuồng đã hoai mục và trồng theo hàng lối với khoảng cách 3 x 6m.

Cây gỗ sưa dễ mắc các loại nấm bệnh, nhất là thời điểm giao mùa, vì vậy cần điều trị bằng thuốc sun phát đồng (Cu
SO4). Mỗi năm quét vôi 2 lần, vừa có tác dụng phòng bệnh vừa làm mỏng vỏ, tập trung dinh dưỡng vào lõi.

Cây sưa đỏ trồng khoảng 10 năm tuổi trở lên là thu hoạch được, tuổi cây sưa đỏ càng cao thì giá bán càng đắt. Lõi gỗ sưa đỏ càng lớn càng có giá trị, rễ và cành sưa đỏ cũng được thương lái thu mua giá cao.

Cây sưa đỏ trồng 10 năm sẽ có đường kính khoảng 25-30cm, giá thị trường hiện nay khoảng 70-100 triệu đồng/cây. Hiện ông Kiểm có 1.400 cây, trong đó một số cây 13-14 năm tuổi đã có khách hàng trả 300 triệu đồng/cây.

“Nếu giá thị trường ổn định như hiện nay, dự tính 5-6 năm nữa, tiền thu về từ cây sưa có thể lên tới vài chục tỷ đồng, giá trị kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác. Trong khi mỗi năm, chi phí chăm sóc cho mỗi cây bình quân chỉ 100 ngàn đồng” – ông Kiểm hy vọng.

Tận dụng khoảng trống giữa các hàng cây sưa, gia đình ông trồng xen 13.000 gốc đinh lăng. Ông Kiểm cho biết thêm, trồng đinh lăng không tốn nhiều công, chi phí cũng rất ít. Sau khi ươm 3 tháng trong bầu, hom mọc rễ thì đem trồng theo khoảng cách 50 x 50cm.

Cách trồng đinh lăng cũng đào hố và bỏ phân chuồng, trồng trên đất thịt, cần độ ẩm cao, không bị úng nước. Đinh lăng rất ít bị sâu bệnh nhưng nếu bị nấm, xì mủ thì phải nhổ bỏ, tiêu hủy tránh lây lan. Trồng khoảng 2 năm, cắt cành lá để tập trung dinh dưỡng vào củ.

Xem thêm: Cây cảnh thủy sinh để bàn đẹp, giúp lọc bụi hiệu quả trong nhà

Hiện đinh lăng được thị trường ưa chuộng vì những lợi ích đối với sức khỏe con người, được ví như sâm đất. Cành và lá cũng có giá trị làm dược liệu. Vừa qua, gia đình ông cắt bán được 5 tấn, với giá bán 50.000 đồng/kg, thu về 250 triệu đồng. Đinh lăng trồng khoảng 7 năm sẽ thu hoạch củ. Mỗi gốc cho khoảng 5-7kg củ, trị giá khoảng 1 triệu đồng/gốc.

Hiện đã có công ty đến nhà ông thỏa thuận đặt mua. Tận dụng khoảng đất trống xung quanh gốc sưa và khoảng cách giữa các cây, ông Kiểm trồng khổ qua. Với giá 60 ngàn đồng/kg, mỗi lần bán cũng thu được tiền triệu.

Mới đây, ông Kiểm tiếp tục trồng 1.000 cây đàn hương. Đàn hương là loại gỗ quý có nguồn gốc ở Đông Timor, Ấn Độ, Trung Quốc, có giá trị kinh tế cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng.

Gỗ đàn hương có tinh dầu thơm, tác dụng chữa bệnh dạ dày, viêm đường tiết niệu, thổ huyết, phong thấp, đau nhức xương, khớp, tim… Nếu đàn hương trồng được 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, trồng từ 6-10 năm vẫn cho thu nhập khá cao.

Ông Hồ Văn Hùng, Trưởng thôn 1, xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng (Bình Phước) cho biết: Mô hình trồng cây gỗ quý và dược liệu của ông Kiểm lớn nhất xã.

Dù giá trị kinh tế cụ thể chưa xác định được nhưng rất khả quan. Trong xã hiện cũng có nhiều nhà trồng sưa và đinh lăng nhưng số lượng ít và năng suất kém hơn. Ông Kiểm là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi từ nhiều năm nay, thu nhập mỗi năm khoảng 1 tỷ đồng từ điều, cao su và kinh doanh cây sưa giống.

Cách đây không lâu lắm, gỗ sưa (huỳnh đàn) được người dân dùng để đóng đồ mộc dân dụng như bàn ghế, giường, tủ, đồ thờ… Bỗng nhiên có tin gỗ sưa đắt như vàng và người ta bắt đầu lùng mua bằng mọi giá. Vậy là bao nhiêu đồ mộc dùng trong nhà dân bị thương lái thu gom. Bọn lâm tặc đổ xô vào rừng săn cây sưa.

Vườn sưa 800 cây

Là nhân vật chính trong phóng sự Người giữ rừng cuối cùng của Suối Nhung năm 2001 của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bình Phước, đến tháng 10/2002, ông Trần Đức Tiến (SN 1950, ngụ huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) bị ban giám đốc cũ của Ban Quản lý rừng kinh tế Suối Nhung đơn phương thanh lý hợp đồng giữ 1.000 ha rừng nhưng không trả tiền công trong nhiều năm.

*
Trái và hạt sưa.

Trái và hạt sưa.

Đưa chúng tôi ra thăm vườn sưa được trồng dưới tán điều, ông Tiến cho biết hiện trong vườn nhà ông chỉ còn 800 cây (số còn lại ông chia cho anh em, người thân trồng). Mỗi cây sưa hiện tại của ông Tiến có đường kính từ 12 cm – 15 cm. Theo ông Tiến, để cây phát triển nhanh, phải trồng thưa, mỗi năm đường kính cây tăng trưởng từ 1 cm – 2 cm. Đưa tay chỉ những cây sưa chảy nhựa đen bám đầy thân, ông Tiến cho biết: Những cây sưa của tôi đã bắt đầu có lõi, nhưng để thu hoạch phải chờ thêm khoảng 6 – 10 năm nữa, khi cây có đường kính trên 20 cm, lúc đó chỉ cần mỗi cây bán khoảng 40 triệu đồng thì tôi cũng có trong tay trên 30 tỉ đồng”.

Để dẫn chứng về giá trị kinh tế của cây sưa, ông Tiến cho biết nhà bà con của ông ở thôn Mai Khê (xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) có một cây sưa đường kính khoảng 25 cm – 30 cm. Khi ông Tiến tìm đến hái trái lấy hạt về làm giống thì thấy thương lái đến trả giá 970 triệu đồng cho cây sưa này nhưng chủ nhà đòi đúng 1 tỉ đồng và thương lái mua ngay lập tức. Dù 800 cây sưa của ông Tiến chưa đến tuổi khai thác nhưng mới đây có người đã tìm đế hỏi mua nhưng ông Tiến không bán.

Theo ông Nguyễn Văn Bắc, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Bù Đốp (Bình Phước), cây sưa thuộc loại gỗ quý. Dù giá gỗ sưa sốt hay không sốt thì người trồng loại cây này không lo ế, vì nó luôn luôn được bán rất chạy cho những người làm đồ mộc. Tại Bình Phước, nhiều năm qua, người dân ở các huyện như Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Đốp, Lộc Ninh và thị xã Phước Long…, đã trồng cây sưa đại trà để lấy gỗ. Nếu giá sưa như hiện nay thì khoảng 5 năm nữa nhiều người dân ở tỉnh Bình Phước trở thành tỉ phú.

Cây sưa rất dễ trồng

Ông Vũ Đức Thắng, một nông dân ở xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, đang sở hữu hàng trăm cây lát hoa và sưa – hai loài cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao. Trong khu vườn gần 0,8 ha của ông Thắng, hiện có khoảng 700 cây lát hoa và hàng chục cây sưa đã 8 năm tuổi. Hiện nay 700 cây lát hoa có đường kính gốc trung bình khoảng 35 cm, cao khoảng 5m. Trong khi cây sưa phát triển chậm hơn nên có đường kính gốc trung bình 25 cm, cao khoảng 4 m. Như vậy chỉ vài năm nữa thôi vườn cây của ông Thắng có giá trị hàng chục tỉ đồng.

Để có vốn đầu tư, chăm sóc loại cây dài ngày, ông Thắng trồng rất nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng lớp. Lớp trên cùng – lớp có giá trị kinh tế cao nhất- hai loại cây lấy gỗ quý là lát hoa và sưa, rồi đến chuối, cà phê và tầng dưới cùng dùng trồng các loại rau, nuôi heo, gà, vịt… Chỉ tính riêng hơn 600 gốc chuối laba (một loại chuối đặc sản của Lâm Đồng), vườn ông Thắng mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng.

Kinh nghiệm trồng cây sưa của ông Thắng giống như lời khuyên của ông Nguyễn Văn Bắc. Ông Bắc cũng khuyên người dân có thể trồng cây sưa xen vào vườn điều hoặc vườn cà phê để tạo bóng che nắng cho các loại cây này và cũng có thể trồng theo hàng để chắn gió. Nếu nhà nào không có đất rẫy thì có thể mua vài chục đến vài trăm cây trồng theo bờ ranh cách 2 m/cây để tạo bóng mát. Như vậy không những không ảnh hưởng đến các loại cây khác mà cây sưa còn tạo chất dinh dưỡng cho đất vì nó thuộc họ đậu, rất thân thiện với môi trường.

Ông Nguyễn Văn Cúc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Phước, cho biết cây sưa hợp với mọi loại đất, nếu trồng trên đất đỏ cây sinh trưởng nhanh hơn.