Cây Giáng Hương thân gỗ, cây gỗ quý hiếm vì môi trường xanh đô thị

Cây Giáng Hương – Đặc điểm, cách chăm sóc, ứng dụng cho cảnh quan ngôi nhà của bạn

  • Đặc điểm nhận biết cây Giáng Hương

Giáng hương có tên khoa học là Pterocarpus Macrocarpus Kurs, thuộc họ Fabaceae (họ cây Đậu)… Ở Việt Nam, cây giáng hương còn được biết đến với nhiều tên gọi như cây đinh hương,… tùy từng vùng miền mà tên gọi khác nhau.

Cây này thuộc nhóm cây thân gỗ, trồng để lấy gỗ hoặc lấy bóng mát. Chiều cao thân trung bình là 20 – 30m. Đường kính thân cây là 0,7 – 0,9m. Gốc cây có bạnh vè, vỏ cây có màu xám, thường bong ra những vảy lớn không đều.

Cành giáng hương có dạng mảnh, mềm mại, có lông đối với cành non và nhẵn đối với những cành già. Lá thường dài từ 15 – 25cm có hình bầu dục hay hình trứng, thuôn dài ( tùy từng loại Giáng Hương)

Giáng hương có hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu nhạt, chùm hoa thương dài 5 – 9cm, gồm 20 – 25 bông hoa. Màu sắc của hoa là màu vàng nghệ tươi với cuống dài và có nhiều long trông rất đẹp mắt. Đặc biệt là hoa giáng hương có mùi rất thơm dịu, nồng nàn như hoa sữa.

Quả giáng hương cũng rất đặc biệt bởi chúng có hình tròn, đường kính 5 – 8cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, khi chín có màu vàng nâu nhạt. Bên trong quả có 1 – 3 hạt.

  • Nguồn gốc của cây Giáng Hương

Cây Giáng Hương có nguồn gốc từ Đông Nam Á (Myanma, Lào, Thái Lan và Việt Nam), Ấn Độ cũng có nhưng hiếm hơn. Ở nước ta, loài cây này phân bố ở nhiều tỉnh như Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên, Đồng Nai và Tây Ninh…. ở các tỉnh miền bắc, cây Giáng Hương thường được trồng ở vỉa hè, khu đô thị, trong sân vườn để lấy bóng mát.

  • Công dụng, giá trị của cây Giáng Hương

So với những loại cây cảnh khác, giáng hương mang lại nhiều giá trị cả về mặt mỹ quan đô thị, giá trị kinh tế mà còn có công dụng chữa bệnh rất thần kì.

Làm đẹp mỹ quan đô thị

Cây giáng hương có tán rộng nên tạo bóng mát rất tốt, nhả nhiều khí oxi mang lại không khí trong lành, cải thiện tình trạng ô nhiễm quanh khu vực trồng. Vì vậy loài cây này hiện đang được trồng nhiều ở ven đường, bệnh viện, trường học, khu dân cư,… Đặc biệt lá cây giáng hương nhỏ, lại ít rụng nên không gây phiền toái khi dọn dẹp, không gây tắc nghẽn cống, bừa bãi lá như những loài cây khác.

  • Giúp cải tạo đất

Điều đặt biệt ở cây đó chính là rễ có sinh vật cộng hưởng nên có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo đất tốt. ưu điểm nà là điều mà không phải loại cây nào cũng có được. Ngoài ra, cây giáng hương thuộc loại rễ cọc cắm sâu xuống dưới đất, không có rễ ăn ngang nên rất khó đỏ nếu mưa bão hay rễ mọc ngang xung quanh gây nứt móng nhà, đổ hàng rào.

  • Gỗ giáng hương mang lại giá trị kinh tế cao

giáng hương là cây thân gỗ vì vậy mà cho gỗ rất tốt, quý hiếm. Trồng được khoảng 5 – 10 năm thì thân gỗ đã rất to và có thể thu hoạch. Tại Việt Nam, gỗ giáng hương được xếp vào loại 1, trên thị trường, giá 1m3 gỗ giáng hương đã qua xử lý có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng, điều đó rất dễ hiểu vì gỗ cây này có vân đẹp, sang trọng, ít nứt nẻ như các loại gỗ khác, lại có mùi thơm dịu nhẹ, bền bỉ nên được ứng dụng trong trang trí nội thất như: làm bàn ghế phòng khách, bàn ghế ăn, tủ quần áo, giường ngủ, sàn gỗ lát nền, đồng hồ, tủ rươu, tủ giày, kệ tivi, giá sách, bàn học,…

  • Cách trồng và chăm bón cây Giáng Hương

Cây giáng hương rất dễ trồng và chăm bón, chỉ cần bạn chú ý một số điều sau đây thì đã có thể giúp cây tang trưởng tốt, nhanh cho tán cây lấy bóng mát, nhanh ra hoa tươi đẹp góc sân nhà, khu phố và nhanh thu hoạch nếu để lấy gỗ.

Đầu tiên, khi xác định xong vị trí trồng cây, bạn cần đào hố để trồng với kích thước lớn hơn 35 hoặc 40 cm. Phần miệng hố lớn hơn phần đáy, tiếp đến bạn chọn những cây không bị vỡ bầu.

Sau khi đặt cây xuống hố vừa đào, bạn bón phân vào trong hố với tỷ lệ gồm xơ dừa 50%, tro trấu 30%, phân bò 15%, phân vi sinh 5% để đảm bảo dinh dưỡng cho cây và đừng quên tưới nước đủ ẩm để rễ nhanh mọc cây phát triển tốt. Sau đó, cứ 3-5 ngày bạn lại tưới cho cây 1 lần vừa đủ nước.

  • Đặc tính phong thủy của cây Giáng Hương

Cây giáng hương vật ưa nơi có đất tơi xốp, thoáng nước, là loại cây ưa ánh sáng, chịu được ở điều kiện hanh khô, phù hợp nhất ở vùng khí hậu 2 mùa như ở miền nam nước ta. Cây giáng hương có thể mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ, đất màu và rất dễ sống. Giống như các loại cây khác giáng hương nếu được trồng ở khu vực viên song suối thì sẽ phát triển rất tốt.

Cây Giáng Hương hợp với mệnh nào, tuổi gì?

Giáng Hương rất hợp với những người mệnh mộc và đặc biệt là người mệnh thủy, vì vậy mà bạn có thể trồng cho mình một cây giáng hương trước cửa nhà hoặc trong sân vườn nhà mình vừa lấy bóng mát, vừa mang tính thẩm mĩ mà còn vượng cho gia chủ làm ăn phát tài phát lộc.

 Có nên trồng giáng hương trước cửa nhà?

Bạn hoàn toàn có thể trồng cây giáng hương trước hiên nhà bởi cây cho tán lá rộng mát, hoa đẹp có mùi hương thơm dịu, lá cây không rụng nhiều rất dễ quét dọn và đặc biệt đem lại cảnh quan thoáng mát, lọc không khí cho ngôi nhà của bạn.

  • Bao lâu thì thu hoạch được?

Cây giáng hương rất dễ trồng và chăm bón, chỉ khoảng 2-3 năm đã cho bóng mát và 5-10 năm để thu hoạch gỗ tùy thuộc vào điều kiện đất và khí hậu cho cây sinh trưởng, thuận lợi cho việc phát triển.

  • Bảo tồn cây Giáng Hương

Cây Giáng Hương được trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới, khu vực Đống Nam Á. Những năm gần đây giáng hương được trồng khá phổ biến ở các khu đô thị, khu dân cư, đường sá ở Việt Nam do đặc tính dễ trồng, cho bóng mát, hoa đẹp mùi hương thơm dịu và dễ sống trong thời tiết mưa bão khắc nghiệt.