Cây Sâm Đất – Phân Loại, Tác Dụng, Cách Trồng, Chăm Sóc Cây | Canh Điền
Cây sâm đất cũng như các loại sâm khác đều là cây lấy củ, rễ phơi khô sắc uống hoặc tán bột hoặc dùng củ tươi để ngâm để làm thuốc. Tuy cây không có công dụng cao như nhân sâm nhưng cũng không thể thiếu khi chữa trị bệnh.
I. Giới thiệu về cây Sâm đất
-
Tên thường gọi: Cây sâm đất
-
Tên gọi khác: Thổ sâm, địa sâm, sâm mồng tơi, giả nhân sâm, sâm quy bầu
-
Tên khoa học:
Talinum fruticosum
-
Họ thực vật: Cây sâm đất thuộc họ rau sam
(
Portulacaceae)
-
Nơi sống: Sâm đất mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta, đặc biệt là ở trung du, vùng núi phía bắc
-
Tuổi thọ: Sống lâu năm
-
Màu sắc của hoa: Cây sâm đất có hoa màu hồng
-
Thời gian nở hoa: Mùa hoa quả vào tháng 4-6
-
Gồm các loại cây: Có khoảng hơn 30 loài sâm đất sau đây là một số loài phổ biến hay dùng như sau:
-
Nhân sâm (Panax ginseng) Cây thuộc họ ngũ gia bì, là cây có dược tính cao nhất đồng thời giá thành cũng cao nhất trong số các loại còn lại.
-
Sâm Ngọc Linh
(Panax vietnamensis) Cây phân bố ở độ cao khoảng 1200m ở núi Ngọc Linh, dãy Hoàng Liên Sơn Việt Nam. Cây sâm đất này chỉ có ở Việt Nam
-
Sâm cau rừng
(Curculigo Orchioides): Nguồn gốc của cây sâm đất này là Trung Quốc, Nhật Bản, tiểu lục Ấn Độ, Việt Nam. Đây là sâm dành cho nam giới.
-
Sâm Quy đá
(Angelica sinensis) Cây được mệnh danh là “sâm nữ thần”.
-
Sâm Đương Quy
(Angelica Sinensis)
-
Thổ Hào Sâm:
Còn có tên gọi khác là sâm Bố Chính
-
Nam dương sâm
(đinh lăng nếp lá nhỏ)
-
Đẳng sâm
(Campanumoea javanica Blume).
-
Tam Thất Bắc (
Panax pseudoginseng)
-
Tục đoạn
(Dipsacus asper Wall)
-
Đan sâm
(Salvia mitiorrhiza Bunge)
-
Sa sâm
(Launaea pinnatifida Cass, Microrhynchus sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd)
-
II. Đặc điểm của cây Sâm đất
-
Hình dáng bên ngoài: Sâm đất là cây thân thảo nhỏ, thân mập, bóng nhẵn, thường mọc theo búi.
-
Kích thước: Cây sâm đất sinh trưởng trong môi trường đất màu mỡ, phì nhiêu có thể cao đến 50 – 80cm.
-
Cành (nhánh): Cây sâm đất phân nhánh nhiều chủ yếu phân nhánh ở đoạn thân gốc, càng lên ngọn càng ít nhánh dần. Các nhánh gốc mọc tỏa ra nằm sát mặt đất, Toàn bộ thân, lá cây sâm đất đều có màu xanh bóng nhẵn.
-
Lá: Lá mọc so le, hình trái xoan đôi khi hình bầu dục thuôn dài khoảng 4 – 8cm, rộng khoảng 2 – 3cm, chóp lá hơi nhọn đôi khi tù. Cả hai mặt lá đều nhẵn bóng, riêng mặt dưới lá có nhiều lông mịn màu trắng bạc bao phủ, mép lá nguyên hoặc đôi khi hơi uốn lượn.
-
Hoa: Hoa sâm đất thường ra thành cụm, các cụm hoa mọc ra từ kẽ lá hoặc ngọn nhánh, ngọn cây. Cụm hoa hình chùy, gồm 2 – 5 hoa màu hồng, khi hoa tàn rồi rụng cánh cũng là lúc quả sâm đất xuất hiện.
-
Quả: Quả sâm đất nhỏ, hình cầu nhẵn, bóng, khi non màu xanh, quả già chuyển màu nâu và khi chín có màu đỏ tím. Bên trong chứa hạt nhỏ màu đen hoặc nâu dẹt, khi quả già rụng xuống đất cũng là lúc ươm mầm cây non mới.
-
Rễ: Rễ sâm đất thuộc dạng rễ cọc ăn sâu xuống đất, cây càng già tuổi, các rễ này càng phình to, càng mọc ra nhiều sợi rễ tơ có chức năng hút chất dinh dưỡng từ trong đất để nuôi củ. Củ sâm là bộ phận có công dụng dược liệu cao nhất của cây.
III. Tác dụng của cây Sâm đất
1. Tác dụng chữa bệnh
Sâm đất là vị thuốc được sử dụng rất nhiều ở nước ta cũng như ở Trung Quốc hay một số nước châu Á. Hầu hết các loài cây sâm nói chung đều có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, cải thiện tình trạng yếu sinh lý cho cả nam giới và nữ giới, bồi bổ cơ thể cho những người vừa ốm dậy, người có thể trạng gầy yếu, thiếu máu, xanh xao.
Bên cạnh đó, sâm còn có nhiều tác dụng khác như: An thần, kích thích tiêu hóa, chữa chứng chậm mọc răng, chậm mọc tóc, hay ra mồ hôi trộm ở trẻ em… (hay nói đúng hơn là chữa các trạng hư nhược của cơ thể, cây sâm nói chung bao gồm nhiều loại cây có tác dụng bồi bổ cho các bộ phận như sau: Bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết.
Đối với cây sâm đất, cây có vị hơi đắng và hơi cay, tính ấm, có tác dụng vào cả 5 kinh như: Tâm, can, tỳ, phế, thận. Chính vì có tính ấm nên củ sâm hay được dùng để hầm với gà hoặc tim cật cho phụ nữ sau sinh, người đang ốm hoặc mới ốm dậy để bồi bổ cơ thể.
Cây sâm đất có tác dụng nhuận tràng, đối với người bị táo bón kéo dài nên dùng lá sâm đất như một món rau xào hoặc canh ăn hàng ngày giúp nhuận tràng rất tốt. Ở một số nước trên thế giới như Malaysia, Ấn Độ hay Châu Phi…còn dùng cây sâm đất với nhiều công dụng khác nhau như: Làm thuốc trị ho, giải độc gan, lợi tiểu, hạ sốt, giảm đau, tiêu viêm…
Củ sâm đất thường được các quý ông ưa chuộng dùng để ngâm rượu uống hàng ngày với lượng nhỏ duy trì. Sau khi ngâm ít nhất nhất phải được 4 – 6 tháng mới nên uống, không nên uống quá nhiều gây ngộ độc.
Cũng có nhiều nguồn tin cho rằng dùng cây sâm đất toàn cây với nhiều cách khác nhau có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và ung thư, vì vậy nên dùng thường xuyên nhé.
2. Tác dụng trang trí làm cảnh
Ngoài tác dụng chữa bệnh và tác dụng ẩm thực ra, cây sâm đất có màu hoa hồng đẹp bắt mắt còn được trồng trong vườn nhà, trồng cạnh lối cổng ra vào để làm cảnh. Những cánh hoa màu hồng nhỏ nhắn cùng với những chiếc lá xanh bóng loáng tô điểm cho khu vườn thêm đẹp mắt.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Sâm đất
1. Cách trồng cây
-
Nhân giống và chọn giống
Cây sâm đất được nhân giống bằng cách ươm hạt hoặc tách mầm con để trồng nơi đất mới. Có thể ươm trong chậu để làm cảnh hoặc gieo với quy mô rộng để trồng cây dược liệu ở ngoài đất trống.
Chọn hạt giống sâm đất phải đảm bảo già, chắc mẩy, loại bỏ hết những hạt lép nếu có. Cần xử lý hạt trước khi gieo bằng cách ngâm hạt giống trong nước sạch, nếu là mùa đông cần ngâm nước ấm khoảng 30 độC với thời gian khoảng 12 tiếng, sau đó vớt ráo rồi ủ khô đến khi nứt nanh là đem gieo. Trước khi gieo muốn nảy mầm đều nên nhúng toàn bộ số hạt vào trong dung dịch thuốc kích mầm, khi gieo hạt lên mầm nhanh hơn, mầm to mập hơn.
Đối với cách tách mầm, cần chọn những cây còn tơ, không sâu bệnh, lá xanh bóng, không bị tổn thương ở phần thân và rễ cây để khi trồng cây sẽ sinh trưởng mạnh hơn.
-
Đất ươm trồng, cách ươm và dụng cụ ươm trồng
Nếu ươm trong chậu nên chọn chậu, khay, thùng xốp cao khoảng 50 – 60cm đủ để rễ cây phát triển.
Nếu ươm ngoài đất trống, cần cày bừa đất kỹ và lên luống cao khoảng 20cm, rộng khoảng 1m, luống cách luống là 20cm để đi lại chăm sóc được dễ dàng.
Cây sâm đất vốn là cây mọc hoang nên không kén chọn đất, có thể dùng bất cứ chất đất gì nhưng đất phải đủ độ ẩm. Dù ươm trong chậu hay ươm ngoài đất đều phải thực hiện các bước sau:
-
Làm đất nhỏ
-
Rắc phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh đều được, có thể cho thêm cả xơ dừa và trấu mục để làm xốp đất.
-
Trộn đều phân với đất
-
Gieo thưa vừa phải khoảng cách trung bình giữa các hạt là 5 – 15cm.
-
Dùng lưới đen che phủ tránh mưa to hoặc ánh sáng mạnh
-
Kỹ thuật trồng cây sâm đất bằng cách tách bụi
Sau khi đã chọn được cây con giống và chuẩn bị sẵn đất trồng, nên tiến hành trồng luôn. Dùng nhíp nhỏ xới đất phù hợp với kích thước cây giống, đặt cây giống rồi vùi đất , nén nhẹ xung quanh cho chặt đất tránh làm tổn thương phần rễ cây. Nếu trồng trong chậu, khay quy mô ít thì bê chậu vào dưới bóng cây to khác, nếu trồng với quy mô nhiều nên dùng lưới che cẩn thận để tránh mưa gió, nắng gắt.
2. Cách chăm sóc cây
Sau khi trồng xong nên tưới luôn cho cây sâm đất, thiếu nước cây sẽ héo úa rồi chết. Những ngày sau đó tưới đều mỗi ngày một lần, đến khi cây ra mầm lá thì bê chậu ra nắng với cường độ nhẹ rồi tăng dần vào những ngày tiếp theo.
Bón phân cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với cây trồng bởi phân chính là nguồn dinh dưỡng cho cây sâm đất sinh trưởng và phát triển. Phân bón là những loại phân vi lượng, NPK hay đơn giản là phân chuồng nhưng phải ủ hoai mục ít nhất là 4 – 6 tháng: Phân gà, phân bò, trâu, dê, ngựa trộn với tro bếp…
Lượng phân bón cho cây sâm đất thường là ít một, không bón nhiều loại cùng một lúc, mà chỉ bón khi cây có hiện tượng lá vàng.
Cây sâm đất đôi khi cũng có sâu ăn lá, vì cây là cây dược liệu cũng dùng để ăn nên tránh phun thuốc, chỉ nên diệt sâu bằng tay từ lúc mới chớm tránh lây lan nhiều gây khó kiểm soát.
-
Thu hoạch cây sâm đất
Cây sâm đất nếu trồng để làm rau ăn hàng ngày thì nhanh được thu hoạch nhưng nếu trồng để lấy củ thì phải ít nhất 3 – 5 năm mới nên thu hoạch lúc này củ mới có giá trị dược liệu cao nhất và chỉ nên thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa đông.
Trên đây là tổng quan thông tin về cây sâm đất và cách ươm, trồng sao cho cây được sinh trưởng nhanh và cho thu hoạch đạt sản lượng cũng như giá trị cao nhất. Nếu bạn có ý định trồng hãy tham khảo kỹ bài viết nhé.
5/5 – (2 bình chọn)