Cây Nha Đam Đà Nẵng – Bán sỉ và lẻ cây nha đam tại Đà Nẵng

Vào cuối thế kỷ 13 một du khách người Italia tên là Marco Polo (1254-1323) đã thực hiện một chuyến đi thám hiểm toàn châu Á. Đến Trung Quốc, Polo đã giới thiệu cho người dân bản xứ một dược thảo mà sau này người ta gọi là nha đam hay lô hội. Từ Trung Hoa cây nha đam được di chuyển sang Việt Nam. Trong khoảng 180 loài thì chỉ có 4 loài được sử dụng để làm thuốc.

Nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi. Vì thế chúng được trồng rải rác khắp Việt Nam để làm thuốc hoặc làm cây cảnh.

TÁC DỤNG CỦA CÂY NHA ĐAM

Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh nhựa nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, và thông tiểu. Nhựa nha đam làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích hay da bị chai cứng khi bị rám nắng. Nhựa nha đam cũng có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn (giúp máu ngoại vi lưu thông tốt). Nhũ dịch được bào chế từ nha đam dùng để chế các loại thuốc trị eczema hay các mụt tróc lở, làm mau kéo da non ở vết thương. Dịch tươi nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).

Trong thực phẩm, lá nha đam dùng để ăn tươi với đường hoặc nấu chè. Có nơi còn dùng lá nha đam để nấu canh. Ngoài ra nha đam còn được làm chất đông kết cho rất nhiều món ăn.

CÁCH CHẾ BIẾN NHA ĐAM

Khi ăn nha đam tươi, chúng ta cần làm sạch lớp nhựa mủ màu vàng kế bên lớp thạch nha đam để tránh ngộ độc bằng cách gọt vỏ. Sau đó rửa sạch dưới vòi nước cho đến khi bớt nhớt, cắt nhỏ, ăn sống, xay nước hoặc nấu chè đều dễ ăn. Liều dùng lá tươi mỗi ngày chỉ 10 – 20g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, nên ăn ngay (không để lâu ngoài không khí, nếu cần thì bảo quản trong tủ lạnh). Dùng lâu dài với liều lượng thấp thì không có hại.

Kĩ thuật trồng cây nha đam

Chọn giống

Hiện nay, có khoảng 300 loài nha đam khác nhau, nhưng nha đam Aloe vera lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Giống nha đam Aloe vera đang được nông dân trồng đại trà tại Việt Nam.

Chuẩn bị đất

Số lượng lớn

Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước. Đất trồng phải được cày bừa kỹ, mục đích làm nhỏ đất và sang phẳng ruộng trồng. Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Thông thường luống được đánh cao khoảng 20 cm để dễ thoát nước. Ðánh rãnh trồng theo mật độ hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 40 cm. Phân chuồng hoai thường được sử dụng để bón lót. Mỗi cây bón lót khoảng 500 – 700 g phân chuồng; khoảng 2,5 tấn phân chuồng/ha.

Trong chậu làm kiểng

Chuẩn bị một chậu cây có lỗ ở phía dưới để thoát nước cho cây. Trộn đều đất mùn với phân trùn quế, bỏ vào chậu, hỗn hợp đất vừa đủ không cần nhiều quá.

Nhân giống

Nha đam là loại cây rất dễ sống, chính vì vậy bạn không cần mua hạt giống cũng có thể trồng được thành cây nha đam mới. Nha đam có thể được nhân giống bằng phương pháp vô tính bằng 2 cách

Sử dụng lá nha đam

Chọn cây nha đam khỏe mạnh mập mạp, tách ra một lá từ thân cây chính. Đặt lá nha đam nằm ngang, chôn một phần của lá nha đam xuống dưới nước, phần gân xương lá hướng lên trên.

Cắt bỏ đọt cây mẹ

Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây con. Khi cây con lớn chừng 10 cm thì có thể được tách rời cây mẹ và ươm trong vườn. Khi cây con lớn chừng 15 – 20 cm thì có thể đem trồng.

Thời gian

Cây nha đam có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu, vì đây là thời gian cây nha đam con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.

Thu hoạch mầm cây

Sau 2 tuần, mầm nha đam sẽ nhú lên từ lá nha đam.

Khi cây con được lấy từ vườn ươm, nên cẩn thận lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con. Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 – 50.000 cây/ha.

Chăm sóc

Việc chăm sóc cây nha đam chủ yếu gồm 3 khâu kỹ thuật như sau:

Tưới – tiêu nước

Khi trồng, mầm cây con nên được để nhô khỏi mặt đất để tránh úng thúi. Cây con phải được giữ cho thẳng và rễ phủ đều mới lấp chặt đất.

  • Cây nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước, tốt nhất trong mùa khô, 3 đến 5 ngày phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng và sản lượng cao hơn. Với cây con thì để chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời nhưng không quá gắt.
  • Cây nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày thì phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây nha đam chết hàng loạt.

Nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm sẽ xanh trở lại. Cây nha đam giống, sau khi lấy ra khỏi vườn ươm, nên để trong mát 2 đến 3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

Làm cỏ xới xáo đất

Trong quá trình chăm sóc cây nha đam, phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

Bón phân

Cây nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng trong đất. Do đó, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng (khoảng 2,5 tấn/ha), thì thường xuyên bón thúc cho cây nha đam bằng phân NPK. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100 kg/ha. Khi bón phân tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để nha đam dễ hấp thụ hơn.

Phòng trừ bệnh hại

Biểu bì lá của nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây nha đam.Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đang tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.Trồng cây nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.

Cây nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt do đó trong mùa khô, không có nước tưới, cây nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp, cây sẽ tiếp tục phát triển. Sau khi trồng khoảng 6 tháng, cây nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con. Các cây con to khỏe có thể được dùng để thay thế cây mẹ và cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu.

Thông tin liên hệ

  • Cơ sở 1: 330 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

  • Cơ sở 2: đường Võ Chí Công (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn), TP. Đà Nẵng

  • ​Số điện thoại liên hệ: 0935.148.968 (bán sỉ và lẻ) – 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0905.593.968 (dự án).

  • Email: [email protected]